Thế kỷ 21 bắt đầu từ năm nào?

Chúng ta đang sống trong thế kỷ 21 đầy sôi động. Vậy thế kỷ 21 bắt đầu từ năm nào, có những sự kiện nào nổi bật, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Thế kỷ 21 bắt đầu từ năm nào?
Thế kỷ 21 bắt đầu từ năm nào?

Thế kỷ 21 bắt đầu từ năm nào?

Theo lịch cổ Gregory, thế kỷ 21 bắt đầu từ 1/1/2001 và kết thúc vào 31/12/2100, khoảng thời gian đúng bằng 100 năm. Thế kỷ 21 là thế kỷ đầu tiên của thiên niên kỷ III. Thế kỷ 21 có khoảng 24 năm nhuận.

Theo Liên hợp quốc dự báo, thế kỷ 21 là thế kỷ già hóa. Hiện tượng già hóa dân số đang diễn ra trên tất cả các khu vực, các quốc gia với nhiều tốc độ khác nhau. Tại Việt Nam, dự báo số lượng dân số già trên 60 tuổi sẽ vượt quá số lượng người trẻ dưới 14 tuổi vào năm 2032.

Thế kỷ 21 cũng đánh dấu những thay đổi thế giới nhanh và mạnh đến chóng mặt, diễn ra những sự kiện lớn làm rung chuyển thế giới, vừa gây ra lo âu nhưng cũng vừa tạo ra niềm hy vọng về một tương lai tốt đẹp cho toàn nhân loại.

>>> Xem thêm: Thế kỷ 20 bắt đầu từ năm nào?

Những sự kiện nổi bật diễn ra trong thế kỷ 21

Nếu đã biết thế kỷ 21 bắt đầu từ năm nào, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về những sự kiện nổi bật của thế kỷ cho đến nay.

Thập niên 2000

  • Năm 2001: cuộc bầu cử tổng thống gây tranh cãi ở Mỹ vào đầu năm 2001 đưa George W. Bush vào Nhà Trắng. Vụ khủng bố ngày 11-9-2001 nhằm vào nước Mỹ mở đầu cho cuộc chiến tranh toàn cầu chống khủng bố của Mỹ. Mỹ tấn công Afghanistan. Máy bay quân sự Mỹ và Trung Quốc chạm mặt trên biển Đông. Taliban phá hỏng 2 pho tượng Phật ở Bamiyan. Ariel Sharon –  Thủ tướng Israel không công nhận Chủ tịch Arafat. Thảm sát tại Hoàng gia Nepal. Khủng hoảng chính trị diễn ra ở Indonesia. Xung đột sắc tộc ở Macedonia.
  • Năm 2002: Khủng hoảng hạt nhân ở bán đảo Triều Tiên. Khủng bố trên đảo Bali, Indonesia. Mỹ thúc đẩy cuộc chiến tranh chống Iraq. Khủng hoảng con tin tại Moskva. NATO tiến hành cuộc đông tiến lịch sử. Chương trình hạt nhân của CHDCND Triều Tiên được tiến hành. Đồng tiền  chung châu Âu (euro) được đưa vào sử dụng ở 12/15 nước thuộc Liên hiệp châu Âu. Cuộc biểu tình khổng lồ chống chiến tranh ở Iraq và chống toàn cầu hóa. Thảm họa tràn dầu tàu Prestige. Hàng loạt tập đoàn đa quốc gia tuyên bố phá sản.
George W. Bush đắc cử Tổng thống Mỹ vào năm 2001
George W. Bush đắc cử Tổng thống Mỹ vào năm 2001
  • Năm 2003: Chiến tranh Iraq bùng nổ. Israel tấn công Syria. Đàm phán 6 bên về vấn đề hạt nhân Triều Tiên diễn ra. Trung Quốc phóng Thần Châu thành công, mở ra kỷ nguyên vũ trụ mới cho Trung Quốc, phá thế độc quyền không gian của Nga và Mỹ trong hơn 40 năm qua. Libya thông báo từ bỏ WMD. SEA Games 22 và ASEAN Para Games 2 tổ chức thành công tại Việt Nam.
