Kỹ năng lắng nghe là như thế nào?

Kỹ năng lắng nghe là một trong số các kỹ năng mềm quan trọng, là “nghệ thuật” giao tiếp hiệu quả giúp chúng ta nắm giữ thành công và xây dựng một mối quan hệ gắn kết. Vậy lắng nghe là gì? Kỹ năng lắng nghe là gì? Tất cả các vấn đề liên quan đến kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp sẽ được chúng tôi giải đáp trong nội dung dưới đây! 

Tìm hiểu thông tin quan trọng về kỹ năng lắng nghe 
Tìm hiểu thông tin quan trọng về kỹ năng lắng nghe

Lắng nghe là gì? 

Trong tâm lý học hành vi, lắng nghe là hành động xoay quanh việc chủ động chú ý đến từ và âm thanh được nghe để hấp thụ ý nghĩa của chúng, và phát triển phản ứng cảm xúc. Nói cách khác, lắng nghe là “nghe điều gì đó với sự chú ý có chủ đích”. Mục đích của lắng nghe để thu thập thông tin, thấu cảm và phản hồi. 

Lắng nghe chính là một quá trình hoạt động trí óc, đòi hỏi nhiều giác quan. Đây là một hành động tự nguyện, nghĩa là một cá nhân có thể chọn nghe hoặc không nghe. Khi chọn lắng nghe thì đó là một quá trình đang hoạt động, có thể nghe thấy âm thanh và từ ngữ; mà không cần phải nghe hoặc tập trung vào những gì bạn đang nghe. “Nghe mà không nghe” chính là một ví dụ cho cụm từ phổ biến “nghe tai này lọt qua tai kia”.

Lắng nghe là gì? 
Lắng nghe là gì?

Lắng nghe được chia nhỏ thành lắng nghe chủ động và lắng nghe bị động, thường được sử dụng trong giao tiếp về các mối quan hệ lành mạnh giữa bạn bè đồng trang lứa, đồng nghiệp, bạn bè, người yêu, các thành viên trong gia đình,…

  • Lắng nghe tích cực: Sẽ đòi hỏi sự tò mò, động lực, mục đích và nỗ lực. Trong đó, người nghe cố gắng tiếp cận và hiểu những gì họ đang nghe nhằm kết nối với người kia giúp cuộc trò chuyện có ý nghĩa. Hiểu đơn giản, lắng nghe tích cực là cách bạn muốn lắng nghe nếu như bạn muốn hiểu hoặc nếu như bạn đang tìm cách giải quyết vấn đề với một cá nhân khá.
  • Lắng nghe tiêu cực: Có đặc điểm là bị “ngắt kết nối” với người nói, không chú ý và không tiếp thu được. Một người lắng nghe thụ động rất có thể là đã có sẵn ý kiến và không sẵn sàng làm việc với người kia để đưa ra giải pháp. Do đó, lắng nghe thụ động sẽ không phải là cách tuyệt vời để giao tiếp với người mà bạn đang cố gắng hình thành mối quan hệ.

Kỹ năng lắng nghe là gì?

Kỹ năng lắng nghe (tiếng Anh là Listening Skills) là một trong những kỹ năng mềm liên quan đến trí tuệ cảm xúc; chỉ khả năng chủ động tập trung sự chú ý và vào người đối diện để thấu hiểu ngụ ý từng câu chữ của người nói. Nó bao gồm việc chú ý đến nội dung được truyền tải và những cảm xúc, suy nghĩ, động cơ của người nói. 

Kỹ năng lắng nghe là gì?
Kỹ năng lắng nghe là gì?

Kỹ năng lắng nghe còn là khả năng phản hồi lại người nói một cách tế nhị, chính xác. Bằng việc trả lời các câu hỏi, câu nhấn mạnh; tóm tắt những gì nghe được để đảm bảo rằng thông điệp đã được hiểu đúng và đầy đủ.

Người có kỹ năng lắng nghe là người biết cách thể hiện sự tôn trọng với người nói. Đó cũng chính là nền tảng tạo nên thành công của một cuộc trò chuyện trong bất kỳ bối cảnh nào, dù ở nơi làm việc hay trong tình huống hằng ngày. Hơn nữa, lắng nghe hiệu quả giúp bạn tạo ấn tượng tốt với mọi người xung quanh.

