Tự tin là gì? Làm gì để bản thân tự tin hơn?

Tự tin là gì? Tự tin là yếu tố quan trọng mà một người cần có khi muốn đạt được thành công trong bất cứ vấn đề nào. Sự tự tin cũng là điểm giúp bạn trở thành người dễ mến, được mọi người yêu quý và tin tưởng. Để có cái nhìn rõ hơn về trạng thái “tự tin” ở một người, mời bạn theo dõi nội dung tổng hợp bên dưới đây của chúng tôi!

Tự tin là gì?

Theo Wikipedia, tự tin là một trạng thái chắc chắn rằng một giả thuyết hoặc dự đoán là chính xác; hay một hành động được lựa chọn là tốt nhất hoặc hiệu quả nhất. Hiểu đơn giản, khi có sự tự tin là có niềm tin vào chính mình. 

Tự tin là gì?
Tự tin là gì?

Sự tự tin hoàn toàn có thể là một “lời tiên tri” tự hoàn thành. Bởi, những người không có nó thì có thể thất bại hoặc không cố gắng vì họ thiếu nó; còn những người có nó thì có thể thành công vì họ có nó hơn là do khả năng bẩm sinh. 

Khái niệm “tự tin” thường được dùng như sự tự cảm thấy chắc chắn trong việc đánh giá cả nhân, khả năng, sức mạnh,… Sự tự tin của một người sẽ tăng lên từ các kinh nghiệm về việc hoàn thành thỏa đáng những hoạt động cụ thể. Đó chính là một niềm tin tích cực rằng trong tương lai người ta thường có thể hoàn thành những gì người ta muốn làm. 

Sự tự tin – Cách bạn định nghĩa về mình!
Sự tự tin – Cách bạn định nghĩa về mình!

Bên cạnh đó, cần phải nhớ rằng sự tự tin không giống như lòng tự trọng. Vì lòng tự trọng là sự đánh giá về giá trị của bản thân; trong khi sự tự tin đặc biệt tin tưởng vào khả năng của 1 người để đạt được mục tiêu nào đó mà 1 phân tích tổng hợp đề xuất tương tự như khái quát về bản thân hiệu quả. 

Phân loại sự tự tin 

Theo nhà tâm lý học nổi tiếng người Mỹ Abraham Maslow và nhiều người khác sau ông đã nhấn mạnh sự cần thiết phải phân biệt được: Sự tự tin là một đặc điểm tính cách tổng quát và sự tự tin đối với nhiệm vụ, khả năng hoặc thách thức cụ thể (tin chắc có thể làm việc gì đó). Và sự tự tin thường được đề cập đến là sự tự tin nói chung.

Sự tự tin chia thành 2 loại cơ bản 
Sự tự tin chia thành 2 loại cơ bản

Từ đó, chúng ta có thể chia tự tin thành 2 loại cụ thể như sau:

  • Tự tin bản thân có thể hoàn thành 1 nhiệm vụ cụ thể như nấu 1 bữa ăn ngon, viết 1 cuốn tiểu thuyết hay,… dù có thể thiếu tự tin nói chúng.
  • Tự tin dù thiếu năng lực bản thân để đạt được 1 nhiệm vụ cụ thể như viết 1 cuốn tiểu thuyết.

Dẫu vậy, 2 loại sự tự tin này có mối tương quan với nhau. Nhưng cũng vì lý do này mà chúng có thể dễ dàng bị sử dụng lẫn lộn. 

Tầm quan trọng của sự tự tin

Sự tự tin đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống và trong công việc. Có thể nói, sự tự tin giống như “khí chất” của một người và nó có khả năng thay đổi được tình huống theo cách mà họ muốn. 

Trong công việc, sự tự tin là chìa khóa để bước đến cánh cửa thành công và danh vọng trong thời gian ngắn. Đặc biệt, người tự tin trên thực tế không chỉ là người có kiến thức mà còn là người rất có tố chất lãnh đạo. Trong bất cứ việc gì, người tự tin dễ dàng chiếm được lòng tin và sự kính trọng từ người khác, từ đó có thể tạo dựng nên uy tín và gây dựng các mối quan hệ tốt đẹp. Đồng thời làm tăng khả năng thăng tiến.

