Hỏi & Đáp: Ứng dụng của tụ điện là gì?

Tụ điện được biết đến là một trong những linh kiện đóng vai trò quan trọng trong hệ thống điện, mạng điện. Tuy nhiên nếu không làm trong lĩnh vực điện, hẳn điều này có hơi “chuyên ngành” quá với bạn. Vậy tụ điện là gì? Ứng dụng của tụ điện là gì? Tất cả những thắc mắc trên đều sẽ được giải đáp tại bài viết dưới đây, mời quý độc giả cùng tham khảo.

ứng dụng của tụ điện
Bạn có biết tụ điện là gì? Chúng có cấu tạo cùng ứng dụng như thế nào?

Tụ điện là gì? Tìm hiểu về ý nghĩa các thông số trên tụ điện

Dù được sử dụng ngày càng phổ biến song không phải ai cũng nắm được cho mình những thông tin chi tiết về tụ điện, cấu tạo cùng ý nghĩa thông số trên thân tụ. Vấn đề đặt ra là: Tụ điện trong mạch là gì? Nó được sử dụng như thế nào với thông số ra sao? Nếu cũng đang có chung những thắc mắc trên, cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn nhé!

Khái niệm

Tụ điện hay còn được biết đến là một trong những linh kiện điện tử đang được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Về cơ bản nó được sử dụng trong các mạch điện tử, mạch lọc nguồn, lọc nhiễu, truyền tín hiệu hay mạch tạo dao động,…

Hiểu một cách đơn giản tủ điện khá giống một chiếc ắc quy với khả năng lưu giữ năng lượng tuy nhiên về nguyên lý hoạt động thì chúng hoàn toàn có sự khác biệt. 

ứng dụng tụ điện thế nào
Có khá nhiều loại tụ điện đang được sử dụng trong máy móc, thiết bị điện tử

Ý nghĩa thông số được ghi trên tụ điện

Thực tế, trên mỗi tụ điện sẽ được ghi chú những trị số khác nhau, nó biểu thị cho sự tương thích giữa tụ điện cùng thiết bị. Cùng với đó, vị trí ghi chú cũng sẽ có sự khác biệt nhất định. Những chiếc tụ hóa có thiết kế hình trụ với phần thông số được hiển thị ngay trên thân trụ để người dùng dễ dàng quan sát. Trong khi tụ giấy hay tụ gốm với thiết kế dạng dẹt sẽ được ký hiệu trên thân tụ 3 chữ số với 2 số đầu chỉ giá trị, ký hiệu J và K chỉ sai số. 

Ví dụ: Một tụ gốm có thông số 477k có nghĩa là: 

  • Giá trị của tụ: 47 x 104= 470000 p ( Đơn vị picô Fara)
  • Chữ K hoặc J ở phía sau chỉ sai số với giá trị 5 hoặc 10%. 

Làm rõ cấu tạo cùng nguyên lý vận hành của tụ điện

Sau khi đã tìm hiểu rõ hơn về tụ điện cũng như ý nghĩa những thông số được ghi chú trên tụ điện, cấu tạo cùng nguyên lý vận hành của tụ đang là vấn đề được khá nhiều độc giả quan tâm. 

Phần lớn các loại tụ điện trên thị trường đều được cấu tạo gồm ít nhất hai dây dẫn điện thường ở dạng tấm kim loại được ngăn cách với nhau bằng một lớp điện môi có tác dụng cách điện. Ngoài ra đây cùng là yếu tố quyết định khả năng tích trữ điện tích của tụ điện. Cụ thể như sau:

tìm hiểu ứng dụng tụ điện
Cùng tìm hiểu rõ hơn về cấu tạo chung của các loại tụ điện hiện nay

– 2 bản cực dẫn điện âm và dương. 

