Trọng lượng là gì? Khối lượng là gì? Công thức tính

Trong vật lý, trọng lượng là kiến thức các bạn học sinh cần nắm vững để làm tốt các dạng bài thi THPT Quốc gia. Đặc biệt, rất nhiều bạn còn nhầm lẫn giữa khái niệm trọng lượng với khối lượng. Những thông tin qua bài viết này, Chăm Sóc Xe Hơi sẽ tổng hợp cho bạn đọc kiến thức quan trọng nhất về trọng lượng, khối lượng một cách dễ hiểu nhất để vận dụng được ngay. 

Tìm hiểu về trọng lượng là gì?

Định nghĩa trọng lượng là gì?

Theo định nghĩa về trọng lượng, trọng lượng là sức nặng của vật thể hiện qua giá trị đo của cân lò xo hoặc lực kế của lò xò. Trọng lượng biểu hiện đặc trưng cho lực nén vật lên bề mặt sàn hay lực căng bởi vật gây ra lên lò xo của lực kế khi treo vật vào. 

Trọng lượng là gì?
Trọng lượng là gì?

Ngoài ra, trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật trọng lượng vật được xem là dạng lực mà lực hấp dẫn tác dụng lên vật đó. Ký hiệu của nó bằng chữ W. 

Chung quy, trọng lượng được hiểu là cường độ của trọng lực chịu tác dụng lên vật; nó sẽ phụ thuộc trực tiếp vào khối lượng vật và gia tốc trọng trường. 

Đơn vị tính trọng lượng là gì?

Theo quy ước, đơn vị được sử dụng để đo trọng lượng là Newton, được ký hiệu là N. Trọng lượng của vật nặng 100g sẽ tương đương 1N. Công thức để tính trọng lượng theo khối lượng (Công thức liên hệ giữa khối lượng và trọng lượng) như sau:

P = m.g

Trong đó:

  • P: Trọng lượng của vật, đơn vị tính là N (niutơn, Newton (đơn vị))
  • m: Khối lượng vật, đơn vị tính là kg (kilogram)
  • g: Gia tốc trọng trường

Trong Chương trình Phổ thông trung học cơ sở, giá trị gia tốc trọng trường (g) là 9.18 m/s2. Tuy nhiên, thực tế giá trị của giá trị của gia tốc trọng trường biến thiên theo độ cao tại những khu vực chịu lực của trái đất dẫn đến trọng lượng cũng thay đổi theo. 

Ví dụ, một chiếc máy bay có cân nặng 1.000kg khi ở sân bay thì khối lượng của nó vẫn là 1.000kg, còn trọng lượng sẽ được tính bằng 1.000kg nhân với giá trị g tại sân bay. 

Khi máy bay cất cánh lên đến độ cao  9kg, vẫn khối lượng 1.000 kg nhưng  lượng sẽ thay đổi bởi vì gia tốc trọng trường g lúc này đã thay đổi.

Tìm hiểu chi tiết về khối lượng

Khối lượng là gì?

Theo định nghĩa, khối lượng chính là thước đo về số lượng vật chất để tạo thành vật thể đó. Trong vật lý cơ học, khái niệm trọng lượng được giải thích là số vật chất có trong một vật thể.

Hiểu đơn giản nhất, khối lượng chính là sức nặng của vật trên mặt đất. Sau khi được nhà vật lý Newton tìm ra định luật cơ học, khái niệm về khối lượng đã được hiểu rộng hơn. Đó chính là khối lượng của vật nào mà có tỷ lệ tương đương lực hấp dẫn của vật đó lên vật khác. Chính vì thế, khối lượng m tỷ lệ với trọng lượng P qua gia tốc trọng trường.Một cách dễ hiểu nhất thì khối lượng của một vật được xác định chỉ lượng chất mà hình thành lên vật đó. 

Đơn vị đo khối lượng

Đơn vị để khối lượng là kilogram (kg), được kí hiệu là m. Dụng cụ được sử dụng để đo khối lượng của là cân. Một số loại cân phổ biến thường gặp đó là cân đòn, cân y tế, cân đồng hồ… 

Đơn vị đo khối lượng
Đơn vị đo khối lượng

Ngoài ra, người ta cũng hay sử dụng các đơn vị khác như gam, tấn, tạ, yến  để làm đơn vị đo khối lượng. 1.000 g = 1 kg;  1 tạ = 100kg; 1 tấn = 1000 kg,…

Ví dụ: Trên vỏ ngoài của hộp sữa có ghi 397g,  đây chính là lượng sữa được chứa trong hộp.

Sự khác nhau giữa trọng lượng và khối lượng

Trong Vật lý, trọng lượng và khối lượng là hai đại lượng hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên, khá nhiều người vẫn đánh đống và sử dụng hai thuật ngữ này kiểu như tương đương nhau. Sự khác nhau đó được thể hiện rõ ràng nhất chính là thông qua khái niệm. Để ghi nhớ lâu hơn, các bạn có thể tham khảo bảng phân biệt trọng lượng và khái niệm như sau: 

Khối lượng Trọng lượng
  • Là số lượng vật chất có trong mỗi vật thể.
  • Khối lượng của vật sẽ không bao giờ  thay đổi dù vật được đặt ở bất kỳ một vị trí nào.
  • Kilogam (kg) là đơn vị được dùng để đo khối lượng vật.
  • Để đo khối lượng của vật người ta dùng cân
  • Đại diện cho khả năng tác dụng lực hấp dẫn lên vật. 
  • Đơn vị để đo trọng lượng là N (newton).
  • Phụ thuộc vào lực hấp dẫn của vị trí đặt vật.
  • Khi đo trọng lượng, người ta sẽ không dùng cân như đo khối lượng mà dựa trên sự co giãn của lò xo. 

Trên đây là những thông tin Chăm Sóc Xe Hơi muốn chia sẻ đến bạn đọc về trọng lượng. Hy vọng, qua đó bạn đọc hiểu và nắm rõ kiến thức về trọng lượng là gì? Khối lượng là gì? Đừng lo lắng, có vấn đề nào cần giải đáp hãy để câu hỏi tại đây để được mọi người hỗ trợ nhanh nhất nhé. 

About Phạm Xuân Thanh

Tôi là Phạm Xuân Thanh – Tôi đã có kinh nghiệm hơn 3 năm review đánh giá về các loại máy móc công nghiệp, thiết bị vệ sinh công nghiệp, cách chăm sóc xe hơi. Tôi hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn về các công dụng, chức năng của các loại thiết bị công nghiệp và các cách chăm sóc xe hơi này.

View all posts by Phạm Xuân Thanh →