Vai trò của kỹ năng lắng nghe

Lắng nghe là kỹ năng giao tiếp quan trọng trong cuộc sống. Mỗi chúng ta ai cũng muốn được chia sẻ và được người khác lắng nghe; và khi bạn càng có tầm ảnh hưởng thì cũng sẽ đồng nghĩa với việc bạn cần phải lắng nghe nhiều hơn. Cụ thể:

1. Trong công việc

Kỹ năng lắng nghe đều quan trọng trong bất cứ ngành nghề nào
Kỹ năng lắng nghe đều quan trọng trong bất cứ ngành nghề nào

Trong công việc, dù trong bất cứ ngành nghề nào thì kỹ năng lắng nghe đều vô cùng quan trọng. Các doanh nghiệp hiện nay xem lắng nghe như “văn hóa” của công ty. Việc rèn luyện kỹ năng lắng nghe không chỉ giúp nhân viên giao tiếp với nhau dễ dàng, mà còn giúp nhà lãnh đạo thấu hiểu nhân viên của mình. Từ đó, mối quan hệ trong nội bộ công ty càng ngày càng bền vững giúp hiệu quả công việc cũng được nâng cao.

Kỹ năng lắng nghe là yếu tố quyết định sự thành công của những cuộc đàm phán với đối tác, giúp giữ chân khách hàng. Đồng thời giúp bạn nắm bắt được những thông tin cần thiết, hiểu được mong muốn của đối phương và nhanh chóng đưa ra các giải pháp, đề xuất phù hợp.

2. Trong cuộc sống

Trong cuộc sống, kỹ năng lắng nghe giúp bạn xây dựng, phát triển và duy trì các mối quan hệ xã hội. Thông qua lắng nghe và thấu hiểu sẽ giúp làm giảm thiểu tối đa xung đột, mâu thuẫn có thể diễn ra trong các mối quan hệ của mình.

Kỹ năng lắng nghe giúp giảm thiểu mâu thuẫn, xây dựng mối quan hệ bền vững
Kỹ năng lắng nghe giúp giảm thiểu mâu thuẫn, xây dựng mối quan hệ bền vững

Ngoài ra, bạn cũng có thể tiếp thu nhiều kiến thức hữu ích từ quan điểm của người khác. Từ đó xây dựng một hình ảnh đẹp và tạo được lòng tin với những người xung quanh. Bởi vì người muốn tâm sự sẽ có xu hướng tìm đến những người biết lắng nghe, sẵn sàng chia sẻ hết với họ.

Xem thêm:: Nghĩa đen – Nghĩa bóng là gì?

8 Nguyên tắc rèn luyện kỹ năng lắng nghe hiệu quả

Có ý kiến cho rằng, khả năng lắng nghe là bẩm sinh của con người; tuy nhiên sự thật thì nó được xem là cả một quá trình nỗ lực của mỗi cá nhân. Chúng ta có thể học tập, thực hành và hoàn thiện kỹ năng lắng nghe mỗi ngày. Theo đó, hãy bắt đầu từ việc hình thành các thói quen và sau đó thực hành chúng mỗi ngày. 

Dưới đây là 16 nguyên tắc cơ bản để rèn luyện kỹ năng lắng nghe hiệu quả mà bạn có thể tham khảo: 

1. Tuyệt đối không ngắt lời người khác đang nói

Lắng nghe và đừng ngắt lời người khác khi họ đang nói
Lắng nghe và đừng ngắt lời người khác khi họ đang nói

Không ngắt lời người khác khi đang nói chính là một nguyên tắc quan trọng trong giao tiếp. Ngắt lời được xem là hành động bất lịch sự, vô duyên; khiến người đang nói cảm thấy bản thân không được tôn trọng và sẽ mất đi cảm hứng chia sẻ tiếp câu chuyện.

Chính vì vậy, hãy để người nói có không gian và thời gian chia sẻ, giãi bày và chọn một thời điểm thích hợp để tiếp lời họ. Trong trường hợp bất khả kháng thì bạn có thể sử dụng hành động tế nhị hoặc những câu nói tỏ ý xin lỗi để được phép xen ngang cuộc trò chuyện.

2. Thấu hiểu khi lắng nghe

Thấu hiểu là mức độ cao hơn của lắng nghe, bởi bạn cần sử dụng sự quan sát và tư duy của bản thân để cảm nhận cũng như tìm ra ý nghĩa ẩn sâu trong câu nói của đối phương. Thông qua thấu hiểu, bạn có thể cảm thông và làm cho cuộc trò chuyện trở nên gần gũi hơn. 