Tự tin được xem là chìa khóa để thành công!
Tự tin được xem là chìa khóa để thành công!

Trong cuộc sống, khi có sự tự tin thì cách nói chuyện sẽ trở nên cuốn hút; các vấn đề sẽ sắp xếp một cách rất rõ ràng và rành mạch nên có thể khiến mọi người tin cậy. Sự tự tin giúp cá nhân có thể đưa ra quyết định một cách đúng đắn, đạt được mục tiêu cá nhân và phát triển bản thân mình một cách hiệu quả nhất. Đặc biệt, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng người tự tin có sức khỏe tinh thần và thể chất tốt hơn người thiếu tự tin.

Xem thêm:: Nghĩa đen – nghĩa bóng là gì?

Biểu hiện của một người tự tin

Từ những phân tích cụ thể trên, chúng ta sẽ có thể dễ dàng nhận ra các biểu hiện của một người tự tin. Cụ thể:

  • Là người luôn chủ động, tự giác trong học tập, làm việc và trong cuộc sống.
  • Là người tin tưởng vào khả năng của bản thân mình, không rụt rè, ba phải, dựa dẫm.
  • Là người chủ động quyết định mọi việc và luôn dám nghĩ dám làm.
Biểu hiện của một người tự tin
Biểu hiện của một người tự tin
  • Là người luôn tích cực tham gia tất cả hoạt động tập thể.
  • Là người luôn tin tưởng vào khả năng của bản thân mình.
  • Là người có sự kiên trì, bền bỉ gặt hái thành công; luôn hiểu và chấp nhận một điều đó chính là “thất bại là mẹ thành công”.
  • Là người luôn nhận được phản hồi tốt và đánh giá cao từ mọi người.
  • Là người nhận ra được tầm quan trọng của chính bản thân.
  • Là người có kiến thức và hiểu biết sâu rộng, luôn chịu khó tìm hiểu; mày mò và khám phá nhiều điều xung quanh. Người tự tin thường không sợ sai lầm, không sợ bị chỉ trích.

Lợi ích mà sự tự tin đem đến

Sự tự tin mang lại nhiều lợi ích dù ở trong cuộc sống, tại nơi làm việc hay trong các mối quan hệ Dưới đây là những tác động tích cực mà sự tự tin có thể tạo ra đối với một cá nhân:

Tự tin giúp cá nhân cởi mở hơn để trải nghiệm những điều mới 
Tự tin giúp cá nhân cởi mở hơn để trải nghiệm những điều mới
  • Cởi mở hơn để trải nghiệm những điều mới mẻ: Khi bạn tin tưởng vào bản thân thì mới sẵn sàng thử những điều mới. Dù đơn giản là đăng ký một lớp học nấu ăn, đăng ký tham gia tình nguyện viên,… thì tin tưởng vào bản thân chính là “chìa khóa” đưa bạn đến đó.
  • Hiệu suất tốt hơn: Chỉ khi bạn cảm thấy tự tin vào bản thân thì mới có thể dành nguồn lực của mình cho nhiệm vụ trước mắt. Thay vì lãng phí thời gian và năng lượng của mình cho việc lo lắng bản thân không đủ tốt, bạn có thể dành sức lực cho việc nỗ lực. Thê nên, đến cuối cùng bạn sẽ hoạt động tốt hơn khi cảm thấy tự tin.
Giúp đứng lên sau thất bại nhanh chóng
Giúp đứng lên sau thất bại nhanh chóng
  • Khả năng phục hồi tốt hơn: Sự tự tin hoặc tin tưởng vào bản thân có thể làm tăng khả năng phục hồi của bạn. Nói cách khác là tăng khả năng quay trở lại trước bất cứ thử thách nào do con người hoặc nghịch cảnh tạo ra. 
  • Cải thiện các mối quan hệ: Tự tin là chiếc chìa khóa để xây dựng những mối quan hệ quanh ta, phát triển chúng theo chiều hướng tốt đẹp. Nguyên nhân là vì người tự tin thường có xu hướng đặt ra ranh giới mạnh mẽ hơn, luôn ưu tiên cho nhu cầu và cảm xúc của bản thân. Do đó, sự tự tin không chỉ tác động đến cách bạn cảm nhận về bản thân mà còn giúp bạn hiểu và yêu thương người khác hơn. Đồng thời, nó cũng sẽ cho bạn sức mạnh để bước đi nếu bạn không nhận được những gì bạn xứng đáng.

