Role trung gian là gì? Những thông tin thú vị

Trong hệ thống mạch điện tử, role trung gian là một trong những bộ phận đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Dù vậy nó hẳn còn khá mới mẻ với nhiều người trong quá trình tìm hiểu, tham khảo thông tin. Cụ thể role trung gian là gì? Nó được sử dụng với vai trò gì trong hệ thống mạch điện? Cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn trong bài viết chia sẻ dưới đây. 

role trung gian là gì
Dù được sử dụng khá phổ biến song không phải ai cũng biết role trung gian là gì?

Role trung gian là gì? 

Role hay còn được biết đến với những tên gọi khác như rơle, relay trung gian hay rơle kiếng. Đây là loại thiết bị được sử dụng để chuyển mạch tín hiệu điều khiển đồng thời khuếch đại chúng với kích thước nhỏ. 

Về cơ bản nó được biết đến như một kiểu nam châm điện được tích hợp thêm tiếp điểm hay một công tắc chuyển đổi hoạt động bằng điện. Bởi trên thực tế nó hoạt động dưới 2 trạng thái là ON và OFF. Cùng với đó để có thể chuyển đổi trạng thái hoạt động của role cần có sự xuất hiện của dòng điện đi qua. 

Cấu tạo cùng nguyên lý hoạt động của role trung gian

Tương tự như một số thiết bị, phụ kiện điện tử khác, việc nắm rõ cấu tạo cùng nguyên lý vận hành của role sẽ giúp chúng ta hiểu và sử dụng chúng cho hiệu quả tốt nhất. Vật role trung gian được cấu tạo như thế nào? Nguyên lý hoạt động của role ra sao? 

role trung gian
Linh kiện này có cấu tạo như thế nào?

Cấu tạo của role trung gian

Như chúng ta đã tìm hiểu ở trên, phần lớn role trung gian đều được tạo thành từ nam châm điện cùng hệ thống tiếp điểm. Cùng với sự phát triển của lĩnh vực công nghệ chế tạo linh kiện, role ngày càng được cải tiến hơn cả về kích thước cùng tính năng vận hành. Cơ bản một role trung gian sẽ được cấu tạo gồm một số bộ phận sau: 

– Cuộn dây

– Lõi thép động

– Lõi thép tĩnh

– Vít và ốc điều chỉnh

– Tiếp điểm mở NO

– Lò xo

– Giá cách điện

– Tiếp điểm đóng NC

Ngoài ra khi hoàn thiện các mạch điều khiển role trung gian chúng ta thường sẽ gặp một số ký hiệu sau: 

– SPST: Đây là cụm từ được viết tắt từ Single Pole Double Throw hay còn được hiểu là role có một cặp tiếp điểm. Những tiếp điểm này sẽ có một đầu chung thường ở trong trạng thái đóng và hở. 

khái niệm role trung gian
Một số ký hiệu đặc biệt trong quá trình lắp đặt role trung gian

– DPDT: Được viết tắt từ Double Pole Double Throw được hiểu là có hai cặp tiếp điểm. Trong đó mỗi cặp tiếp điểm cũng có một đầu chung và chúng thường hoạt động ở trạng thái đóng và hở. 

– SPST: Là chữ viết tắt của Single Pole Single Throw hay chính là loại role có một cặp tiếp điểm thường hở. 

– DPST: Viết tắt của Double Pole Single Throw cũng chính là loại role có hai tiếp điểm thường hở.

Nguyên lý vận hành của Role trung gian

Ngay khi có dòng điện chạy qua role, một từ trường hút sẽ được tạo ra bên trong cuộn dây. Đồng thời nó sẽ tác động lên đòn bẩy bên trong từ đó chuyển đổi trạng thái đóng hoặc mở của các tiếp điểm hay chính là trạng thái hoạt động của role. Dĩ nhiên số tiếp điểm bị tác động cũng sẽ phụ thuộc vào chính thiết kế sản phẩm.

