Truyện đồng thoại là gì?

Truyện đồng thoại là gì? Truyện đồng thoại là một trong các thể loại truyện đọc thế hệ thiếu nhi, thành người bạn thân thiết của tuổi thơ và là nguồn dinh dưỡng tinh thần không thể thiếu trong quá trình trưởng thành của mỗi con người. Để hiểu rõ hơn về thể loại truyện này, mời bạn tham khảo nội dung trong bài viết dưới đây.

Truyện đồng thoại là gì?

Truyện đồng thoại là gì?
Truyện đồng thoại là gì?

Truyện đồng thoại hay tiểu thuyết đồng thoại, là một thể loại văn học đặc biệt dành riêng cho thiếu nhi, trong đó nhân vật chính thường là loài vật hoặc con vật được nhân cách hóa. Các nhân vật này vừa mang đặc tính vốn có của loài vật hoặc đồ vật, vừa mang đặc điểm của con người. 

Nguồn gốc và lịch sử truyện đồng thoại

Theo Hoàng Vân Sinh, 2001, tr.1: “Từ đồng thoại ở Trung văn được du nhập từ Nhật Bản xuất hiện ở Trung Quốc vào cuối thời nhà Thanh. Dấu mốc đầu tiên của nó là bộ Tùng thư đồng thoại do Tôn Dục Tu chủ biên, Thương vụ ấn thư quán xuất bản vào năm 1909”. Ở Nhật Bản, những truyện kể cho trẻ em được gọi là “dowa”, dịch sang Hán ngữ gọi là đồng thoại.

Cuốn “Cổ kim đồng thoại”
Cuốn “Cổ kim đồng thoại”

“Đồng thoại” là danh từ xuất hiện trong Việt ngữ và được ghi nhận lần đầu tiên ở công trình Hán – Việt từ điển của Đào Duy Anh (Quan hải tùng thư xuất bản, năm 1932). Cho đến nhiều năm sau đó, nó mới được sử dụng vào việc đặt tên cho một tuyển tập văn học. Đó chính là cuốn “Cổ kim đồng thoại” do Lê Văn Chánh biên soạn dựa vào nguồn tư liệu phương Tây, với mục đích là giúp vào việc giáo dục trẻ em.

Tại Việt Nam, truyện đồng thoại xuất hiện cùng với quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX và cũng đã ít nhiều gây được tiếng vang với tác phẩm “Dế mèn phiêu lưu ký” của Tô Hoài. Dẫu vậy thì trong giai đoạn từ 1930 – 1945, giới lí luận phê bình đương thời chưa chú ý đến truyện đồng thoại và cho đến năm 1945 đến nay thì truyện đồng thoại mới được đề cập tới ở trong một số chuyên luận, giáo trình, bài báo khoa học, bài đọc sách, lời bình,… 

Đặc điểm truyện đồng thoại

Truyện đồng thoại có nhiều đặc điểm riêng, và đây cũng chính là điều tạo nên sự lôi cuốn và sức hấp dẫn đối với độc giả. Thể loại truyện này thường được nhận dạng thông qua các đặc điểm chính sau:

1. Ngôi kể chuyện

Thông thường, truyện đồng thoại được kể theo ngôi thứ ba; tức là người kể sẽ sử dụng “anh ta”, “cô ấy”, “họ” để nói về các nhân vật trong câu chuyện thay vì sử dụng “tôi” hoặc “tớ” như trong truyện ngắn hay tiểu thuyết cá nhân. Tuy nhiên, cũng có một số truyện đồng thoại lại được kể theo ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ hai, tùy vào phong cách viết của tác giả.

Truyện đồng thoại được kể theo ngôi thứ 3
Truyện đồng thoại được kể theo ngôi thứ 3

2. Cốt truyện 

Cốt truyện đồng thoại là yếu tố cực kỳ quan trọng bao gồm các sự kiện được sắp xếp theo một trật tự thời gian với kết cấu căn bản: Sinh ra (tuổi thơ) – trưởng thành – biến cố – thành công và nhận được bài học (kết thúc có hậu).

3. Người kể chuyện

Đây là nhân vật do nhà văn tạo ra để kể lại câu chuyện. Người kể chuyện giấu mình và không tham gia vào câu chuyện nên câu chuyện sẽ được kể theo ngôi thứ ba, hoặc có thể kể chuyện có thể xuất hiện trực tiếp trong tác phẩm và xưng “tôi” ngôi thứ nhất để kể lại những gì mình chứng kiến hoặc trải qua.

4. Nhân vật trong truyện

Nhân vật trong truyện là con vật hoặc đồ vật được nhân cách hóa
Nhân vật trong truyện là con vật hoặc đồ vật được nhân cách hóa

Truyện đồng thoại thường có nhiều nhân vật, mỗi nhân vật có hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, cảm xúc, suy nghĩ,… được tác giả khắc họa bên trong trong tác phẩm. Khi đọc truyện ta sẽ xác định nhân vật chính và nhân vật phụ trong câu chuyện.