Thấu hiểu và đồng cảm khi lắng nghe
Thấu hiểu và đồng cảm khi lắng nghe

Người có thể thấu hiểu khi lắng nghe cũng có thể đưa ra phản hồi phù hợp, vừa ý người nghe. Đồng thời giúp tránh những lời nói làm phật lòng hoặc gây tổn thương cho họ. 

  1. Đặt câu hỏi đúng cách 

Những câu hỏi đóng với “có” hoặc “không” thường chỉ tạo ra câu trả lời cụt ngủn và khiến cho cuộc trò chuyện trở nên “bí bách”. Điều này không hữu ích khi rèn luyện kỹ năng lắng nghe, nó sẽ gây khó khăn cho việc thấu hiểu đối phương vì không thể khám phá được nhiều điều từ câu trả lời ngắn, không có tính mô tả.

Thay vào đó, hãy sử dụng loại câu hỏi mở có kết hợp với cụm từ như “Thật vậy sao?”, “Đúng như vậy ư?”, “Trời ơi!”,… để thể hiện bản thân đang thực sự quan tâm đến những gì đối phương đang nói. Ví dụ:

Phản hồi, đặt câu hỏi đúng cách
Phản hồi, đặt câu hỏi đúng cách
  • Bạn có thể cho tôi biết sâu hơn về điều đó không?
  • Bạn nghĩ thế nào về chúng?
  • Có những khía cạnh nào của vấn đề mà chúng ta chưa đề cập đến?
  • Bạn nghĩ kết quả tốt nhất ở trong tình huống này là gì?

Bên cạnh đó, việc luyện tập để đặt câu hỏi trong thời điểm thích hợp cũng cần được để ý. Bởi, đối phương có thể cảm nhận được sự nghiêm túc theo dõi và mong muốn thấu hiểu của bản thân bạn.

4. Hãy thật kiên nhẫn

Kiên nhẫn là một kỹ thuật lắng nghe hiệu quả, nó cho phép bản thân mỗi người tập trung lắng nghe mà không ngắt lời người khác. Kiên nhẫn không đồng nghĩa là cố gắng lấp đầy khoảng thời gian im lặng bằng những suy nghĩ hoặc câu chuyện của người nghe. Đừng nên vội vàng đặt câu hỏi hay vội vàng trả lời trong khi đối phương vẫn đang nói, và cũng đừng thay đổi chủ đề một cách đột ngột vì nó thể hiện sự thiếu kiên nhẫn của bạn. 

Hãy kiên nhẫn lắng nghe để hiểu rõ suy nghĩ của người kể chuyện
Hãy kiên nhẫn lắng nghe để hiểu rõ suy nghĩ của người kể chuyện

Để lắng nghe tốt, bạn cần phải tập trung hoàn toàn vào người nói; hãy cố gắng hiểu rõ ý muốn và suy nghĩ của họ. Đôi khi, người nói diễn tả những suy nghĩ phức tạp hoặc không rõ ràng; thì lúc này đòi hỏi người nghe cần phải kiên nhẫn để nghe đối phương diễn tả rõ hơn.

5. Có sự tập trung cao độ vào cuộc giao tiếp

Tập trung là yếu tố hàng đầu và cơ bản nhất trong kỹ năng lắng nghe. Tập trung lắng nghe sẽ được thể hiện thông qua các hành động cụ thể như nhìn vào mắt đối phương khi họ truyền đạt; hay chủ động hạn chế yếu tố khiến bản thân xao nhãng gồm tắt chuông điện thoại, tìm kiếm khu vực yên tĩnh để trò chuyện,… 

Dành sự tập trung cao độ vào cuộc trò chuyện
Dành sự tập trung cao độ vào cuộc trò chuyện

Giao tiếp là sự tương tác 2 chiều, việc bạn tập trung lắng nghe chia sẻ của người đối diện sẽ thể hiện sự tôn trọng và thái độ chân thành của mình. Bất kỳ hành động mất tập trung nào cũng đều có thể khiến đối phương cảm thấy khó chịu và làm giảm hiệu quả giao tiếp. Hơn thế, việc tập trung cao độ còn khiến thời gian trò chuyện trở nên hữu ích và đạt hiệu quả cao. 

6. Không phán xét, áp đặt

Có câu “đầu óc trẻ thơ như một tờ giấy trắng!”, vậy nên hãy để cho đầu óc của mình thật “trẻ thơ” khi lắng nghe mọi người. Chẳng ai muốn giao tiếp với một người bảo thủ. Nói cách khác, kỹ năng lắng nghe có thể được bắt đầu bằng sự cởi mở trong tư tưởng và để trở thành một người giỏi lắng nghe chính là không phán xét và áp đặt đối phương.

