Thế giới có bao nhiêu nước, danh sách các quốc gia và vùng lãnh thổ

Như các bạn đã biết, Trái Đất bao gồm nhiều Châu lục và Đại dương khác nhau. Trong đó, các Châu lục lại được chia thành nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ. Vậy trên thế giới có bao nhiêu nước tất cả? Dựa vào những yếu tố nào xác định một quốc gia độc lập? Danh sách các nước trên thế giới theo từng Châu lục… Trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu chi tiết hơn về vấn đề này. 

thế giới có bao nhiêu nước
Trên thế giới có bao nhiêu quốc gia?

Thế giới có bao nhiêu nước và vùng lãnh thổ

Hiện nay, trên thế giới có tổng cộng 204 quốc gia và vùng lãnh thổ và được chia thành 5 nhóm khác nhau:  

* Trong đó gồm 193 quốc gia độc lập được công nhận là thành viên chính thức của Liên Hiệp Quốc. 

* Hai quốc gia là quan sát viên tại Liên Hiệp Quốc.

  • Thành Vatican.
  • Nhà nước Palestine không được các quốc gia khác trên thế giới công nhận.

* Hai quốc gia được nhiều nước công nhận và độc lập trên thực tế đó là:

  • Đài Loan: Thành Vatica và 19 quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc vẫn duy trì quan hệ chính thức.
  • Kosovo: 111/ 193 thành viên Liên Hiệp Quốc, 24/ 28 thành viên NATO, 23? 28 thành viên Liên minh châu Âu, 35/ 61 thành viên Tổ chức Hợp tác Hồi giáo công nhận.

* Một quốc gia không độc lập trên thực tế, nhưng được nhiều quốc gia khác công nhận, đó là Tây Sahara. Trong đó có Liên minh châu Phi và ít nhất 41 quốc gia khác công nhận là lãnh thổ có chủ quyền nhưng đang bị chiếm đóng.

* Sáu quốc gia tuyên bố độc lập nhưng không được các quốc gia và tổ chức Quốc tế công nhận.

  • Abkhazia được các nước Nga, Nauru, Tuvalu, Nicaragua, Venezuela, Vanuatu công nhận.
  • Bắc Síp – được quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ công nhận.
  • Nam Ossetia – được quốc gia Nga, Nauru, Nicaragua, Venezuela công nhận.
  • Somaliland, Transnistria và Nagorno – Karabakh – chưa được một quốc gia hay tổ chức quốc tế nào công nhận.
thế giới có bao nhiêu quốc gia
Trên thế giới có tổng cộng 204 quốc gia và vùng lãnh thổ, được chia thành 5 nhóm khác nhau

Những yếu tố xác định một quốc gia độc lập

Theo công ước Montevideo ký kết ngày 26/12/1933 nhận định. Một quốc gia có chủ quyền theo Luật quốc tế cần đảm bảo các yếu tố sau: 

  • Phải có đường biên giới được xác định, lãnh thổ riêng biệt. 
  • Có dân số thường trú.
  • Có Chính phủ, cơ quan pháp luật khác nhau. Các cơ quan chính phủ phải là nơi tập trung quyền lực. 
  • Toàn quyền kiểm soát được những phần lãnh thổ của đất nước.
  • Có khả năng thiết lập mối quan hệ ngoại giao với các quốc gia khác trên thế giới.

Bên cạnh đó, một quốc gia độc lập cần có thêm những nhân tố như: có quốc ca, quốc kỳ, quốc huy, ngôn ngữ riêng. Có thủ đô, tiền tệ, hộ chiếu cho công dân đất nước mình, mã số điện thoại quốc tế, tên miền riêng của đất nước. 

Những điều đã liệt kê trên sẽ là yếu tố đại diện cho quốc gia, dân tộc độc lập. Đây đều là những thứ giúp phân biệt và nhận diện quốc gia này với các đất nước khác trên thế giới.  