Tác hại của việc thiếu tự tin

Người thiếu tự tin hay còn gọi là người tự ti; thiếu tự tin được xem giống như “hòn đá” cản đường khiến bạn lỡ mất nhiều cơ hội thành công, không thể bước đến mục tiêu và ước mơ của mình. Những hậu quả nghiêm trọng do thiếu tự tin có thể kể đến như:

1. Đánh mất nhiều cơ hội quý giá

Do e ngại, không dám đưa ra ý kiến cá nhân và thường có xu hướng tránh né mọi lời khen, đề bạt của người khác nên người thiếu tự tin luôn dễ bỏ lỡ các cơ hội trong cuộc sống. 

Những người này luôn luôn sợ thất bại nên không dám thử sức với bất cứ điều gì. Do đó, họ liên tục đánh mất nhiều cơ hội quý giá đối với bản thân.

2. Không biết cách để thể hiện năng lực bản thân 

Người thiếu tự tin khó khăn trong cách thể hiện năng lực
Người thiếu tự tin khó khăn trong cách thể hiện năng lực

Không biết cách thể hiện giá trị và khả năng của bản thân là hậu quả thường gặp nhất ở những người thiếu tự tin. Cụ thể, trong hầu hết các cuộc họp nhóm hay hội nghị họ đều không dám đưa ra ý kiến của bản thân và có xu hướng làm theo biểu quyết của số đông.

3. Gặp khó khăn nhất định trong các mối quan hệ xã hội

Đây là điều dễ gặp ở những người tự ti về ngoại hình. Họ thường không dám chủ động kết bạn hoặc thậm chí từ chối các lời mời của người khác. Vì vậy, họ thường sẽ có rất ít bạn bè, đôi lúc rất cô đơn do không thể chia sẻ và tâm sự cùng với bất cứ ai.

4. Khó thăng tiến trong công việc

Nếu người tự tin luôn biết cách học hỏi, tìm tòi và không ngại hoàn thiện bản thân thì người thiếu tự tin luôn né tránh điều khó khăn; bởi cho rằng mình chưa đủ bản lĩnh. Bên cạnh đó, lòng tự trọng thấp còn khiến cho họ ngại ngùng và ngại tranh luận trong các cuộc họp.

Người thiếu sự tự tin thường không nhận được sự tín nhiệm của cấp trên và đồng nghiệp. Trong khi đó, người có sự tự tin luôn nổi bật trong mọi tình huống và sẽ gặt hái được nhiều thành công.

5. Tự giới hạn bản thân

Cuộc sống tẻ nhạt, cô đơn
Cuộc sống tẻ nhạt, cô đơn

Người thiếu tự tin luôn tránh né và giới hạn bản thân ở 1 vùng an toàn nào đó. Và điều này vô tình hình thành nên lối sống bó buộc, khuôn khổ, không có sự phát triển và không có bất kỳ trải nghiệm thú vị nào.

6. Không thể theo đuổi đam mê

Hệ quả của việc thiếu tự tin là không dám theo đuổi đam mê của bản thân. Người tự ti thường chùn bước, tự buông xuôi đam mê, hoài bão của mình và tùy người khác sắp xếp. Đồng thời, dù có đưa ra rất nhiều định hướng, mục tiêu trong tương lai nhưng họ cũng rất dễ nản lòng, bỏ cuộc và hầu như khó đạt được hiệu quả. 

7. Ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của xã hội nói chung

Ngoài hệ lụy đối với cá nhân, thiếu tự tin trong cuộc sống còn ảnh hưởng đến sự phát triển chung của xã hội. Nếu như phần lớn con người đều tự ti, nhút nhát thì xã hội không thể phát triển và thậm chí là càng bị thụt lùi.

Làm gì để bản thân tự tin hơn?

Đây là câu hỏi khiến cho nhiều người đau đầu trong việc đi tìm câu trả lời. Vậy nên để xoa dịu “nỗi đau” này của bạn, chúng tôi sẽ chia sẻ các cách rèn luyện sự tự tin dưới đây. 

1. Không ngừng trau dồi bản thân

Câu nói truyền cảm hứng của Thomas Edison, “để thành công chỉ có 1% may mắn còn 99% là nỗ lực”. Quả đúng như vậy, kiến thức thì vô vàn nên việc chúng ta học tập trau dồi kiến thức chẳng bao giờ là thừa. Bởi, kiến thức và  kinh nghiệm chính là thứ sẽ tạo ra cho bạn sự tự tin.

Luôn tò mò, học hỏi để trau dồi bản thân
Luôn tò mò, học hỏi để trau dồi bản thân

Mặt khác, sự tò mò sẽ khuyến khích bạn trải nghiệm thêm những điều mới. Trải qua quá trình học hỏi sẽ là cách để bạn sở hữu nhiều góc nhìn hơn, từ đó mở rộng kiến thức và nâng sự tự tin lên rất nhiều bậc.

2. Đánh dấu những thành tựu mình đạt được

Những điều khiến bạn tự hào về bản thân không cần phải quá lớn lao, từng bước nhỏ bạn đạt được cũng chính là cột mốc đánh dấu cho sự tiến tới một tương lai tốt hơn. Vậy nên hãy ghi nhớ hoặc thậm chí ghi chép ra thành tựu mỗi ngày, mỗi tuần của mình.

Rất nhiều lý do để bạn cảm thấy tốt hơn về chính mình. Ví dụ, tự cảm ơn mình vì làm xong công việc mà sếp giao; hoàn thành hết bài tập về nhà hay nấu một bữa cơm ngon cho bố mẹ, dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ,… Chỉ khi bạn biết trân trọng những thành tựu to lớn và những điều nhỏ nhặt, thì bạn sẽ có nhận thức tích cực hơn về bản thân.

3. Ngừng so sánh mình với người khác

Dẫu rằng việc không đặt mình lên bàn cân với người khác thật sự rất khó khăn, bởi sự thật là từ lúc nhỏ đến khi trưởng thành chúng ta vẫn không ngừng bị đem ra so sánh với “con nhà người ta”. Điều này dễ dẫn đến sự tự ti, khiến ta cảm thấy bản thân kém cỏi và thật nhiều thiếu sót.

So sánh bản thân với người khác chỉ khiến bản thân tự ti, áp lực!
So sánh bản thân với người khác chỉ khiến bản thân tự ti, áp lực!

Tuy nhiên, mỗi người có 1 hoàn cảnh và câu chuyện riêng biệt; chẳng ai giống ai cả. Thay vì cứ áp đặt cuộc đời của mình lên thước đo của người khác, thì điều bạn cần làm biết trân trọng và hài lòng với những gì mình có.

4. Chuyển đổi suy nghĩ tiêu cực thành tích cực

Lối suy nghĩ trong cuộc sống quyết định đến nhân cách của bạn rất nhiều, bao gồm cả sự tự tin trong con người bạn. Lối suy nghĩ tiêu cực có thể phá hỏng sự tự tin ở một người. Vậy nên để có thể tự tin hơn trong mọi hoàn cảnh đòi hỏi bạn phải biến lối suy nghĩ tiêu cực thành lối suy nghĩ tích cực. Đồng thời, học cách tha thứ cho người khác và cho chính mình; nhìn nhận các vấn đề theo hướng tích cực hơn.

