Xuất siêu là gì, nhập siêu là gì? Có tác động như thế nào đối với nền kinh tế?

Xuất siêu là gì, nhập siêu là gì, đây là hai thuật ngữ được nhắc đến nhiều trong lĩnh vực kinh tế, nhất là trong hoạt động xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, còn nhiều người vẫn khá mơ hồ về khái niệm này. Và để biết xuất siêu và nhập siêu là gì, mời bạn đọc cùng tham khảo thông tin được chúng tôi chia sẻ dưới đây! 

Khái niệm xuất siêu là gì, nhập siêu là gì? 

Xuất siêu và nhập siêu được sử dụng trong lĩnh vực kinh tế để mô tả tình trạng của thương mại giữa các quốc gia. Hai khái niệm này có vai trò quan trọng trong việc đánh giá tình hình kinh tế của một quốc gia và được theo dõi bởi các nhà chính sách kinh tế để hiểu về sự cân đối trong thương mại quốc tế.

Tìm hiểu xuất siêu là gì, nhập siêu là gì?
Tìm hiểu xuất siêu là gì, nhập siêu là gì?

Xuất siêu là gì?

Xuất siêu dịch sang tiếng Anh có nghĩa là Export Surplus. Xuất siêu (thặng dư thương mại) là khái niệm mô tả tình trạng cán cân thương mại có giá trị lớn hơn 0. Khi kim ngạch xuất khẩu cao hơn nhập khẩu trong khoảng thời gian nhất định  được gọi là xuất siêu. 

Xuất siêu xảy ra khi giá trị hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu của một quốc gia vượt qua giá trị hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu. Điều này có nghĩa là quốc gia đó bán hàng nhiều hơn cho các quốc gia khác so với việc mua hàng. Xuất siêu mang lại lợi ích kinh tế cho quốc gia đó, bởi nó tạo ra thu nhập từ việc xuất khẩu và góp phần vào sự phát triển kinh tế.

Nhập siêu là gì?

Nhập siêu dịch sang tiếng Anh có nghĩa là Import Surplus. Nhập siêu (thiếu hụt thương mại) là khái niệm mô tả tình trạng cán cân thương mại có giá trị nhỏ hơn 0. Khi kim ngạch nhập khẩu cao hơn xuất khẩu trong thời gian nhất định được gọi là nhập siêu. 

Nhập siêu xảy ra khi giá trị hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu của một quốc gia cao hơn giá trị hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu. Có nghĩa là quốc gia đó tiêu nhiều tiền để mua hàng hoá hơn số tiền kiếm được từ việc bán hàng hoá. Nhập siêu có thể gây áp lực lên nền kinh tế bởi yêu cầu chi tiêu nhiều hơn thu nhập và dẫn đến sự phụ thuộc vào nguồn cung cấp từ bên ngoài.

Xuất siêu và nhập siêu có tác động như thế nào đối với nền kinh tế

Trên đây là cách hiểu cơ bản nhất về xuất siêu là gì, nhập siêu là gì? Ở phần này, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu xem xuất siêu và nhập siêu có tác động như thế nào đến nền kinh tế. 

Ảnh hưởng của xuất siêu, nhập siêu đối với nền kinh tế
Ảnh hưởng của xuất siêu, nhập siêu đối với nền kinh tế

Đối với xuất siêu

Xuất siêu là gì xảy ra khi giá trị xuất khẩu của một quốc gia vượt qua giá trị nhập khẩu. 