  • Năm 2004: Thảm họa sóng thần châu Á tại vùng ven biển Nam và Đông Nam Á. Bush tái đắc cử Tổng thống Mỹ. “Cách mạng cam” tại Ukraine. Bạo loạn ở nam Thái Lan. Làn sóng chặt đầu con tin xuất hiện và vụ bê bối nhà tù ở Iraq. 10 nước gia nhập EU. Khí hậu thế giới thay đổi khi năm 2004 là 1 trong 4 năm có thời tiết nóng nhất trong lịch sử 150 năm qua.
  • Năm 2005: được đánh giá là năm thiên tai khắc nghiệt nhất lịch sử hiện đại với nhiều trận sóng thần, động đất, bão tại châu Á, nước Mỹ. Đánh bom khủng bố ở London. Syria rút khỏi Liban sau 29 năm chiếm đóng. Bạo loạn ở Pháp.
  • Năm 2006: Israel tấn công Leban. CHDCND Triều Tiên thử vũ khí hạt nhân bất chấp sự phản đối của thế giới. Khủng hoảng dầu mỏ giữa Nga – Ukraine. Đảo chính ở Thái Lan. Đảng của Tổng thống ở Mỹ mất quyền ở Quốc hội.
  • Năm 2007: Việt Nam trở thành Ủy viên không thường trực của HÐBA LHQ. Hiến chương ASEAN được ký kết. EU chính thức thông qua Hiệp ước đơn giản mới. Hội nghị quốc tế về biến đổi khí hậu được tổ chức tại Bali (Indonesia). Nga – Mỹ đối đầu vì vấn đề lá chắn tên lửa. Triều Tiên dỡ bỏ chương trình hạt nhân trước sự giám sát của các chuyên gia Mỹ. Thảm sát tại Đại học Virginia. Giá dầu mỏ và giá vàng biến động tăng kỷ lục.
  • Năm 2008: Barack Obama – tổng thống Mỹ da màu đầu tiên nhận chức. Cuộc chiến Nga và Gruzia. Khủng hoảng chính trị gay gắt tại Thái Lan. Khủng bố tại Mumbai, Ấn Độ. Israel tấn công dải Gaza. Cướp biển Somalia hoành hành. Vấn đề hạt nhân Iran và Triều Tiên có những diễn biến phức tạp. Xung đột biên giới giữa Thái Lan và Campuchia diễn ra.
  • Năm 2009: Biển Đông “dậy sóng” khi tàu hải quân của Mỹ bị chặn bởi 5 tàu của Trung Quốc. Triều Tiên rút khỏi cuộc đàm phán 6 bên. Đảng Dân chủ Nhật Bản (DJP) giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tháng 8, chấm dứt hơn 50 năm cầm quyền của đảng Dân chủ Tự do. Máy bay Airbus 447 của hãng Air France mất tích trên Đại Tây Dương. Bạo loạn sau bầu cử Iran. Cúm A/H1N1 bùng phát tại Mexico gây hoang mang cho người dân.
  • Năm 2010: giai đoạn căng thẳng nhất tại Bán đảo Triều Tiên. Nga  và Mỹ ký kết hiệp ước hạt nhân mới. Căng thẳng Mỹ – Trung ngày một gia tăng. Bạo loạn tại Thái Lan. Chiến tranh Iraq chấm dứt sau 7 năm.
Barack Obama là Tổng thống da màu đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ
Barack Obama là Tổng thống da màu đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ

