Kinh Mân Côi và cách lần hạt Mân Côi

Kinh Mân Côi là một trong những lời cầu nguyện dựa trên kinh thánh. Vậy kinh Mân Côi là gì, cách lần hạt Mân Côi như thế nào, hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn sau đây.

Cách lần hạt Mân Côi trong Công Giáo
Cách lần hạt Mân Côi trong Công Giáo

Kinh Mân Côi là gì?

Kinh Mân Côi có xuất phát từ tiếng Latinh: Rosarium, nghĩa là một khu vườn hoa hồng, còn được biết đến với các tên gọi như Môi Côi, Văn Côi, Môi Khôi, Mai Khôi,… Đây là một bài suy niệm cầu nguyện về cuộc đời của Chúa Kitô, sử dụng bằng cách đếm lời cầu nguyên trên chuỗi hạt. Thông thường sẽ có 2 bộ hạt với tổng cộng 33 hạt.

Lần hạt Mân Côi là phương thức cầu nguyện khá quen thuộc đối với hầu hết các tín hữu Công Giáo, giúp chúng ta chiêm ngắm những cột mốc nổi bật trong cuộc đời Đức Giêsu từ trước khi người sinh ra cho đến khi chịu khổ tình và phục sinh. Cùng với đó là hình ảnh mẹ Maria khiêm nhường, đức hạnh. Có thể coi Chuỗi Mân Côi là bản Kinh Thánh rút gọn cho các Kitô hữu. Khi thực hành, người Công giáo sẽ đọc lên thành tiếng, đọc thầm hoặc đọc bằng ý nghĩ.

Lịch sử Kinh Mân Côi

Có nhiều chi tiết khác nhau về lịch sử Kinh Mân Côi. Theo đó, Giáo hội tin rằng Kinh Mân Côi được đức mẹ Maria trao cho Thánh Đa Minh vào năm 1214. Tuy nhiên trên thực tế, việc cầu nguyên với 1 tràng hạt đã có nguồn gốc từ rất lâu đời.

Vào những thế kỷ đầu tiên của Kito giáo, các tu sĩ tại vùng sa mạc Ai Cập đã có thói quen sử dụng hạt cây hay hòn sỏi để đếm kinh (Kinh Lạy Cha). Tùy theo mức độ sùng đạo mà họ sẽ quyết định số kinh sẽ đọc trong này vào mỗi buổi sáng, tương ứng với số hạt cho vào túi. Đọc xong một kinh, họ sẽ vứt một hạt đi.

Cho đến thời Trung Cổ, các tu sĩ cũng có thói quen đọc 150 bài Thánh Vịnh mỗi ngày trong giờ Kinh Phụng vụ. Tuy nhiên nhiều người không biết đọc hoặc biết viết tiếng Latinh nên đã sử dụng Kinh Lạy Cha để thay thế. Để đếm các kinh đã đọc, họ cũng sử dụng các hạt gỗ xâu vào nhau bằng 1 sợi dây, gọi là tràng hạt kinh Lạy Cha. Sau này, người ta còn sử dụng tràng hạt với Kinh Kính Mừng.

Thế kỷ thứ 7 là giai đoạn khởi sắc của việc sùng kính Maria. Người dân bắt đầu phổ biến việc đọc kinh Kinh Kính Mừng thay cho Kinh Lạy Cha. Đến thế kỷ 13, thánh Đa Minh nhận được sứ mệnh chống lại bành trước của lạc giáo Albigeois. Theo tục truyền lại, năm 1213, Maria hiện ra và dạy ông phải dùng 2 phương tiện để chiến thắng, đó chính là giảng dạy và cầu nguyện bằng Kinh Mân Côi. Điều này đã được phổ biến và phát triển mạnh mẽ.

Đến thế kỷ 20, cấu trúc Kinh Mân Côi về cơ bản vẫn được giữ nguyên cho đến khi Giáo hoàng Gioan Phaolô II thay đổi.