– 2 lớp kim loại

– 1 lớp cách điện

– Vỏ Aluminum

– Vỏ nhựa

Thông thường người ta thường sử dụng giấy, gốm hoặc mica có tẩm hóa chất để tạo thành chất điện môi sử dụng trong tụ điện. Đây cũng chính là một trong những cách phân loại tụ điện đang được sử dụng trên thị trường. Nhìn chung dù được sử dụng với cùng mục đích song từng loại chất liệu sẽ có khả năng tích tụ điện khác nhau, điều đó cũng sẽ ảnh hưởng tới chất lượng, hiệu quả cũng như giá thành của các loại tụ điện. 

Nguyên lý hoạt động của tụ điện

Nhìn chung hầu hết những sản phẩm tụ điện trên thị trường đều hoạt động dựa trên nguyên lý phóng nạp. Hiểu đơn giản có nghĩa là nó sẽ tích trữ các electron cho đến thời điểm nhất định sẽ tác động phóng ra các điện tích này nhằm tạo năng lượng cho dòng điện. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là tụ điện có thể tự tạo ra electron. 

Chính nhờ khả năng phóng và nạp điện đồng thời tạo cho tụ điện khả năng dẫn điện xoay chiều. Chúng ta có thể dễ dàng thấy được khả năng này tại thời điểm điện áp của hai bản mạch không có sự thay đổi song tại thời điểm được cắm và nạp xả tụ điện chúng lại xuất hiện sự thay đổi đột biến. Đây cũng là nguyên nhân tạo nên hiện tượng nổ hoặc xuất hiện tia lửa điện trong quá trình sử dụng. 

cơ chế tụ điện
Tụ điện hoạt động dựa trên cơ chế nào? Nguyên lý vận hành ra sao?

Ứng dụng của tụ điện là gì?

Với những ứng dụng tuyệt vời, tụ điện dần được sử dụng khá phổ biến trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Dưới đây là một số những ứng dụng mà quý vị có thể tham khảo!

– Ngay từ thời điểm được ra mắt, tụ điện dần trở thành linh kiện không thể thiếu trong lĩnh vực điện, kỹ thuật điện tử. 

– Đây cũng là một trong những bộ phận quan trọng trong hệ thống âm thanh của những dòng xe hơi hạng sang giúp tích tụ năng lượng để duy trì bộ khuếch đại hoạt động ổn định với chất lượng âm thanh tuyệt vời. 

– Bên cạnh đó nó cũng được sử dụng phổ biến trong việc xây dựng bộ nhớ kỹ thuật số cho máy tính nhằm đưa đến những trải nghiệm sử dụng tuyệt vời cho người dùng. 

– Tụ điện cũng được sử dụng trong lĩnh vực chế tạo các loại máy móc như máy phát điện, thiết bị vi tính, máy móc dùng trong gia đình,…

ứng dụng tụ điện trong cuộc sống
Nó có mặt trong hầu hết những loại thiết bị, máy móc điện tử phục vụ cuộc sống của chúng ta

– Ngoài ra ứng dụng lớn nhất của tụ điện trong thực tế là việc được sử dụng như một nguồn cung cấp đồng thời cũng tích trữ năng lượng phục vụ cho nhu cầu sử dụng sau đó.

Vừa rồi chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu rõ hơn về vấn đề: Tụ điện là gì? Ứng dụng của tụ điện là gì? Cùng với sự phát triển của lĩnh vực công nghệ, chế tạo máy móc, tụ điện dần được cải tiến với đa dạng chủng loại nhằm đưa đến nhiều hơn những chọn lựa cho người dùng. Mong rằng những thông tin được chia sẻ tại bài viết trên đây có thể giúp ích cho bạn trong quá trình tìm kiếm, tham khảo tài liệu. 

About Phạm Xuân Thanh

Tôi là Phạm Xuân Thanh – Tôi đã có kinh nghiệm hơn 3 năm review đánh giá về các loại máy móc công nghiệp, thiết bị vệ sinh công nghiệp, cách chăm sóc xe hơi. Tôi hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn về các công dụng, chức năng của các loại thiết bị công nghiệp và các cách chăm sóc xe hơi này.

View all posts by Phạm Xuân Thanh →