[GIẢI ĐÁP]: Nghĩa đen là gì, nghĩa bóng là gì?

Đằng sau một từ hoặc một câu văn luôn ẩn chứa những lớp nghĩa, gọi là nghĩa đen và nghĩa bóng. Vậy thì nghĩa đen là gì, nghĩa bóng là gì? Trong bài viết hôm nay, chúng tôi giải đáp về khái niệm nghĩa đen và nghĩa bóng, cách phân biệt 2 nghĩa này!

Giải đáp chi tiết: Nghĩa đen là gì, nghĩa bóng là gì?
Giải đáp chi tiết: Nghĩa đen là gì, nghĩa bóng là gì?

Nghĩa đen là gì? Nghĩa bóng là gì?

Nghĩa đen là gì, nghĩa bóng là gì? Mời bạn tìm hiểu chi tiết về khái niệm nghĩa đen, nghĩa bóng ở nội dung dưới đây:

1. Nghĩa đen là gì?

Nghĩa đen là nghĩa đơn thuần, nghĩa bề mặt hay nói cách khác là nghĩa ban đầu, nghĩa chính được thể hiện qua một từ hoặc một câu. 

Có thể coi nghĩa đen chính là nghĩa gốc của từ hoặc câu nào đó. Thông thường, người ta sẽ để ý trước đến nghĩa gốc rồi sau đó mới suy ngẫm về nghĩa sâu xa ẩn sau (còn gọi là nghĩa bóng).

Nghĩa đen là gì? Nghĩa bóng là gì?
Nghĩa đen là gì? Nghĩa bóng là gì?

2. Nghĩa bóng là gì?

Nghĩa bóng là nghĩa có sau (nghĩa chuyển, nghĩa ẩn dụ) được suy ra từ nghĩa đen của từ hay câu trên cơ sở logic. Muốn hiểu chính xác nghĩa bóng, ta phải đặt vào hoàn cảnh cụ thể. Đồng thời, đòi hỏi bạn có vốn hiểu biết nhất định về từ vựng, ngữ nghĩa tiếng Việt và sự linh hoạt trong suy xét cùng ngữ cảnh sẽ giúp chúng ta dễ xác định lớp nghĩa bóng hơn.

Ngoài ra, một số từ ngữ mang tính chất trung gian giữa nghĩa đen và nghĩa bóng; có xu hướng chuyển dần từ nghĩa đen sang nghĩa bóng. 

Phân biệt nghĩa đen, nghĩa bóng như thế nào?

Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc phân biệt nghĩa đen, nghĩa bóng của từ hoặc câu thì có thể dựa vào cách sau:

  • Xác định nghĩa đen dựa trên nghĩa đơn thuần của từ ngữ: Khi đọc câu nào đó, nếu chỉ dựa trên nghĩa của từng chữ ghép lại thì bạn sẽ hiểu được lớp nghĩa đen (hay nghĩa gốc).
  • Đặt câu nói vào hoàn cảnh nhất định để xác định nghĩa bóng: Nghĩa bóng được xác định khi chúng ta thực hiện suy luận, đặt nghĩa đen vào một hoàn cảnh nhất định.

Ví dụ về nghĩa đen, nghĩa bóng

Để hiểu rõ về nghĩa đen và nghĩa bóng, chúng ta đi phân tích các ví dụ dưới đây:

Ví dụ 1: Câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”

Nghĩa đen, nghĩa bóng của câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
Nghĩa đen, nghĩa bóng của câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
  • Nghĩa đen: “Ăn” là hoạt động của cơ miệng, “trồng” là hành động gieo hạt để cây phát triển và “quả” là thành quả đạt được. Như vậy, khi ăn và hưởng thụ những trái cây ngon thì cần phải nhớ tới công sức của người trồng đã vất vả tạo ra.
  • Nghĩa bóng: “Ăn” là hưởng thụ, “quả” là thành phẩm. Câu “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” nhằm nhắn nhủ con người chúng ta cần phải biết ơn công lao ông cha đi trước. Họ là những người đã hy sinh cả tính mạng mình để cho thế hệ sau có được cuộc sống như bây giờ.

Ví dụ 2: Câu nói “Ăn bánh trả tiền” 

  • Nghĩa đen: Là một hình thức trao đổi hàng hóa rất bình thường trong cuộc sống hàng ngày. Để có bánh ăn thì bạn cần phải trả tiền cho người bán, và đó là lẽ đương nhiên.
Nghĩa đen của “ăn bánh trả tiền” 
Nghĩa đen của “ăn bánh trả tiền”
  • Nghĩa bóng: Được dùng để chỉ một thói quen, một lối sống không mấy lành mạnh trong các mối quan hệ nam nữ. Người mua sẽ trả cho người bán một số tiền nhất định để giải quyết nhu cầu sinh lý của mình.
Nghĩa bóng của “ăn bánh trả tiền” 
Nghĩa bóng của “ăn bánh trả tiền”

Ví dụ 3: “Tôi đi sang nhà hàng xóm”

“Đi” chỉ (người) tự di chuyển từ nơi này đến nơi khác, không kể bằng cái gì. Nghĩa của từ “đi” không hoàn toàn giống nghĩa đen (hoạt động của 2 bàn chân di chuyển từ nơi này đến nơi khác), nhưng nó vẫn có một mối quan hệ với nghĩa đen (di chuyển từ nơi này đến nơi khác). Khi gặp trường hợp này, chúng ta sẽ xếp là từ mang nghĩa bóng (nghĩa chuyển).