Lịch sử hình thành Kinh Mân Côi
Lịch sử hình thành Kinh Mân Côi

Cách lần hạt Mân Côi

Cách lần hạt Mân Côi sẽ theo thứ tự sau:

  • Tượng Thánh Giá: dấu thánh giá và kinh tín kính theo các Tông đồ.
  • Hạt lớn đầu tiên
  • Ba hạt nhỏ tiếp với ý nghĩa xin củng cố 3 nhân đức (đức tin, đức cậy, đức mến). Mỗi hạt độc một Kinh Kính Mừng.
  • Hạt lớn tiếp theo: đọc kinh Sáng Danh và Lời nguyện Fatima.
  • Tiếp đến sẽ đọc Mầu Nhiệm thứ nhất.
  • Hạt lớn: Đọc Kinh Lạy Cha
  • Mười hạt nhỏ tiếp theo: 10 Kinh Kính Mừng, đồng thời suy niệm Mầu Nhiệm.
  • Kinh Sáng Danh.
  • Đọc lời nguyện Fatima.
  • Mầu Nhiệm tiếp theo.
  • Tiến hành tương tự cho đến khi hoàn thành 5 Mầu Nhiệm.
  • Kết thúc bằng 1 Kinh Lạy Nữ Vương, Kinh Trông Cậy, Dấu Thánh giá.

Cách chọn Mầu Nhiệm cho từng ngày

Trước thế kỷ 21, Kinh Mân Côi sẽ bao gồm 12 Mầu Nhiệm, được chia làm 3 nhóm: Mầu nhiệm năm Sự thương (Mysteria Dolorosa), Mầu nhiệm năm Sự mừng (Mysteria Gloriosa), Mầu nhiệm năm Sự vui (Mysteria Gaudiosa). Tuy nhiên cho đến năm 2002, Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã công bố thêm 5 Mầu Nhiệm mới là Mầu nhiệm năm Sự sáng (Mysteria Luminosa), nâng tổng số Mầu Nhiệm lên 20.

Theo đó, chúng ta sẽ chọn Mầu Nhiệm như sau:

  • Thứ Hai và Thứ Bảy => chọn Mầu Nhiệm VUI
  • Thứ Ba và Thứ Sáu => chọn Mầu Nhiệm THƯƠNG
  • Thứ Tư và Chúa Nhật => chọn Mầu Nhiệm MỪNG
  • Thừ Năm => chọn Mầu Nhiệm SÁNG

Chúng ta sẽ có những ngày đặc biệt như:

  • Ngày Chúa Nhật Giáng Sinh => chọn Mầu Nhiệm VUI
  • Ngày Chúa Nhật Mùa Chay => chọn Mầu Nhiệm THƯƠNG
Cách thức mần chuỗi Mân Côi hàng ngày
Cách thức mần chuỗi Mân Côi hàng ngày

Tại sao cần lần chuỗi Mân Côi?

Lần chuỗi mân côi là một hình thức thiền định giúp chúng ta có thể tập trung vào các sự kiện cụ thể trong cuộc đời Chúa Kitô và Đức Mẹ Maria, chẳng hạn như sự truyền tin, sự ra đời hay sự phục sinh của Chúa Giêsu,… Bằng cách suy ngẫm về những sự kiện này, chúng ta sẽ hiểu thêm và có được sự đánh giá sâu sắc hơn đối với những bí ẩn của đức tin.

Bản chất lặp đi lặp lại của những lời cầu nguyện sẽ giúp chúng ta tập trung sâu hơn vào từng sự kiện bí ẩn. Nó cũng cho phép chúng ta tập trung tốt hơn vào những điều chúng ta đang cầu nguyện.

Khi cầu nguyện cùng với những người khác, việc làm này sẽ giúp chúng ta xây dựng cộng đồng với những người Công giáo khác, trong đó có cả những người đã đi trước chúng ta – những vị thánh! Cụ thể hơn, chúng ta có thể cảm thấy như được kết nối với Đức Chúa Trời qua lời cầu nguyện bởi nó nhắc nhở rằng tất cả chúng ta đều hiệp nhất qua sự hy sinh của Đấng Christ trên thập tự giá và mối quan hệ của chúng ta với Ngài.

Trên đây là những thông tin về Kinh Mân Côi cũng như cách mần hạt Mân Côi mà chúng tôi muốn giới thiệu tới bạn đọc. Tham khảo những bài viết sau để có thêm những kiến thức bổ ích nhé!

About Phạm Xuân Thanh

Tôi là Phạm Xuân Thanh – Tôi đã có kinh nghiệm hơn 3 năm review đánh giá về các loại máy móc công nghiệp, thiết bị vệ sinh công nghiệp, cách chăm sóc xe hơi. Tôi hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn về các công dụng, chức năng của các loại thiết bị công nghiệp và các cách chăm sóc xe hơi này.

View all posts by Phạm Xuân Thanh →