Cởi mở trong tư tưởng, không phán xét và áp đặt người khác
Cởi mở trong tư tưởng, không phán xét và áp đặt người khác

Nguyên tắc này không đồng nghĩa với việc loại bỏ quan điểm cá nhân của bạn. Bạn nên có sự cân nhắc kỹ lưỡng trước khi thể hiện cái tôi của mình trong quá trình giao tiếp. Điều này giúp bạn hạn chế hiểu lầm gây ảnh hưởng không tốt đến các mối quan hệ.

7. Sử dụng ngôn ngữ hình thể

Ngôn ngữ hình thể là một cách thể hiện kỹ năng lắng nghe rất hiệu quả. Ví dụ hành vi gật gù, tỏ thái độ thích thú với đoạn cao trào trong câu chuyện của người kể,… ; hoặc cử chỉ an ủi, vỗ về đối phương lúc họ không kiềm chế được cảm xúc khi nói về một câu chuyện buồn. 

Sử dụng ngôn ngữ hình thể một cách hiệu quả 
Sử dụng ngôn ngữ hình thể một cách hiệu quả

Ngoài ra, bạn có thể biểu đạt sự chăm chú, tập trung của mình thông qua tư thế ngồi và ánh mắt. Những hành động này tuy nhỏ nhưng lại thể hiện ấn tượng sâu sắc với người trò chuyện đối diện. 

8. Đưa ra các ý kiến cá nhân

Một “chìa khóa vàng” giúp bạn thể hiện mình là một người lắng nghe chân thành đó chính là đưa ra các quan điểm cá nhân. Điều quan trọng đó chính là cách biểu đạt của bạn phải thật rõ ràng để đối phương có thể hiểu và nhận ra tầm quan trọng của việc thực hiện điều đó.

Đưa ra ý kiến cá nhân phản hồi giúp họ giải quyết vấn đề
Đưa ra ý kiến cá nhân phản hồi giúp họ giải quyết vấn đề

Đưa ra ý kiến cá nhân là cách chứng minh bạn có sự tập trung, phân tích, đánh giá và đồng cảm thấu hiểu với câu chuyện của người nói. Việc đưa ra quan điểm sẽ giúp họ giải quyết những vấn đề vừa nói. Và nó cũng chính là kết quả của một quá trình giao tiếp đạt hiệu quả cao.

Nguyên nhân khiến kỹ năng lắng nghe của bạn chưa thật sự hiệu quả

Kỹ năng lắng nghe giúp củng cố các mối quan hệ và thu thập thông tin quan trọng có thể đưa đến thành công. Tuy nhiên, một vài thói quen lại vô tình khiến cho việc lắng nghe bị thất bại. Dưới đây là những lỗi thường gặp trong kỹ năng lắng nghe mà bạn cần tránh:

  • Không tập trung vào người nói: Không tập trung vào người nói chính là sai lầm lớn cần tránh khi muốn rèn luyện kỹ năng lắng nghe. Việc thể hiện thái độ hời hợt, không hứng thú và xao nhãng trong quá trình giao tiếp; đồng thời thiếu tương tác tích cực từ người nghe sẽ khiến người nói cảm thấy tự ti và không được tôn trọng. Hơn nữa, nó phần nào thể hiện sự thiếu chuyên nghiệp của mỗi người trong giao tiếp và tạo ấn tượng xấu trong mắt người đối diện.
  • Thái độ không hứng thú: Trong suốt cuộc trò chuyện, người nói không thấy được tương tác tích cực từ người nghe sẽ khiến họ cảm thấy tự ti và không được tôn trọng. Điều này phần nào thể hiện sự thiếu chuyên nghiệp của mỗi người trong giao tiếp.
Thái độ không thích thú, không có sự tương tác với người nói
Thái độ không thích thú, không có sự tương tác với người nói
  • Đưa ra những ý kiến tiêu cực: Việc đưa ra ý kiến mang tính tiêu cực; phán xét về cách ăn mặc, giọng điệu, từ ngữ, tính chất câu chuyện,… sẽ gây khó chịu cho người nói. Vì thế, những thành kiến này sẽ là rào cản lớn để phát triển kỹ năng lắng nghe hiệu quả.
  • Quá tập trung vào quan điểm cá nhân: Khi quá tập trung vào quan điểm cá nhân sẽ làm mất đi sự khách quan trong giao tiếp. Đồng thời thể hiện việc bạn không xem trọng việc lắng nghe mà chỉ khăng khăng bảo vệ quan điểm và chính kiến của mình.
  • Không có sự chuẩn bị: Thường thì mọi người chỉ quan tâm đến phần trình bày hơn phần lắng nghe. Tuy nhiên, muốn giao tiếp đạt hiệu quả tốt nhất thì việc chuẩn bị cho phần lắng nghe cũng đóng vai trò quan trọng. Kỹ năng lắng nghe tốt sẽ giúp giải quyết được nhiều vấn đề phát sinh trong cuộc trò chuyện.
  • Không đặt mình vào vị trí đối phương: Nếu như không đặt bản thân mình vào vị trí của đối phương thì chúng ta hoàn toàn có thể hiểu sai hoặc bỏ qua những thông tin quan trọng; từ đó dẫn đến nhiều hiểu nhầm và gây ra xung đột không cần thiết. Việc không đặt mình vào vị trí đối phương còn khiến góc nhìn mỗi người bị “bó hẹp” vào một chiều, thiếu tính khách quan và dễ gây bất đồng quan điểm, làm mối quan hệ xấu đi.
Không có sự đồng cảm, không đặt bản thân mình vào vị trí đối phương
Không có sự đồng cảm, không đặt bản thân mình vào vị trí đối phương
  • Lựa chọn vấn đề giao tiếp phức tạp: Việc lựa chọn chủ đề khi giao tiếp cũng rất quan trọng khi muốn phát triển kỹ năng lắng nghe. Nếu lựa chọn chủ đề quá phức tạp có thể khiến người nghe khó hiểu và không thể đưa ra phản hồi thích hợp. Vậy nên hãy lựa chọn chủ đề giao tiếp phù hợp với đối tượng nghe, có thể sử dụng các câu hỏi để làm rõ nhiều khía cạnh khác nhau; gợi ý cho người nói trình bày một cách đơn giản và rõ ràng hơn nếu cần thiết. 

Tìm hiểu về 4 hiểu lầm “tai hại” trong kỹ năng lắng nghe

Việc rèn luyện kỹ năng lắng nghe là cả một quá trình nỗ lực không ngừng nghỉ, đòi hỏi tập trung cao độ, sự tương tác và phản hồi với người nói. Cùng điểm qua 4 hiểu lầm thường gặp trong kỹ năng lắng nghe và kiểm tra xem bạn có đang sở hữu một trong những điều đó không nhé!

1. Lắng nghe trong mọi tình huống đều là giống nhau

Lắng nghe trong các tình huống hoàn toàn là khác nhau, bởi mỗi loại lắng nghe sẽ mang một đặc trưng riêng. Vì vậy, mỗi người cần hiểu đúng để áp dụng  cho các tình huống; tránh làm ảnh hưởng đến các mối quan hệ. 

Lắng nghe trong các tình huống là khác nhau
Lắng nghe trong các tình huống là khác nhau

Ví dụ, trong cuộc hội thảo chuyên môn thì ta cần lắng nghe kỹ để hiểu rõ các thông tin kỹ thuật và kiến thức được trình bày. Nhưng trong cuộc hội thoại giữa bạn bè thì ta có thể lắng nghe một cách thoải mái, sử dụng ngôn ngữ cơ thể để làm cuộc hội thoại trở nên thú vị và sinh động hơn.

Lắng nghe cũng có thể khác nhau tùy vào mục đích của mỗi người. Nếu như đang cố gắng giải quyết vấn đề hoặc trao đổi ý kiến thì cần phải lắng nghe 1 cẩn thận để hiểu rõ vấn đề và quan điểm của người khác, từ đó đưa ra phản hồi thích hợp. Còn nếu đối phương kiểu tâm sự hay chia sẻ câu chuyện riêng của họ thì hãy tỏ ra cảm thông, thấu hiểu để người nói cảm thấy được an ủi. 

2. Lắng nghe là ngồi im

Lắng nghe không phải là chỉ ngồi im và nhìn mọi người xung quanh bàn tán sôi nổi về một vấn đề nào đó, mà lắng nghe là một hành động tinh thần, được xem là một trạng thái tập trung và thấu hiểu về những gì đang diễn ra xung quanh.