Khích lệ bản thân mình bằng câu nói tự nhủ
Khích lệ bản thân mình bằng câu nói tự nhủ

Theo đó, bạn có thể tự khích lệ bản thân bằng các câu nói khẳng định như:

  • Mình làm được!
  • Mình sẽ thi tốt!
  • Mình sẽ phỏng vấn xuất sắc!

Những câu tự nhủ này không cần quá dài dòng hay rắc rối, chỉ đơn giản như vậy thôi nhưng khi được nhắc đi nhắc lại nhiều lần sẽ khiến bạn thật sự cảm nhận được nó như một việc đã xảy ra.Việc tự khẳng định khả năng của bản thân và tin vào viễn cảnh tươi sáng sẽ giúp bạn  vượt qua được những nỗi sợ hiện có và suy nghĩ thông suốt hơn khi bị căng thẳng, lo lắng.

5. Chấp nhận lời khen

Phản ứng của bạn với lời khen ngợi cũng nói lên nhiều điều về lòng tự tin mà bạn có. Thế nên khi có người khen bạn thì đừng phủ nhận chúng, thay vào đó bạn nên nói lời cảm ơn và nở nụ cười chân thành.

Tiếp nhận lời khen bằng một cách khéo léo
Tiếp nhận lời khen bằng một cách khéo léo

Việc chấp nhận lời khen chính là đồng nghĩa với việc bạn đang dần công nhận phẩm chất tốt và điểm mạnh của mình. Nó giống như sự thật rằng bạn có sức hấp dẫn nhất định trong mắt mọi người.

6. Chỉnh sửa ngôn ngữ cơ thể

Trích trong bài diễn thuyết Ted Talk nổi tiếng vào năm 2012 của Amy Cuddy,  tư thế và cử chỉ của mỗi chúng ta cũng ảnh hưởng tới cảm xúc mà bạn có. Sử dụng các ngôn ngữ cơ thể và tư thế quyền lực (power pose) nhất định chính là một trong những mẹo giúp bạn tự tin vào bản thân hơn. 

Thay đổi vẻ ngoài của mình
Thay đổi vẻ ngoài của mình

Theo đó, bạn cần điều chỉnh ngôn ngữ cơ thể như sau:

  • Thẳng lưng, đầu ngẩng cao.
  • Nhìn thẳng vào mắt của người đối diện khi trò chuyện.
  • Bước đi một cách khoan thai
  • Cử chỉ cởi mở.
  • Nói năng chậm rãi, rõ ràng từng từ.

Trong bối cảnh nhất định, bạn có tham khảo các ngôn ngữ cơ thể dưới đây để gia tăng khả năng tự tin giao tiếp:

  • The Loomer: Đặt tay lên bàn và nghiêng người về phía trước sau cuộc họp hoặc khi kết thúc một thương vụ.
  • The Performer: Mở rộng 2 chân bằng vai, vươn cao 2 cánh tay theo hình chữ V để tự tin hơn trước các vòng phỏng vấn.
  • The Wonder Woman: Chống 2 tay lên hông, ưỡn ngực và đứng thẳng lưng; cần áp dụng tư thế này 2 phút mỗi ngày để cải thiện sự tự ti ở trong bạn.

7. Học cách đón nhận lời chỉ trích một cách nhẹ nhàng

Tất nhiên rồi, những lời chỉ trích sẽ làm tổn thương niềm tin và những cố gắng của bạn! Tuy nhiên, nếu cứ mãi dằn vặt mình với những nhận xét đó mà không đi tìm hướng cải thiện cho mình thì bạn sẽ mãi chẳng thể nào tiến bộ.

Còn khi phản ứng quá quắt sẽ chỉ biến bạn thành người quá nhạy cảm, không mang đến lợi ích gì cho hiện tại và tương lai.

Đối mặt với sợ hãi bằng sự thoải mái, dám trải nghiệm và không sợ thất bại
Đối mặt với sợ hãi bằng sự thoải mái, dám trải nghiệm và không sợ thất bại

Theo đó, nếu bị chỉ ra lỗi sai hay thiếu sót thì bạn hoàn toàn có thể cho phép mình cảm thấy buồn bã. Tuy nhiên sau đó thì hãy nhanh chóng biến những lời nhận xét nặng nề, châm trích này thành kiểu ý kiến đóng góp mang tính xây dựng.

