Thế nào là câu đặc biệt? Tác dụng, cách dùng câu đặc biệt!

Câu đặc biệt là dạng câu ai trong chúng ta cũng đã từng được học trong chương trình Ngữ Văn lớp 7. Thậm chí, dạng bài tập này khiến không ít các bạn học sinh vật lộn vì chưa hiểu rõ. Sau nhiều năm rời khỏi ghế nhà trường, chẳng máy ai còn nhớ thế nào là câu đặc biệt? Tác dụng và cách dùng loại câu này như thế nào? Hãy để CHAMSOCXEHOIHN gợi mở giúp bạn nhớ lại kiến thức trong bài viết này nhé!

Câu đặc biệt là gì? Thế nào là câu đặc biệt?

Soạn văn câu đặc biệt là một phần quan trọng trong môn Ngữ Văn lớp 7 các bạn học sinh cần nắm vững. Câu đặc biệt là dạng câu không có cấu tạo theo mô hình chủ ngữ, vị ngữ như các dạng câu thông thường 

thế nào là câu đặc biệt
Thế nào là câu đặc biệt?

Có thể hiểu nôm na, câu đặc biệt là dạng câu không tuân theo bất kỳ một quy tắc ngữ pháp nào. 

Sau khi đã giúp bạn đọc như được câu đặc biệt là gì, Chăm Sóc Xe Hơi sẽ đưa ra một vài ví dụ minh họa dạng câu này nhé. 

  • Ôi, trời lại nắng rồi!
  • Linh! Chính là Linh
  • Cuối cùng cũng vượt qua được rồi!

Tác dụng của câu đặc biệt là gì?

Không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ vị ngữ, những câu đặc biệt được thể hiện dưới nhiều dạng khác nhau. Tuy nhiên đều hướng đến những tác dụng chung nhất như sau:

Những tác dụng của câu đặc biệt bạn biết chưa?
Những tác dụng của câu đặc biệt bạn biết chưa?

Xác định thời gian, địa điểm diễn ra sự việc

Chức năng đầu tiên của câu đặc biệt là xác định thông tin về thời gian, về nơi diễn ra sự việc, sự kiện trong đoạn văn đang nhắc tới. Vì không khôi phục được các thành phần câu sau khi đã lược bỏ. Vậy nên thông tin người viết cần truyền tải tới bạn đọc qua dạng câu đặc biệt cần đảm bảo thông tin trung thực và chính xác. 

Ví dụ: Một đêm mưa! Người bố vẫn ôm đưa con bé bỏng đi xin sữa. 

Bộc lộ cảm xúc người viết, người nói 

Trong cuộc sống luôn cần đến những bài học hay, những câu chuyện truyền cảm hứng hay những vấn đề mà người viết hoặc người nói khó kìm dòng cảm xúc chân thực của mình. Họ thường chọn câu đặc biệt như một cách diễn tả thành các câu văn, câu nói bởi không cần tuân theo một cấu trúc ngữ pháp chủ vị nào. 

Dù vậy người nghe hay người đọc hoàn toàn có thể hiểu được ý tưởng, nội dung mà người viết, người nói muốn truyền tải. 

Liệt kê hoặc thông báo các sự vật, sự việc, hành động

Câu đặc biệt còn có tác dụng liệt kê hoặc thông báo sự hiện diện, tồn tại của các sự vật, hiện tượng. 

Ví dụ: Buổi sáng Sapa thật trong lành. Tiếng chim, tiếng gió.

Câu đặc biệt có chức năng gọi đáp

Linh ơi! Đây chính là một ví dụ điển hình của câu đặc biệt được sử dụng để gọi đáp. Trong một số trường hợp, các câu mang sắc thái chào hỏi, gọi đáp… được gọi là dạng câu đặc biệt. Đây cũng chính là dạng câu đặc biệt ngắn nhất. Tuy nhiên vẫn luôn đảm bảo ý nghĩa đầy đủ, người nghe hiểu và nắm bắt được thông tin. 

Phân biệt câu đặc biệt và câu rút gọn

Bạn biết đó, câu đầy đủ là câu cấu tạo đúng theo mô hình cụm chủ ngữ vị ngữ. Câu đặc biệt và câu rút gọn đều không thuộc câu đầy đủ. Về mặt hình thức giữa hai loại câu này khá giống nhau. Vậy nên khá nhiều bạn học sinh nhầm lẫn khi làm các dạng bài tập về câu rút gọn, câu đặc biệt

Dưới đây là điểm giống, khác nhau giữa câu rút gọn và câu đặc biệt

Câu đặc biệt Câu rút gọn
Không cấu cấu tạo theo mô hình cụm chủ vị. Vậy nên không thể khôi phục được các bộ phận đó. Câu đã bị lược bỏ thành phần chủ ngữ hoặc vị ngữ hoặc có thể cả chủ ngữ và vị ngữ. Vậy nên chúng ta có thể khôi phục lại các thành phần đã bị lược bỏ. 
Ví dụ: Trời ơi! Món ăn này hấp dẫn quá!

“Trời ơi!” là câu đặc biệt không được cấu tạo theo cấu trúc chủ ngữ – vị ngữ nên không thể khôi phục được. 

Ví dụ: “Ai là người mua bó hoa này?  – Linh.”

Thì “Linh” là câu rút gọn đã bị lược bỏ vị ngữ. Câu đầy đủ được khôi phục lại như sau: Linh là người mua bó hoa này. 

Các dạng bài tập vận dụng về câu đặc biệt

Kiến thức về câu đặc biệt không quá khó. Tuy nhiên rất dễ nhầm lẫn với câu rút gọn. Dưới đây là một số dạng bài tập điển hình liên quan đến câu đặc biệt các bạn học sinh có thể tham khảo qua. 

câu đặc biệt
Bổ trợ kiến thức các dạng bài tập về câu đặc biệt

Dạng 1: Xác định câu đặc biệt  trong đoạn văn cho trước

Đối với dạng bài tập này, yêu cầu các bạn học sinh vận dụng linh hoạt đặc điểm về câu đặc biệt. Cần phân biệt, tránh nhầm lẫn câu rút gọn. 

Dạng 2: Xác định tác dụng của những câu đặc biệt có trong đoạn văn

Trong dạng câu hỏi này, yêu cầu kiến thức học sinh có sự tổng hợp đây. Không chỉ giúp hiểu kỹ về câu đặc biệt, dạng bài này giúp tăng khả năng cảm thụ cho học sinh. 

Dạng 3: Viết một đoạn văn ngắn trong đó có sử dụng các dạng câu đặc biệt. Sau đó chỉ ra tác dụng câu đặc biệt ngay trong đoạn văn đó.  

Đây là dạng bài tập khó nhất liên quan đến câu đặc biệt. Đừng lo lắng chỉ cần nắm vững kiến thức là bạn có thể tự tin làm rồi. 

Hệ thống các kiểu câu trong tiếng Việt cực kỳ phong phú và đa dạng. Hy vọng rằng, bài viết đem đến kiến thức bổ ích giúp bạn hiểu hơn thế nào về câu đặc biệt. Đồng thời biết cách vận dụng linh hoạt câu đặc biệt trong cuộc sống thường ngày. 

About Phạm Xuân Thanh

Tôi là Phạm Xuân Thanh – Tôi đã có kinh nghiệm hơn 3 năm review đánh giá về các loại máy móc công nghiệp, thiết bị vệ sinh công nghiệp, cách chăm sóc xe hơi. Tôi hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn về các công dụng, chức năng của các loại thiết bị công nghiệp và các cách chăm sóc xe hơi này.

View all posts by Phạm Xuân Thanh →