Câu rút gọn là gì ?

Câu rút gọn là gì ? Tác dụng và cách dùng của câu rút gọn ra sao đã được học ở môn Ngữ văn lớp 7. Tuy nhiên để hiểu, đào sâu một cách chi tiết về câu rút gọn nhiều người vẫn khá mơ hồ. Trong bài viết hôm nay, Chamsocxehoi.org sẽ tổng hợp chi tiết nhất về loại câu này để mọi người cùng nắm được và có cái nhìn tổng quan nhất.

Khái niệm câu rút gọn là gì cho ví dụ?

Câu rút gọn là gì chắc chắn mọi người đã có thể hiểu nôm na thông qua cái tên của câu. Rút gọn chính là làm ngắn câu văn, câu nói dài để trở nên ngắn gọn hơn, dễ hiểu hơn.

câu rút gọn là gì
Tìm hiểu khái niệm câu rút gọn là gì ?

Câu rút gọn là những những câu đã được lược bỏ một số thành phần không cần thiết trong câu để tạo thành câu văn, câu nói ngắn. Mục đích truyền tải thông tin nhanh, hoặc làm gọn đoạn văn, bài văn.

Câu rút gọn được sử dụng linh hoạt theo từng trường hợp, ngữ cảnh. Mục đích để người nghe, người đọc có thể nhận thông tin trọn vẹn nhất. 

Tác dụng của câu rút gọn

Tác dụng chính của câu rút gọn chính là giúp câu văn, câu nói trở nên ngắn gọn hơn, súc tích hơn. Từ đó, mục đích truyền đạt thông tin từ người viết, người nói, đến người người đọc, người nghe trở nên dễ dàng hơn. Khả năng truyền đạt thông tin nhanh chóng hơn, tránh sự trùng lặp, rườm rà khi trình bày. 

Các loại câu rút gọn thông dụng nhất

Câu rút gọn được phân ra làm nhiều loại để người dùng có thể sử dụng linh hoạt trong văn nói và văn viết. Giúp cho đoạn văn, câu nói mạch lạc, trôi chảy và đặc biệt là không khiến cho người nghe hiểu sai ý của người nói, người viết. Cụ thể câu rút gọn được chia thành 3 loại như sau:

câu rút gọn
Câu rút gọn được chia thành 3 loại

Rút gọn bộ phận chủ ngữ:

Câu rút gọn bộ phận chủ ngữ là lược bỏ hoàn toàn phần chủ ngữ trong câu. Giúp câu văn ngắn gọn hơn mà không làm mất đi ý nghĩa của câu.

Ví dụ: Chiều đi ăn đồ nướng nhé.

Ta có thể thấy trong câu này không có chủ ngữ do đã bị lược bỏ khi nói. Câu đầy đủ sẽ là: “Chiều chúng ta đi ăn đồ nướng nhé”

Rút gọn bộ phận vị ngữ:

Rút gọn bộ phận vị ngữ trong câu rút gọn là cắt hẳn phần vị ngữ bổ sung phía sau để câu văn dễ hiểu, ngắn gọn. 

Ví dụ: A hỏi: Ngày mai ai là người trực nhật?

B trả lời: Việt.

Ở đây, “Việt” là câu rút gọn từ câu đầy đủ: Việt là người trực nhật.

Câu rút gọn vị ngữ này có thể sử dụng ở các trường hợp. Tuy nhiên, tùy vào từng trường hợp để thêm các từ tình thái vào sau để thể hiện sự tôn trọng. Với câu trả lời trên, nếu trả lời với người lớn tuổi hơn, có thể dùng thêm từ tình thái để thành câu: “Việt ạ”

Rút gọn cả chủ – vị ngữ:

Ở một số trường hợp, câu rút gọn cũng có thể lược bỏ cả phần chủ ngữ lẫn vị ngữ mà không khiến cho câu văn mất đi ý nghĩa. Thông thường câu rút gọn này thường dùng để giao tiếp thân mật ở vị trí ngang bằng, thân thiết. 

Câu rút gọn có thể cắt cả chủ ngữ và vị ngữ trong câu
Câu rút gọn có thể cắt cả chủ ngữ và vị ngữ trong câu

Ví dụ: Khi nào cậu trở lại Hà Nội? → Ngày mai

Khi đó từ ” Ngày mai ” đã được rút gọn cả phần chủ ngữ lẫn vị ngữ. Thế nhưng vẫn giúp người hỏi biết được chính xác thời gian.

→ Câu đầy đủ: Ngày mai, tớ trở lại Hà Nội. 

>>> Xem thêm: Chữ cái tiếng anh nào được nhiều người thích nghe nhất ?