Thông thường một role sẽ hoạt động dựa trên 2 mạch độc lập. Trong đó một mạch được sử dụng để điều khiển cuộn dây của role trong việc đóng hoặc mở để dòng điện chạy qua. Mạch còn lại thực hiện nhiệm vụ kiểm soát dòng điện để tương thích với chế độ hoạt động ON, OFF của role.

ứng dụng role trung gian
Linh kiện này đang được sử dụng phổ biến trong hệ thống thiết bị, mạch điện

Người ta sử dụng role trung gian để làm gì? 

Được biết đến như một cột mốc phát triển quan trọng trong lĩnh vực điện, điện tử, role trung gian đang được sử dụng ngày càng phổ biến. Cùng với đó, thiết kế chức năng cũng như số lượng role cũng ngày càng trở nên đa dạng hơn. Role gồm những loại nào? Sản phẩm này đang được sử dụng với ứng dụng ra sao? 

Một số loại role thông dụng hiện nay

Tùy vào nhu cầu sử dụng cũng như độ tương thích của role, người dùng có thể tham khảo một số loại sản phẩm sau: 

– Role trung gian 8 chân

– Role 14 chân

– Role 12V

– Role 220V

Ứng dụng của role trung gian

Role trung gian đang được sử dụng để làm gì? Cùng tìm hiểu chi tiết thông qua một số ví dụ cụ thể dưới đây.

– Nhanh chóng nhân các tín hiệu cần sử dụng ở 2 vị trí trở lên

Ví dụ role K5 hay còn được biết đến là role báo trạng thái tần lỗi trong đó các tín hiệu lỗi này đã được nhân và sử dụng tại 2 vị trí. Lúc này các tiếp điểm thường sẽ mở để đóng hoặc cắt đèn báo lỗi đồng thời chúng sẽ được chuyển sang chế độ đóng trong mạch khởi động động cơ. 

ứng dụng role trung gian đối với cuộc sống
Có khá nhiều loại role đang được sử dụng trên thị trường

– Đảm nhận nhiệm vụ cách ly điều khiển với mạch lực đồng thời cách ly các mạch điện cũng như cấp điện áp khác nhau.

Ví dụ điển hình trong mạch điều khiển biến tần, cuộn hút của role sẽ sử dụng điện áp của mạch. Trong khi đó các tiếp điểm đưa vào chỉ được sử dụng điện áp nội bộ của biến tần.

– Với nhiều tiếp điểm có thể tùy chỉnh đóng mở, role trung gian được sử dụng để chia tín hiệu tới các bộ phận khác nhau trong sơ đồ mạch điện. 

– Chúng cũng được sử dụng để truyền tín hiệu, dòng điện có cường độ vài Ampe tới các bộ phận trong mạch điện. 

– Thực hiện nhiệm vụ làm trung gian chuyển tiếp mạch điện. 

Ví dụ: Role trong thiết bị bảo vệ tủ lạnh: Khi điện yếu role sẽ ngắt điện để tuổi thọ cũng như hiệu năng làm việc của tủ không bị ảnh hưởng bởi sự chập chờn của dòng điện. Cùng với đó nó sẽ tự động chuyển sang chế độ ON ngay khi dòng điện mạch và ổn định trở lại. 

Vừa rồi chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu rõ hơn về vấn đề: Role trung gian là gì? Đặc điểm cấu tạo cùng nguyên lý vận hành của sản phẩm này. Hy vọng những thông tin thú vị được đưa đến tại bài viết tham khảo trên đây có thể giúp ích cho quý vị độc giả trong quá trình tham khảo, tìm đọc tài liệu.

About Phạm Xuân Thanh

Tôi là Phạm Xuân Thanh – Tôi đã có kinh nghiệm hơn 3 năm review đánh giá về các loại máy móc công nghiệp, thiết bị vệ sinh công nghiệp, cách chăm sóc xe hơi. Tôi hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn về các công dụng, chức năng của các loại thiết bị công nghiệp và các cách chăm sóc xe hơi này.

View all posts by Phạm Xuân Thanh →