Danh sách các quốc gia trên thế giới

Trên thế giới có 193 quốc gia độc lập và là thành viên chính thức của Liên Hiệp Quốc. Cũng theo tài liệu địa lý thống kê, hiện nay thế giới có 6 châu lục: châu Á, châu Âu, châu Mỹ, Châu Phi, Châu Úc và Nam Cực. 

các nước trên thế giới
Danh sách các nước thuộc các châu lục

Thế nhưng tại Mỹ lại quy ước có 7 châu lục, tách châu Mỹ thành Bắc Mĩ và Nam Mỹ. Dựa vào vị trí địa lý, chúng ta sẽ có danh sách các các nước theo từng khu vực như sau:

Khu vực CHÂU Á

Tính đến thời điểm hiện tại, Châu Á có đến 50 quốc gia. Đây cũng chính là lục địa có nhiều quốc gia nhất thế giới. Hơn nữa, Châu Á còn có diện tích lớn nhất. Trong đó, nước Nga chiếm đến ⅔ diện tích thuộc châu Á. Thế nhưng, nếu xét về sắc tộc hay văn hóa thì Nga vẫn thuộc châu Âu. 

Do vậy, dựa vào vị trí địa lý, châu Á sẽ phân chia được thành 5 khu vực sau: 

Đông Á

Khu vực Đông Á có diện tích khoảng 11.839.974km², chiếm đến 25% diện tích châu Á. Đông Á bao gồm các quốc gia: Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Đài Loan, Mông Cổ và Hàn Quốc. 

Đông Nam Á

Đông Nam Á nằm ở “ngã tư đường”, giao giữa châu Á và châu Đại Dương. Phần lục địa này có đến 11 nước: Việt Nam, Thái Lan, Lào, Campuchia, Philippines, Singapore, Myanmar, Indonesia, Malaysia,Brunei và Đông Timor. 

Nam Á

Bộ phận Nam Á có số lượng tín đồ Hồi giáo đông đảo nhất trên thế giới. Bao gồm các nước đó là: Afghanistan, Sri Lanka, Maldives, Pakistan, Bhutan, Nepal, Bangladesh, Iran và Ấn Độ. 

Tây Á

Tây Á là vùng lãnh thổ nắm giữ hơn một nửa trữ lượng dầu mỏ của thế giới. Các đất nước thuộc Tây Á bao gồm: Armenia, Syria, Azerbaijan, Thổ Nhĩ Kỳ, Bahrain, Qatar, Georgia; các nước Ả Rập Xê Út, Israel, Yemen, Lebanon, Kuwait, Oman, Jordan, Palestine, Iraq, Ả Rập, CH Síp. 

Trung Á

Trung Á là điểm trung chuyển hàng hóa giữa các nước châu Á và châu Âu. Trong lịch sử, khu vực này được mệnh danh là con đường tơ lụa, nơi kết nối buôn bán giữa nhiều vùng. Hiện tại Trung Á bao gồm các quốc gia như: Uzbekistan, Tajikistan, Turkmenistan, Kazakhstan và Kyrgyzstan. 

quốc gia trên thế giới
Có đến 50 quốc gia thuộc khu vực châu Á

Khu vực CHÂU ÂU

Cho đến nay, châu Âu vẫn là khu vực có tình hình kinh tế ổn định nhất trên Thế giới. Dựa vào bản đồ châu Âu,  hiện tại khu vực này có đến 44 quốc gia. Tương tự châu Á, châu Âu được chia thành 4 khu vực, đó là: Tây Âu – Bắc  Âu – Đông  Âu – Nam  Âu. 

Tây Âu

Khu vực Tây Âu gồm các nước thuộc chế độ dân chủ tự do, chủ nghĩa tư bản. Một số quốc gia được tách từ khối thống nhất của Liên bang Xô Viết. Hiện tại, các nước thuộc Tây Âu gồm có: Bỉ, Monaco, Hà Lan, Pháp, Luxembourg, Liechtenstein, Thụy Sĩ, Đức và Áo. 