Cách dùng câu rút gọn chuẩn nhất

Câu rút gọn nên dùng ở những đoạn văn, câu văn, câu nói có nhiều từ ngữ bị lặp lại. Nhờ đó, đoạn văn, câu văn, câu nói sẽ trở nên dễ hiểu và tránh rườm rà khi trình bày.

Ví dụ: Tôi đi chợ mua rau và tôi mua một ít cá.

Với câu này, chủ ngữ “Tôi” được lặp lại 2 lần khiến cho câu văn rườm rà, phức tạp. Chúng ta có thể rút gọn thành:

→ Tôi đi chợ mua rau và một ít cá. Phần chủ ngữ Tôi đã lược bỏ để câu văn ngắn gọn hơn. 

Trong văn nói, có thể sử dụng câu rút gọn để làm gọn giao tiếp nhưng không mất đi ý nghĩa. Ví dụ:

A: Sau tết, công ty khi nào làm việc trở lại?

B: Mùng 6

Ở đây Mùng 6 chính là câu rút gọn nhưng vẫn có thể giúp người hỏi có được câu trả lời đầy đủ. Câu đầy đủ sẽ là: Mùng 6 công ty làm việc trở lại. 

Lưu ý khi dùng câu rút gọn

Mặc dù để làm gọn câu văn nhưng khi sử dụng câu rút gọn, bạn cần phải chú ý một số vấn đề sau đây: 

Lưu ý khi dùng câu rút gọn
Lưu ý khi dùng câu rút gọn
  • Không rút gọn quá mức để khiến câu văn, câu nói trở nên khiếm nhã, cộc lốc, thiếu tôn trọng người nghe.
  • Rút gọn câu phải phù hợp với hoàn cảnh, người giao tiếp để tránh khiến cho người nghe, người đọc có ấn tượng xấu. 
  • Tránh sử dụng bừa bãi hay làm cho người đọc, người nghe hiểu sai ý mình muốn truyền đạt. 

Phân biệt câu rút gọn và câu đặc biệt

Có một kiểu câu khá giống với câu rút gọn đó chính là câu đặc biệt. Đây cũng chính là 2 kiểu câu mà mọi người thường nhầm lẫn với nhau. Để tránh sử dụng sai câu hoặc áp dụng khi làm bài chuẩn xác, chúng tôi sẽ đưa ra những tiêu chí để bạn có thể phân biệt được 2 loại câu này một cách nhanh nhất. 

câu rút gọn là sao
Phân biệt câu rút gọn và câu đặc biệt

Giống nhau:

Cả 2 câu rút gọn và câu đặc biệt thường là những câu ngắn gọn, súc tích. Thường được sử dụng nhiều trong văn nói và văn viết. Mục đích làm cho người nghe, người đọc dễ hiểu và tiếp thu hơn. 

Khác nhau:

Để chỉ ra được điểm khác nhau cụ thể nhất giữa 2 loại câu này, chúng tôi sẽ tổng hợp thành bảng sau: 

Tiêu chí so sánh Câu rút gọn Câu đặc biệt
Định nghĩa Câu rút gọn là câu đã được lược bỏ đi chủ ngữ, hoặc vị ngữ hoặc cả vị ngữ lẫn chủ ngữ. Nhờ đó câu văn trở nên ngắn gọn hơn.  Câu đặc biệt là loại câu không có cấu tạo chủ – vị, không tuân thủ bất cứ quy tắc nào khi sử dụng. 
Mục đích Giúp câu văn trở nên ngắn gọn, súc tích.

Tránh sự lặp đi, lặp lại của những từ ngữ đã được sử dụng trước đó. 

Dùng để xác định chính xác địa điểm, thời gian diễn ra sự việc

Dùng để bộc lộ cảm xúc của người nói. 

Dùng để gọi – đáp trong giao tiếp. 

Dùng để liệt kê.

Khả năng khôi phục câu Có thể khôi phục chủ ngữ, vị ngữ, hoặc cả chủ và vị ngữ cho câu rút gọn. Không có khả năng khôi phục chủ – vị cho câu. 

 

Trên đây là toàn bộ những thông tin chi tiết, cụ thể nhất để trả lời cho câu hỏi câu rút gọn là gì và các khái niệm liên quan. Hy vọng với những chia sẻ này sẽ giúp các bạn có thể có cái nhìn tổng quan nhất về loại câu này, từ đó có thể sử dụng một cách phù hợp nhất, chuẩn nhất trong cuộc sống. Thông tin đến bạn.

About Phạm Xuân Thanh

Tôi là Phạm Xuân Thanh – Tôi đã có kinh nghiệm hơn 3 năm review đánh giá về các loại máy móc công nghiệp, thiết bị vệ sinh công nghiệp, cách chăm sóc xe hơi. Tôi hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn về các công dụng, chức năng của các loại thiết bị công nghiệp và các cách chăm sóc xe hơi này.

View all posts by Phạm Xuân Thanh →