5. Lời người kể chuyện và lời nhân vật trong truyện 

Lời người kể chuyện sẽ đảm nhận việc thuật lại các sự việc trong câu chuyện, gồm cả việc thuật lại mọi hoạt động của nhân vật và miêu tả bối cảnh không gian, thời gian của các sự việc và hoạt động ấy.

Ngoài ra, lời nhân vật là lời nói trực tiếp của nhân vật (đối thoại, độc thoại) nên có thể được trình bày tách riêng hoặc xen lẫn với lời của người kể chuyện.

Ý nghĩa của truyện đồng thoại

Truyện đồng thoại có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối người đọc, đặc biệt là với trẻ em. Truyện không chỉ mang tính giải trí mà còn có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, truyền tải giá trị và hình thành nhân cách con người. Cụ thể:

  • Giáo dục và truyền đạt giá trị đạo đức: Truyện đồng thoại chứa đựng những câu chuyện giáo dục giúp truyền tải các giá trị đạo đức cho người đọc, đặc biệt là trẻ em. Qua các nhân vật như động vật, đồ vật truyện giúp trẻ em hiểu về tình yêu thương, tính trung thực, sự tử tế và nhiều phẩm chất tốt đẹp khác.
  • Kỹ năng xã hội và nhận thức văn hóa: Truyện đồng thoại giúp trẻ em phát triển kỹ năng xã hội và nhận thức văn hóa. Thông qua việc tiếp xúc với các nhân vật và tình huống trong truyện, từ đó trẻ có thể học cách tương tác; giải quyết xung đột và hiểu về những khía cạnh khác nhau của xã hội.
  • Khám phá và sáng tạo: Truyện đồng thoại khuyến khích trẻ nhỏ khám phá và sáng tạo. Các nhân vật cùng câu chuyện độc đáo trong thể loại truyện này có thể mở ra một thế giới mới, khơi dậy trí tưởng tượng và nuôi dưỡng khả năng sáng tạo của trẻ.
Truyện đồng thoại ẩn chứa ý nghĩa giáo dục sâu sắc đối với trẻ nhỏ
Truyện đồng thoại ẩn chứa ý nghĩa giáo dục sâu sắc đối với trẻ nhỏ
  • Giải trí và tiếp thu ngôn ngữ: Thể loại truyện đồng thoại cung cấp một hình thức giải trí bổ ích cho người đọc, đặc biệt là trẻ em. Thông qua việc đọc truyện, trẻ có cơ hội tiếp thu ngôn ngữ, mở rộng vốn từ vựng; đồng thời rèn kỹ năng ngôn ngữ và phát triển khả năng đọc hiểu.
  • Tạo niềm tin và hy vọng: Truyện đồng thoại mang đến những thông điệp tích cực, tạo niềm tin và hy vọng cho người đọc. Đó thường là câu chuyện về sự vượt qua khó khăn, tấm lòng nhân ái. Đặc biệt kết thúc có hậu có thể giúp truyền cảm hứng và khích lệ người đọc mạnh mẽ đối diện với thử thách trong cuộc sống. 

Tìm hiểu về tác giả và một số truyện đồng thoại nổi bật

Thể loại truyện đồng thoại tại nước ta được phát triển và đa dạng hóa nhờ những nhà văn nổi tiếng như Tô Hoài, Võ Quảng, Nguyễn Nhật Ánh,… Các tác phẩm của họ giúp người đọc nhận ra giá trị đạo đức, rút ra bài học từ các vấn đề “nóng” trong câu chuyện.

1. Truyện đồng thoại Tô Hoài

Nhà văn Tô Hoài chính là “cây đại thụ” trong nền văn chương Việt Nam, đặc biệt là vô cùng quen thuộc với độc giả thiếu nhi. Các tác phẩm truyện đồng thoại của Tô Hoài được sáng tác ở cả 2 giai đoạn trước và sau năm 1945, nên sự đa dạng về nhân vật và bối cảnh được thể hiện rõ rệt trong truyện.

Nhà văn Tô Hoài với một lượng tác phẩm cực kỳ đồ sộ
Nhà văn Tô Hoài với một lượng tác phẩm cực kỳ đồ sộ

Ngoài ra, bằng giọng văn hóm hỉnh và lối viết cực kỳ thông minh, truyện đồng thoại của Tô Hoài mang đến cho các em nhỏ những bài học giáo dục sâu sắc mà gần gũi. Một số tác phẩm của nhà văn Tô Hoài có thể kể đến đó là Dế Mèn phiêu lưu ký, Đám cưới chuột, Võ sĩ Bọ Ngựa, Hai con ngỗng, Vện ơi Vện,…

2. Truyện đồng thoại nhà văn Nguyễn Nhật Ánh

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh được độc giả biết đến nhiều qua các tác phẩm về chủ đề tuổi mới lớn. Đến năm 2012, ông bắt đầu chuyển sang loại truyện đồng thoại và đã nhận được sự ủng hộ lớn từ độc giả thiếu nhi.