Xem thêm: Chạnh lòng có nghĩa là gì?

Một số bài tập vận dụng về nghĩa đen và nghĩa bóng

Sau khi tìm hiểu về nghĩa đen, nghĩa bóng là gì; một số dạng bài tập vận dụng để củng cố các kiến thức trên đó là:

Một số bài tập vận dụng kiến thức về nghĩa đen và nghĩa bóng
Một số bài tập vận dụng kiến thức về nghĩa đen và nghĩa bóng

Bài 1: Giải thích nghĩa của từ “xuân” ở trong hai câu thơ dưới đây:

“Mùa xuân là tết trồng cây

Làm cho đất nước càng ngày càng xuân”

⇒ Trả lời: 

Từ “xuân” ở trong câu thơ đầu tiên mang nghĩa đen, dùng để nói về mùa xuân trong năm. Còn từ “xuân” trong câu thơ thứ 2 mang nghĩa bóng, để thể hiện sự tươi trẻ và phát triển, sinh sôi nảy nở.

Bài 2: Hãy xác định nghĩa của những từ được gạch chân trong các ý dưới đây, rồi sau đó phân chia các nghĩa ấy thành nghĩa đen và nghĩa bóng:

  1. a) Miệng rộng thì sang, miệng cười tươi, trả nợ miệng, há miệng chờ sung, miệng bát, miệng túi, nhà 5 miệng ăn.
  2. b) Xương sườn, sườn núi, sườn nhà, sườn xe đạp, hích vào sườn, hở sườn, đánh vào sườn địch.

⇒ Trả lời:

  1. a) 

Nghĩa đen

  • “Miệng cười…, miệng rộng…” là bộ phận trên mặt người (hay ở phần trước của đầu động vật để ăn và nói); được coi là biểu tượng của việc ăn uống và nói năng của con người. 
  • “Há miệng chờ sung” chỉ kẻ lười biếng, được suy ra từ một câu chuyện về kẻ muốn ăn sung nhưng do lười biếng nên không chịu đi nhặt mà chỉ nằm há miệng chờ để sung tự rụng vào mồm.
  • “Trả nợ miệng” chỉ nợ nần về việc ăn uống. 

Nghĩa bóng

  • “Miệng bát, miệng túi” là phần trên cùng, chỗ mở ra thông với bên ngoài của vật có chiều sâu.
  • “Nhà 5 miệng ăn” chỉ 5 cá nhân trong một gia đình, mỗi người được coi như một đơn vị để tính về chi phí tối thiểu cho đời sống.
  1. b)  

Nghĩa đen

  • “Xương sườn, hích vào sườn” chỉ các xương bao quanh lồng ngực từ cột sống cho đến vùng ức.

Nghĩa bóng 

  • “Sườn nhà, sườn xe đạp” là bộ phận chính làm nòng, làm chỗ dựa để tạo nên hình dáng của vật.
  • “Hở sườn, sườn địch” chỉ chỗ trọng yếu, quan trọng. 

Bài 3: Đặt câu có từ mang nghĩa đen, nghĩa bóng rồi giải thích nghĩa của chúng.

⇒ Trả lời:

  • “Bàn tay ta làm nên tất cả/Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”: Từ “tay” chỉ một bộ phận ở trên cơ thể của con người.
  • “Anh ta là một tay vợt cừ khôi”: Từ “tay” trong câu chỉ một người giỏi giang và tay nghề khá điêu luyện.

Hy vọng qua nội dung bên trên, chúng tôi đã giúp bạn hiểu về nghĩa đen là gì, nghĩa bóng là gì. Thực tế trong nhiều từ hay câu nói được diễn tả trong tiếng Việt không chỉ có nghĩa đen đơn thuần, mà còn có nghĩa bóng ẩn sâu. Vì vậy để hiểu trọn vẹn ý nghĩa từng từ, từng câu ca dao tục ngữ,… trong tiếng Việt thì bạn cần phải hiểu rõ được nghĩa đen và nghĩa bóng tương ứng nhé!

About Phạm Xuân Thanh

Tôi là Phạm Xuân Thanh – Tôi đã có kinh nghiệm hơn 3 năm review đánh giá về các loại máy móc công nghiệp, thiết bị vệ sinh công nghiệp, cách chăm sóc xe hơi. Tôi hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn về các công dụng, chức năng của các loại thiết bị công nghiệp và các cách chăm sóc xe hơi này.

View all posts by Phạm Xuân Thanh →