Tích cực

  • Xuất siêu cho thấy quốc gia đó có khả năng sản xuất hàng hóa, dịch vụ với chất lượng cao hoặc giá cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Điều này khuyến khích các doanh nghiệp trong nước phát triển công nghiệp, công nghệ và hiệu suất sản xuất để duy trì lợi thế cạnh tranh.
  • Khi các doanh nghiệp trong quốc gia phát triển để đáp ứng yêu cầu xuất khẩu. Điều này dẫn đến việc tạo ra việc làm mới cho người lao động trong lĩnh vực sản xuất, logistics và các ngành liên quan.
  • Xuất siêu mang lại thu nhập cho quốc gia qua việc bán hàng hóa và dịch vụ ra nước ngoài. Thu nhập này được sử dụng để đầu tư vào các lĩnh vực khác như cơ sở hạ tầng, giáo dục và y tế,… thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
  • Xuất siêu góp phần gia tăng sản lượng trong các ngành công nghiệp xuất khẩu, dẫn đến sự phát triển và mở rộng quy mô doanh nghiệp. Từ đó sẽ tạo ra nhiều cơ hội việc làm, giúp giảm tỷ lệ thất nghiệp.
  • Tạo ra cơ hội để nâng cao quan hệ thương mại với các đối tác quốc tế. Qua việc xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ, quốc gia có thể xây dựng mối liên kết kinh tế chặt chẽ với các nền kinh tế khác, cung cấp lợi ích lâu dài cho cả hai bên.
Xuất siêu mang lại thu nhập cho quốc gia qua việc bán hàng hóa ra nước ngoài
Xuất siêu mang lại thu nhập cho quốc gia qua việc bán hàng hóa ra nước ngoài

Tiêu cực

  • Nếu giá trị hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu cao hơn giá trị hàng hóa và dịch vụ được xuất khẩu sẽ xảy ra hiện tượng mất điểm GNP.
  • Các hoạt động sản xuất để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu có thể gây ra tác động tiêu cực đến môi trường, như ô nhiễm không khí và nước.
  • Nếu quốc gia dựa quá nhiều vào xuất khẩu có thể mất đi điều kiện cạnh tranh trong thị trường quốc tế khi các quốc gia khác đang phát triển ngành công nghiệp của mình.

Đối với nhập siêu

Nhập siêu là gì xảy ra khi giá trị nhập khẩu của một quốc gia vượt qua giá trị xuất khẩu. 

Tích cực

  • Nhập siêu giúp giảm chi phí sản xuất bằng việc nhập khẩu nguyên liệu, linh kiện hoặc hàng hóa đã được sản xuất từ các quốc gia khác với chi phí thấp hơn. Điều này dẫn đến sự cạnh tranh và giảm giá thành cho người tiêu dùng.
  • Góp phần vào tăng trưởng kinh tế bằng việc mở rộng các công ty xuất khẩu và thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài. Nó cũng có thể góp phần vào sự phát triển của các ngành công nghiệp mới trong quốc gia.
  • Mang lại lợi ích từ việc chuyển giao công nghệ từ các quốc gia khác. Việc tiếp xúc với các công nghệ tiên tiến sẽ giúp cải thiện hiệu suất và tăng cường sự đổi mới trong kinh tế.
  • Nhập siêu giúp người dùng có cơ hội tiếp cận các sản phẩm và dịch vụ từ các quốc gia khác, có nhiều sự lựa chọn, nâng cao chất lượng cuộc sống.
  • Mở rộng hoạt động nhập siêu có thể tạo ra việc làm mới trong các ngành liên quan như vận chuyển, logistics, bán lẻ và dịch vụ hỗ trợ.
Mở rộng hoạt động nhập siêu tạo ra việc làm mới trong các ngành liên quan 
Mở rộng hoạt động nhập siêu tạo ra việc làm mới trong các ngành liên quan

Tiêu cực

  • Nhập siêu chỉ ra rằng quốc gia không cạnh tranh được trên thị trường quốc tế hoặc không sản xuất được hàng hóa, dịch vụ chất lượng cao, giá cả cạnh tranh. Điều này có thể làm suy yếu ngành công nghiệp trong nước và gây mất việc làm.
  • Khi một quốc gia phải chi tiêu số tiền lớn lớn để nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ từ các quốc gia khác sẽ gây ra sự suy thoái kinh tế và làm giảm GDP của quốc gia.
  • Nhập siêu kéo theo việc phải chi tiêu nhiều hơn để mua hàng hóa và dịch vụ từ các quốc gia khác. Điều này có thể sẽ dẫn đến tăng nợ nước ngoài, gây khủng hoảng kinh tế. 

Xem thêm:: Đồng kiểm hàng hóa nghĩa là gì?

Việt Nam là quốc gia nhập siêu hay xuất siêu?

Việt Nam hiện tại là một quốc gia xuất siêu, có nghĩa là tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam vượt qua tổng giá trị nhập khẩu. Xuất siêu đóng góp vào việc cung cấp thu nhập cho quốc gia và thường được coi là một chỉ số tích cực trong kinh tế. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa rằng Việt Nam không nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ từ các quốc gia khác.