Bắc Âu

Bắc Âu nằm ở vĩ độ cao nhất tại châu Âu và có địa hình băng hà cổ được khai thác. Theo Liên Hợp Quốc, Bắc Âu gồm có các quốc gia và vùng lãnh thổ sau: Vương quốc Anh, Iceland, Latvia, Nauy, Lithuania; cùng với đó là Ireland, Đan Mạch, Phần Lan, Estonia và Thụy Điển. 

Đông Âu

Trước đây, các quốc gia nằm ở phía Đông của châu Âu đều theo chế độ cộng sản. Ranh giới của vùng lãnh thổ này được đánh dấu từ dãy Ural và Kavkaz được sắp xếp tự nhiên thành Đông Âu. Sau khi Liên Bang Xô Viết tan rã đã có những thay đổi về thể chế chính trị. 

Hiện tại, các quốc gia thuộc khu vực Đông Âu gồm có: Nga, Belarus, Cộng hòa Séc, Romania, Ba Lan, Bulgaria, Moldova, Hungary, Ukraine, Slovakia.

Nam Âu

Nam Âu là khu vực đặc biệt, nằm ở điểm giao của các hệ La tinh, Slav, Hy Lạp. Đây chính là nơi bắt nguồn của các tôn giáo như đạo Hồi, Tin Lành chính thống và Công giáo. Các nước thuộc khu vực Nam Âu bao gồm: Albania, Serbia, Bosnia, San Marino, Croatia, Andorra, Macedonia; tiếp nữa là Vatican, Malta, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Montenegro, Slovenia, Hy Lạp và Ý. 

các nước trên thế giới hiện nay
Châu Âu là khu vực có nền kinh tế ổn định nhất trên Thế giới

Khu vực CHÂU MỸ

Châu Mỹ là châu lục được phát hiện cuối cùng trên bản đồ thế giới. Theo thống kê mới nhất ghi nhận, châu Mỹ có 19 vùng quốc gia và đến 34 quốc gia độc lập. Diện tích lớn nhất thuộc về 3 đất nước Mỹ, Mexico và Canada. 

Bắc Mỹ

Bắc Mỹ là khu vực có diện tích rộng lớn nhưng chỉ có 2 quốc gia là Canada và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. 

Vùng Caribe

Nhắc đến Caribe chắc hẳn nhiều người sẽ nghĩ đến vùng biển của những tên cướp đã đi vào điện ảnh. Hiện tại, vùng Caribe gồm các quốc gia: Antigua và Barbuda, Trinidad & Tobago, Bahamas, Barbados, Saint Lucia, Cuba, Saint Kitts and Nevis, Dominica, Jamaica, Dominican Republic, Grenada và Haiti. 

Nam Mỹ

Trước thế kỷ XVI, Nam Mỹ là nơi sinh sống của nhiều bộ tộc, bộ tộc Inca là hùng mạnh nhất. Thế nhưng, đế chế này nhanh chóng sụp đổ khi những người Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha xâm chiếm. 

Theo bản đồ thế giới, Nam Mỹ được phân chia thành các nước và vùng lãnh thổ: Argentina, Venezuela, Bolivia, Uruguay, Brasil, Suriname, Chile, Perú, Colombia, Ecuador, Guyana và Paraguay. 

Trung Mỹ

Từ xa xưa, khu vực Trung Mỹ đã tạo dựng và phát triển một nền văn minh rất riêng. Những người bản địa nơi đây vẫn tồn tại và góp mặt trong xã hội Trung Mỹ. Các quốc gia thuộc Trung Mỹ bao gồm: Belice, Panamá, Costa Rica, Nicaragua, EL Salvador, México, Guatemala và Honduras. Ngoài ra, còn có 19 đặc khu và vùng tự trị. 

có bao nhiêu quốc gia
Châu Mỹ là châu lục được phát hiện cuối cùng trên bản đồ thế giới

Khu vực CHÂU PHI

Châu Phi hay còn được gọi với cái tên “lục địa Đen của thế giới”, có đến 54 quốc gia. Dựa vào vị trí địa lý, châu Phi được phân thành 6 khu vực: Đông Phi, Bắc Phi, Tây Phi, Nam Phi, Trung Phi và hạ Sahara. 