Bạn nên dựa vào lời chỉ trích để tìm ra điều mình cần sửa đổi và ứng biến hợp lý. Thay vì ngã xuống 1 hố sâu và chấp nhận đứng yên bên dưới, bạn hãy đổi cái đáy tăm tối này thành chiếc “đệm lò xo” giúp bạn bật lên và tìm thấy lối thoát.

8. Đừng nên quá quan tâm việc người khác nghĩ gì 

Giống như việc không phải ai bạn cũng có thể quý, thì dĩ nhiên bạn cũng không cần phải nhất quyết có được sự công nhận của mọi người.

Trong một cái xã hội thu nhỏ sẽ có những lý tưởng riêng, phong cách riêng và cách sống riêng. Muốn được tất cả mọi người yêu quý thì đồng nghĩa với việc bạn phải trở thành người “đa nhân cách”. 

Là chính mình và đừng nên quá bận tâm người khác nghĩ gì
Là chính mình và đừng nên quá bận tâm người khác nghĩ gì

Vậy thì làm sao để tự tin hơn? Bạn hãy cứ làm tốt công việc bạn cần và phải làm. Hãy chỉ nên tập trung nguồn năng lượng của mình vào người yêu quý và trân trọng bạn. 

9. Đặt ra mục tiêu vừa tầm

Mục tiêu sẽ là thứ kích thích bản thân ta cố gắng mỗi ngày, nhưng nếu đặt nó quá xa vời so với thực tế hoặc so với năng lực của mình thì chỉ khiến bạn lo lắng rồi thất vọng mỗi khi thất bại mà thôi. 

Hiểu rõ chính mình, đặt ra những mục tiêu vừa tầm 
Hiểu rõ chính mình, đặt ra những mục tiêu vừa tầm

Nếu bạn đang ở vạch số 0 thì không thể nào nhảy một phát lên vạch số 10 được; mà ít nhất phải đi qua vạch số 4 hay vạch số 8,… Việc nhảy lên vạch số 10 chỉ trong 1 bước nhưng lại vừa khó thành công và vừa dễ té ngã, chưa kể khi té ngã thì thực sự rất đau đớn. 

Do đó, hãy thực hiện theo tiêu chí “chậm mà chắc”; thay vì quá vội vàng muốn chứng tỏ bản thân. Đừng quá “tỏ vẻ” để rồi không có được kết quả tốt!

10. Tham gia các lớp kỹ năng mềm rèn luyện sự tự tin

Nếu “bẩm sinh” bạn là người có tính cách nhút nhát, kém ăn nói, kém giao tiếp thì việc đăng ký một lớp học kỹ năng mềm chính là giải pháp tốt nhất giúp nâng cao sự tự tin. 

Tham gia các lớp kỹ năng mềm
Tham gia các lớp kỹ năng mềm

Theo đó, bạn có thể tham gia vào lớp học kỹ năng mềm từ những người thành công, hay các chương trình ngoại khóa hoặc thử học khóa làm MC cũng là một điều khá thú vị đó.

Trên đây chúng tôi đã chia sẻ chi tiết đến bạn đọc khái niệm tự tin là gì và 10 cách rèn luyện sự tự tin hiệu quả nhất. Có được sự tự tin là một quá trình gian nan và tất cả sẽ phụ thuộc vào sự cố gắng của chính bản thân bạn!

About Phạm Xuân Thanh

Tôi là Phạm Xuân Thanh – Tôi đã có kinh nghiệm hơn 3 năm review đánh giá về các loại máy móc công nghiệp, thiết bị vệ sinh công nghiệp, cách chăm sóc xe hơi. Tôi hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn về các công dụng, chức năng của các loại thiết bị công nghiệp và các cách chăm sóc xe hơi này.

View all posts by Phạm Xuân Thanh →