Trong 7 tháng đầu năm 2023, Việt Nam xuất siêu 15,32 tỷ USD
Trong 7 tháng đầu năm 2023, Việt Nam xuất siêu 15,32 tỷ USD

Theo dữ liệu từ Tổng cục Thống kê, 7 tháng đầu năm 2023 Việt Nam xuất siêu hơn 15 tỷ USD có tới 30 mặt hàng vượt qua ngưỡng kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 91,6% tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong số này, có đến 5 mặt hàng xuất khẩu đạt trên 10 tỷ USD, chiếm 57,6%. Đây là tín hiệu đáng mừng, đưa nền kinh tế của Việt Nam tiếp tục duy trì thặng dư thương mại.

Tính tổng cộng 7 tháng đầu năm 2023, tổng kim ngạch xuất – nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 374,23 tỷ USD, giảm 13,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu giảm 10,6% và nhập khẩu giảm 17,1%. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trong 7 tháng đầu năm ước đạt 194,73 tỷ USD, giảm 10,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, 

  • Khu vực kinh tế trong nước đạt 51,5 tỷ USD, giảm 10,2%, chiếm 26,4% tổng kim ngạch xuất khẩu. 
  • Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (gồm dầu thô) đạt 143,23 tỷ USD, giảm 10,8%, chiếm 73,6%.

Tuy nhiên, cán cân thương mại hàng hóa trong 7 tháng đầu năm 2023 cũng ghi nhận một số khó khăn. Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước tính đạt 179,5 tỷ USD, giảm 17,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước ghi nhận 64,1 tỷ USD, giảm 16,1%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ghi nhận 115,4 tỷ USD, giảm 17,7%.

Cơ cấu xuất - nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong 7 tháng năm 2023
Cơ cấu xuất – nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong 7 tháng năm 2023

Phân tích cơ cấu nhóm hàng xuất – nhập khẩu trong 7 tháng vừa qua, Tổng cục Thống kê cho biết:

Cơ cấu xuất khẩu hàng hóa

  • Thủy sản đạt 4,95 tỷ USD chiếm 2,5%
  • Nhiên liệu và khoáng sản đạt 2,53 tỷ USD chiếm 1,3%
  • Nông sản, lâm sản đạt 15,75 tỷ USD chiếm 8,1%
  • Công nghiệp chế biến đạt 717,5 tỷ USD chiếm 88,1%

Cơ cấu nhập khẩu hàng hóa

  • Ngành hàng vật phẩm tiêu dùng đạt 11,2 tỷ USD chiếm 6,2%
  • Ngành hàng tư liệu sản xuất đạt 168,3 tỷ USD chiếm 93,8%

Trong lĩnh vực xuất – nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong 7 tháng năm 2023, Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất với kim ngạch ước tính đạt 52,4 tỷ USD. Trong khi đó, Trung Quốc tiếp tục là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước tính đạt 58.6 tỷ USD.

  • Xuất siêu sang Mỹ ước đạt 44,3 tỷ USD, giảm 24,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
  • Xuất siêu sang EU ước tính đạt 16,4 tỷ USD, giảm 11,9%. 
  • Xuất siêu sang Nhật Bản ước tính đạt 0,9 tỷ USD (cùng kỳ năm trước nhập siêu 0,4 tỷ USD).

Trên đây là toàn bộ nội dung về xuất siêu là gì, nhập siêu là gì mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc. Có thể thấy rằng xuất siêu và nhập siêu đều mang lại những tác động tích cực hoặc tiêu cực cho một quốc gia, điều quan trọng là duy trì một cân đối trong hoạt động thương mại để bảo vệ lợi ích về mặt kinh tế. 

About Phạm Xuân Thanh

Tôi là Phạm Xuân Thanh – Tôi đã có kinh nghiệm hơn 3 năm review đánh giá về các loại máy móc công nghiệp, thiết bị vệ sinh công nghiệp, cách chăm sóc xe hơi. Tôi hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn về các công dụng, chức năng của các loại thiết bị công nghiệp và các cách chăm sóc xe hơi này.

View all posts by Phạm Xuân Thanh →