Thập niên 2010

  • Năm 2011: Cuộc chiến Libya. Thảm sát tại Na Uy. Làn sóng biểu tình mang tên “Chiếm Phố Wall” bùng nổ. Trùm khủng bố khét tiếng Osama bin Laden chính thức bị tiêu diệt. Chủ tịch Triều Tiên đương thời Kim Jong-il qua đời. Dân số thế giới chạm đến con số 7 tỷ người.
  • Năm 2012: Obama tái cử tổng thống Mỹ. Tranh chấp tại biển Đông. Tập Cận Bình trở thành tổng bí thư tại Trung Quốc, hạ quyết tâm chấn hưng Trung Quốc tăng gấp đôi GDP vào năm 2020. Vladimir Putin tái đắc cử tổng thống Nga. Triều Tiên hai lần phóng tên lửa lên vũ trụ. Nội chiến ở Syria. Khủng hoảng kinh tế tại châu Âu diễn ra căng thẳng. Myanmar cải cách dân chủ.
  • Năm 2013: Syria thoát cuộc tấn công của Mỹ và phương Tây. Tranh chấp gay gắt tại biển Hoa Đông, Biển Đông. Tập Cận Bình được bầu làm chủ tịch nước của Trung Quốc. Quân đội Triều Tiên tiến hành thử hạt nhân lần thứ ba. Siêu bão Haiyan tàn phá nặng nề tại Philippines. Nelson Mandela – Tổng thống da màu đầu tiên của Nam Phi, biểu tượng của phong trào đấu tranh chống phân biệt chủng tộc qua đời.
  • Năm 2014: Khủng hoảng chính trị tại Ukraine. Sự xuất hiện và phát triển mạnh mẽ của tổ chức “Nhà nước Hồi giáo” (IS) tự xưng. Đại dịch Ebola tại Tây Phi. Mỹ và Cuba bình thường hóa mối quan hệ sau hơn nửa thế kỷ. Giá dầu lao dốc mạnh cuối năm. Biểu tình chống phân biệt chủng tộc bùng phát toàn nước Mỹ.
  • Năm 2015: Cộng đồng ASEAN chính thức được thành lập sau nhiều năm hoạt động. Trung Quốc gia tăng các hành động đơn phương làm phức tạp thêm tình hình biển Đông. Khủng hoảng di cư tại châu Âu. Thỏa thuận lịch sử tại Hội nghị Công ước khung Liên hợp quốc về ứng phó với biến đổi khí hậu. Iran và nhóm P5+1 chính thức đạt thỏa thuận hạt nhân. Động đất lớn nhất ở Nepal trong suốt 8 thập kỷ.Tìm thấy hành tinh ngoài Hệ Mặt Trời gần giống với Trái Đất.
  • Năm 2016: Lãnh tụ Cuba Fidel Castro qua đời. Donald Trump được bầu làm Tổng thống Mỹ. Nga gỡ bỏ lệnh cấm du lịch tới Thổ Nhĩ Kỳ. Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu chính thức có hiệu lực. Syria giành lại quyền cai quản thành phố Aleppo.
Cộng đồng ASEAN vào năm 2015
Cộng đồng ASEAN vào năm 2015
  • Năm 2017: Donald Trump nhậm chức. Triều Tiên thử hạt nhân lớn nhất trong lịch sử từ trước đến nay. Tổng thống Pháp Macron đắc cử. IS bị diệt trừ. Arab Saudi, Bahrain, Ai Cập và UAE tuyên bố cắt quan hệ ngoại giao với Qatar. Jerusalem được công nghệ là thủ đô Israel. Khủng hoảng chính trị, kinh tế căng thẳng tại Venezuela.
  • Năm 2018: Hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều Tiên diễn ra. Chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc chính thức bùng nổ. Mỹ, Anh, Pháp tiến hành cuộc không kích Syria. Nga bắt tàu chiến Ukraine.
  • Năm 2019: Quan hệ Mỹ – Triều căng thẳng. Tiến trình Vương quốc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu gặp nhiều khó khăn. Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành chiến dịch quân sự “Chiến dịch Mùa xuân Hòa bình” nhằm dọn sạch khủng bố IS tại Syria. Phát hiện 39 người Việt thiệt mạng trong một chiếc xe container ở Anh. Thủ lĩnh IS bị tiêu diệt. Biến đổi khí hậu đạt đỉnh điểm khi thế giới trải qua những tháng nóng nhất trong lịch sử.
  • Năm 2020: dại dịch COVID-19 dùng phát. Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ diễn ra trong bối cảnh nước Mỹ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất thế giới về COVID-19. Ký kết Hiệp định RCEP. Anh chính thức rời EU, đạt các thỏa thuận hậu Brexit. Căng thẳng Mỹ – Iran. Israel thông báo bình thường hoá với 4 quốc gia Arab. Biểu tình sắc tộc diễn ra trên toàn nước Mỹ. Tái bùng nổ xung đột Nagorno-Karabakh.
Đại dịch COVID-19 bùng phát năm 2020 gây ảnh hưởng đến toàn thế giới
Đại dịch COVID-19 bùng phát năm 2020 gây ảnh hưởng đến toàn thế giới

Thập niên 2020

  • Năm 2021: Thiết lập trạng thái “bình thường mới” trong quan hệ Mỹ-Trung. Những chuyển biến tích cực trong quan hệ Nga – Mỹ. Joe Biden thắng Donald Trump và trở thành Tổng thống Mỹ. Chính biến ở Myanmar. Thỏa thuận AUKUS đánh dấu hợp tác an ninh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Liên minh châu Âu (EU) chứng kiến số người di cư bất hợp pháp gia tăng lên tới hơn 70% so với năm trước.
  • Năm 2022: Nga tiến hành xâm lược quân sự quy mô lớn vào Ukraine, châm ngòi chiến tranh giữa 2 nước. Thế giới bước sang giai đoạn thích ứng, dần trở về trạng thái bình thường sau Covid-19. Cạnh tranh Mỹ – Trung vẫn diễn ra gay gắt trên tất cả các lĩnh vực. Quan hệ Mỹ, châu Âu – Nga tiếp tục bước vào giai đoạn đối đầu mới.

Trên đây là những thông tin nhằm giải đáp cho bạn đọc câu hỏi thế kỷ 21 bắt đầu từ năm nào?, và những sự kiện nổi bật diễn ra trong khoảng thời gian này. Chúc bạn có được những thông tin hữu ích qua bài viết của chúng tôi.

About Phạm Xuân Thanh

Tôi là Phạm Xuân Thanh – Tôi đã có kinh nghiệm hơn 3 năm review đánh giá về các loại máy móc công nghiệp, thiết bị vệ sinh công nghiệp, cách chăm sóc xe hơi. Tôi hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn về các công dụng, chức năng của các loại thiết bị công nghiệp và các cách chăm sóc xe hơi này.

View all posts by Phạm Xuân Thanh →