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh - Người đi tìm tuổi thơ trong ký ức bị lãng quên 
Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh – Người đi tìm tuổi thơ trong ký ức bị lãng quên

Những tác phẩm truyện đồng thoại của Nguyễn Nhật Ánh không quá đồ sộ và phong phú như các tác giả “lão làng” khác, nhưng ông lại gây ấn tượng sâu sắc với độc giả nhờ giọng văn dí dỏm trong sáng, sinh động và cốt chuyện thú vị, hấp dẫn. Các truyện đồng thoại Nguyễn Nhật Ánh nổi bật như Con chó nhỏ mang giỏ hoa hồng, Có hai con mèo ngồi bên cửa sổ, Tôi là Bêtô, Ra bờ suối ngắm hoa kèn hồng,…

3. Truyện đồng thoại Võ Quảng

Nhà văn Võ Quảng là nhà văn nổi tiếng với nhiều tác phẩm cho thiếu nhi, từng được trao Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật vào năm 2007. Truyện đồng thoại của ông mang đậm triết lý sâu sắc nhưng cũng thật rất hồn nhiên, đặc biệt có sức hấp dẫn lớn với các bạn nhỏ.

Nhà văn Võ Quảng gắn với thế giới tuổi thơ của biết bao thế hệ 
Nhà văn Võ Quảng gắn với thế giới tuổi thơ của biết bao thế hệ

Với thể loại truyện đồng thoại, nhà văn Võ Quảng đã để lại cho nền văn học Việt Nam các tác phẩm tiêu biểu như Cái mai, Những chiếc áo ấm, Sáo sậu và đàn trâu, Bài học tốt, Anh cút lủi, Ngày Tết của trâu xe,… 

4. Truyện đồng thoại của Phạm Hổ

Phạm Hổ vừa là nhà văn, nhà thơ và vừa là người viết kịch, phê bình văn học, dịch thuật được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật vào năm 2001. Phần lớn các tác phẩm của Phạm Hổ đều dành cho thiếu nhi.

Nhà văn Phạm Hổ đã dâng trọn tâm hồn và tài năng của mình cho trẻ con
Nhà văn Phạm Hổ đã dâng trọn tâm hồn và tài năng của mình cho trẻ con

Truyện đồng thoại của Phạm Hổ gây ấn tượng với giọng văn gần gũi, chân thật; lối kể chuyện tự nhiên và cách dẫn chuyện bằng tâm hồn ngây thơ, trong sáng của trẻ nhỏ. Một số tác phẩm như Bê và Sáo, Chú sẻ con và bông hoa Bằng Lăng,… đã thể hiện tài năng và tâm ý của nhà văn Phạm Hổ với văn học thiếu nhi Việt Nam.

5. Truyện đồng thoại Trần Đức Tiến

Trần Đức Tiến là cây bút nổi tiếng với các tác phẩm dành cho thiếu nhi. Ông dành nhiều thời gian và tâm huyết của mình cho thể loại truyện đồng thoại Việt Nam. 

Nhà văn Trần Đức Tiến có tài quan sát tỉ mỉ, nắm bắt tinh tế các đặc điểm về ngoại hình, tập tính của loài vật. Nhiều truyện mang hơi hướng cổ tích viết lại, sử dụng ngôn ngữ giản dị vừa giúp mở rộng biên độ tưởng tượng cho độc giả nhỏ tuổi và vừa gợi ý cho người đọc nhiều suy ngẫm. 

Chùm truyện đồng thoại cho thiếu nhi của Trần Đức Tiến
Chùm truyện đồng thoại cho thiếu nhi của Trần Đức Tiến

Tác phẩm tiêu biểu là tập truyện đồng thoại “Xóm Bờ Giậu” của Trần Đức Tiến bao gồm 25 truyện đồng thoại với nhân vật là thế giới loài vật, đồ vật gần gũi với cuộc sống của trẻ em. 

Nội dung bài viết này đã giúp bạn đọc hiểu được truyện đồng thoại là gì, cùng thông tin của một số tác giả và tác phẩm nổi tiếng. Mong rằng thông tin trên sẽ giúp ích trong việc ôn tập và rèn luyện thêm kiến thức văn học Việt Nam.

About Phạm Xuân Thanh

Tôi là Phạm Xuân Thanh – Tôi đã có kinh nghiệm hơn 3 năm review đánh giá về các loại máy móc công nghiệp, thiết bị vệ sinh công nghiệp, cách chăm sóc xe hơi. Tôi hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn về các công dụng, chức năng của các loại thiết bị công nghiệp và các cách chăm sóc xe hơi này.

View all posts by Phạm Xuân Thanh →