Bắc Phi

Theo Liên Hợp Quốc xác nhận, Bắc Phi gồm 7 đất nước gồm: Algeria, Tây Sahara, Maroc, Sudan, Tunisia, Libya và Ai cập. 

Nam Phi

Từ góc nhìn chính trị, Nam Phi được cho là lục địa đơn cực có Cộng hòa Nam phi với thế lực lớn nhất. Hiện tại khu vực này gồm các quốc gia: Lesotho, Namibia, Nam Phi và Botswana. 

Đông Phi

Chính trị của Đông Phi còn nhiều bất ổn, bởi chính quyền của nhiều nước bị lên án vì nạn tham nhũng. Những vấn đề xung đột sắc tộc và chính thể độc tài khiến cuộc sống người dân nơi đây gặp khó khăn. 

Các quốc gia thuộc khu vực Đông Phi gồm: Somalia, Eritrea, Comoros, Mozambique, Ethiopia, Uganda, Kenya, Zambia, Madagascar, Zimbabwe, Mauritius, Tanzania, Nam Sudan, Malawi, Rwanda, Djibouti, Seychelles, Burundi. 

Tây Phi

Tây Phi trải dài trên một vùng rộng lớn với diện tích 5 triệu km². Tính đến nay, khu vực này bao gồm 16 nước sau: Saint Helena, Bờ Biển Ngà, Cape Verde, Sierra Leone, Gambia, Senegal, các quốc gia Guinea, Niger, Liberia, Togo, Mali, Guinea Bissau, Mauritania, Ghana, Nigeria, Burkina Faso và Benin. 

Trung Phi

Trung Phi là châu lục được đánh giá là có mật độ dân cư lớn nhất tại châu Phi. Nơi đây có hệ thống sông Congo lớn thứ hai trên thế giới chỉ sau Amazon. Các nước thuộc Trung Phi gồm có: Cộng hòa dân chủ Congo, Cameroon, Chad, Guinea Xích đạo, Gabon, Cộng hòa Trung Phi, Cộng hòa Congo và Angola. 

số lượng các nước thế giới
Châu Phi hay còn được biết đến với cái tên “lục địa Đen của thế giới”

Khu vực CHÂU ÚC

Châu Úc được nhiều người biết đến với cái tên châu Đại Dương. Cho đến nay, châu Úc là châu lục có ít quốc gia nhất thế giới với 14 nước độc lập. Chiếm 85% diện tích toàn khu vực đó chính là Australia. Quốc gia có diện tích nhỏ nhất là Nauru. Du khách đến nơi đây thăm quan chỉ mất một giờ đồng hồ di chuyển bằng xe mà thôi. 

Australia và New Zealand

Địa phận Melanesia: bao gồm Fiji, Vanuatu, Papua New Guinea và Solomon Island. 

Địa phận Micronesia: gồm các nước Kiribati, Palau, Marshall,Island, Nauru và Micronesia. 

Địa phận Poly: Có 3 quốc gia Tuvalu, Samoa và Tonga. 

tính số lượng quốc gia
Châu Úc được nhiều người biết đến với cái tên châu Đại Dương

Trên thế giới có bao nhiêu nước nói tiếng Anh?

Mỗi quốc gia đều có ngôn ngữ riêng, hay còn gọi là “tiếng mẹ đẻ”. Tuy nhiên, trong quá trình giao thương, hội nhập giữa các nước trên thế giới, ngôn ngữ toàn cầu Tiếng Anh chính là tiền đề quan trọng để phát triển. 

Theo ước tính, hiện nay có đến hơn 70 quốc gia sử dụng Tiếng Anh là ngôn ngữ được sử dụng trong giao tiếp, công việc, giáo dục,… Đây được xem là con số khá lớn và cho thấy được mức độ phổ biến và tầm quan trọng của tiếng Anh.