Mặc dù việc “ngồi im” có thể giúp ta tập trung hơn vào người nói, nhưng nó phải luôn trong 1 trạng thái mở để tiếp nhận thông tin một cách chân thành và luôn sẵn sàng thấu hiểu, đáp ứng. 

3. Nghe và lắng nghe giống nhau

“Nghe” và “lắng nghe” là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau. Cụ thể:

“Nghe” và “lắng nghe” là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau
“Nghe” và “lắng nghe” là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau
  • Nghe: Là một phản xạ tự nhiên, là trạng thái tiếp nhận âm thanh một cách thụ động. Âm thanh sẽ được thu nhận kể cả khi người nghe không mong muốn.
  • Lắng nghe: Là một cách tiếp nhận âm thanh chủ động. Đây là một kỹ năng giao tiếp đòi hỏi có sự tập trung, mong muốn thấu hiểu đối phương; có sự quan sát và phân tích để đưa ra những phản hồi có giá trị.

Theo một số nghiên cứu, nghe được chia thành 5 cấp độ gồm nghe phớt lờ, nghe giả vờ, nghe chọn lọc, nghe chú tâm và nghe thấu hiểu. Như vậy, bạn cần phải đạt đến cấp độ cao nhất để có được kỹ năng – nghệ thuật lắng nghe. 

4. Lắng nghe là lép vế

Nhiều người nghĩ rằng việc chỉ ngồi nghe người khác nói thôi chính là đang bị lép vế, không được thể hiện quan điểm cá nhân của mình. Nhưng thực tế, lắng nghe là 1 cuộc giao tiếp 2 chiều; người nghe hoàn toàn có thể dẫn dắt cuộc trò chuyện theo hướng bản thân mong muốn bằng cách lắng nghe hiệu quả, đặt những câu hỏi phù hợp.

Khi lắng nghe, chúng ta đã dành thời gian và sự tập trung để tiếp nhận, phân tích để hiểu những gì đối phương nói. Từ đó giúp chúng ta hiểu và phản hồi tốt hơn, đồng thời tạo được sự kết nối sâu sắc với người nói. Nói cách khác, lắng nghe cũng chính là bạn đang dẫn dắt và kiểm soát câu chuyện.

Trên đây là toàn bộ thông tin của chúng tôi muốn chia sẻ với bạn đọc về kỹ năng lắng nghe, mong rằng đã hữu ích với bạn. Ngoài kỹ năng lắng nghe thì còn rất nhiều kỹ năng mềm cần thiết khác giúp bạn trở nên tốt đẹp và phát triển hơn trong tương lai. Hãy chú ý tìm hiểu thêm trên website Chamsocxehoi.org bạn nhé! 

Tài liệu tham khảo:

https://www.pace.edu.vn/tin-kho-tri-thuc/ky-nang-lang-nghe-la-gi#:~:text=K%E1%BB%B9%20n%C4%83ng%20l%E1%BA%AFng%20nghe%20l%C3%A0%20kh%E1%BA%A3%20n%C4%83ng%20t%E1%BA%ADp%20trung%20v%C3%A0o,%C4%91%E1%BB%99ng%20c%C6%A1%20c%E1%BB%A7a%20ng%C6%B0%E1%BB%9Di%20n%C3%B3i.

https://glints.com/vn/blog/luyen-tap-ky-nang-lang-nghe-hieu-qua-khi-giao-tiep/

https://www.careerlink.vn/cam-nang-viec-lam/tu-van-nghe-nghiep/lang-nghe-la-gi-tam-quan-trong-cua-biet-lang-nghe

https://veo.com.vn/7-cach-ren-luyen-ky-nang-lang-nghe-hieu-qua/

https://jobsgo.vn/blog/lang-nghe-la-gi/

https://unica.vn/blog/loi-ich-cua-ky-nang-lang-nghe

https://www.toponseek.com/blogs/ky-nang-lang-nghe/

https://ybox.vn/gia-vi/tam-ly-khac-biet-giua-nghe-va-lang-nghe-610aa49d7c8fd3688e6de3bf

About Phạm Xuân Thanh

Tôi là Phạm Xuân Thanh – Tôi đã có kinh nghiệm hơn 3 năm review đánh giá về các loại máy móc công nghiệp, thiết bị vệ sinh công nghiệp, cách chăm sóc xe hơi. Tôi hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn về các công dụng, chức năng của các loại thiết bị công nghiệp và các cách chăm sóc xe hơi này.

View all posts by Phạm Xuân Thanh →