Lãnh thổ quốc gia thế giới
Tiếng Anh được sử dụng phổ biến tại 70 quốc gia trên toàn châu lục

Việt Nam thiết lập mối quan hệ với bao nhiêu nước trên thế giới?

Trong quá trình mở rộng và hội nhập quốc tế với nhiều quốc gia trên thế giới đã mở ra nhiều cơ hội phát triển cho Việt Nam. Tính đến thời điểm này, Việt Nam đã thiết lập mối quan hệ với hơn 185 quốc gia và trở thành thành viên của nhiều tổ chức thế giới: ASEAN, Liên Hợp Quốc, WTO – Tổ chức Thương mại Thế giới, WHO – Tổ chức Y tế Thế giới, Diễn đàn hợp tác Á – Âu,…

Những thông tin thú vị về các quốc gia trên thế giới 

Có đến hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên bản đồ thế giới. Chính vì sự đông đảo này đã tạo nên nền văn hóa, chính trị, xã hội đa dạng. Từ đó mang đến nhiều điều thú vị mà chúng ta chưa chắc biết đến. 

Trên thế giới có bao nhiêu nước giàu nhất

Theo một số thống kê, tính đến năm 2020, những quốc gia giàu nhất thế giới phải kể đến Thụy Sĩ, Kuwait, Hoa kỳ, cùng các tiểu vương quốc Ả Rập, Nauy, Singapore, Luxembourg… 

Quốc gia giàu nhất thế giới
Kuwait lot top 10 đất nước giàu có nhất thế giới

Quốc gia nghèo nhất thế giới là nước nào

Hầu hết các quốc gia nghèo nhất thế giới đều tập trung tại châu Phi. Nước nghèo nhất phải kể đến là Burundi, Cộng hòa Trung Phi, Cộng hòa dân chủ Congo, Comoros, Nam Sudan, Liberia, Nigeria, Ma-rốc… 

Quốc gia có diện tích lớn nhất thế giới

Đầu tiên phải kể đến Nga với tổng diện tích 17.098.246km², theo sau là Canada có tổng diện tích 9.984.670km². Đứng vị trí thứ 3 đó là Trung Quốc với 9.596.96km², thứ 4 là Hoa Kỳ 9.525.067km². Cuối cùng chính là đất nước Brazil với diện tích 8.515.767km². 

đất nước có diện tích lớn nhất thế giới
Nga là quốc gia có tổng diện tích lớn nhất thế giới

Các quốc gia lái xe bên trái

Trong tổng số 204 quốc gia và các vùng tự trị, có đến hơn 70% nước lái xe phía bên phải. Thế nhưng vẫn còn khá nhiều nước lái xe bên tay trái như: Vương quốc Anh, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Úc, Nhật Bản, Hồng Kông, Singapore, Ấn Độ, Pakistan, Nepal, Nam Phi, New Zealand, bangladesh, Sri Lanka, Đông Timor, Guyana và Suriname. 

Hầu như các quốc gia lái xe bên tay trái đều bị ảnh hưởng nhiều bởi văn hóa của nước Anh. Trong số đó, có nhiều quốc gia trước đây bị nước Anh xâm chiếm hoặc là thuộc địa của nước này.

đất nước Anh
Anh và nhiều nước trên thế giới lái xe bên trái

Như vậy, qua bài viết đã giải đáp thắc mắc về vấn đề thế giới có bao nhiêu nước. Hy vọng với những thông tin trên đây đã đem lại cho bạn đọc những kiến thức hay và bổ ích. Đừng quên theo dõi https://chamsocxehoi.org/ để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!

About Phạm Xuân Thanh

Tôi là Phạm Xuân Thanh – Tôi đã có kinh nghiệm hơn 3 năm review đánh giá về các loại máy móc công nghiệp, thiết bị vệ sinh công nghiệp, cách chăm sóc xe hơi. Tôi hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn về các công dụng, chức năng của các loại thiết bị công nghiệp và các cách chăm sóc xe hơi này.

View all posts by Phạm Xuân Thanh →