Thấu cảm là gì? Lòng thấu cảm đến từ đâu? Đặc điểm của người thấu cảm

Nếu như bạn thường xuyên cảm thấy như đang hấp thụ năng lượng và cảm xúc của những người xung quanh, hay nhạy cảm; quá tải với cảm xúc của bản thân thì nhiều khả năng bản thân bạn chính là một người thấu cảm. Trong nội dung bài viết hôm nay, cùng Chamsocxehoi.org tìm hiểu kĩ hơn về khái niệm thấu cảm là gì? Hiểu rõ hơn về sự thấu cảm và cách ứng dụng bạn nhé!

Tìm hiểu thấu cảm là gì?
Tìm hiểu thấu cảm là gì?

Thấu cảm là gì? Phân biệt thấu cảm với các khái niệm khác 

Thấu cảm (Empathy) là khả năng nhận thức và hiểu được cảm xúc, suy nghĩ của người khác nhằm xây dựng và duy trì một mối quan hệ bền vững và gắn kết. Đồng thời, thấu cảm đòi hỏi mỗi chúng ta luôn đặt bản thân mình vào vị trí của người khác để cảm nhận những cung bậc cảm xúc phức tạp của đối phương, từ đó có thể chia sẻ với họ.

Thấu cảm là gì?
Thấu cảm là gì?

Thấu cảm thường rất dễ bị nhầm lẫn với cảm thông (Sympathy), thương tiếc (Pity) và lòng trắc ẩn (Compassion). Theo trang Psychology Today, những quan điểm này sẽ được phân biệt theo cấp độ hiểu và quan tâm. Ví dụ cụ thể như sau:

  • Cấp độ của “thương tiếc”: Tôi biết bạn đang rất đau khổ!
  • Cấp độ của “cảm thông”: Tôi lưu ý đến nỗi đau khổ của chúng ta!
  • Cấp của “thấu cảm”: Tôi cảm nhận được nỗi đau khổ của chúng ta!
  • Cấp của “trắc ẩn”: Tôi muốn giúp bạn giảm bớt nỗi đau khổ!

Phân loại thấu cảm

Theo Thạc sĩ Tâm lý học Paul Ekman tại Đại học California, Mỹ thì thấu cảm được chia thành 3 loại sau đây:

  • Thấu cảm nhận thức (Cognitive Empathy): Là khả năng hiểu và nhận thức được những điều mà một người đang cảm thấy hoặc đang suy nghĩ; hiểu giống như một kênh thông tin.
Phân loại thấu cảm
Phân loại thấu cảm
  • Thấu cảm cảm xúc (Emotional Empathy): Là khả năng hiểu được tâm trạng, cảm giác của người khác thông qua kết nối về mặt cảm xúc.
  • Thấu cảm trắc ẩn (Compassionate Empathy): Loại thấu cảm này bao gồm cả hành động, cụ thể nếu bạn hiểu và sẻ chia cảm xúc lòng trắc ẩn của người nào đó thì bạn biết có thể làm gì, cũng như sẵn sàng để giúp đỡ họ.

Lòng thấu cảm đến từ đâu?

Mang theo câu hỏi đó “Lòng thấu cảm đến từ đâu?”, chúng ta cùng đi tìm lời giải thích của các nhà tâm lý học.

1. Thấu cảm chính là một khả năng bẩm sinh

Thấu cảm chính là một khả năng bẩm sinh. Tuy nhiên, một đứa trẻ khi sinh ra đời có thể đã được thừa hưởng một mức độ thấu cảm cao hơn nhất định từ cha mẹ của mình.

  • Theo scholastic.com, Ngay trước khi tròn 1 tuổi, con người đã tự động bộc lộ các biểu hiện thấu cảm ở mức độ cơ bản (Emotional và Cognitive Empathy). Sáu tuần sau khi sinh thì trẻ bắt đầu biết mỉm cười lại khi người xung quanh cười, hoặc mếu máo khi bị nhìn chằm chằm với khuôn mặt dữ tợn.
Thấu cảm chính là một khả năng bẩm sinh!
Thấu cảm chính là một khả năng bẩm sinh!
  • Trong một nghiên cứu trên nct.org.uk về trẻ sơ sinh 8 tháng tuổi, các nhà khoa học quan sát thấy rằng trẻ thường khóc theo khi nghe thấy một đứa trẻ khác khóc. Đây là hành động được xem như một hệ thống “báo động” giúp cho đứa trẻ đang cần giúp đỡ nhanh chóng thu hút được sự chú ý hơn từ người chăm sóc.
  • Lý giải thấu cảm lại là một phần của bản năng, Phó Giáo sư Tâm thần học Helen Riess (Trường Đại học Y Harvard) đề cập đến vai trò của thấu cảm trong hệ thống vận hành của xã hội. Cụ thể, nó thúc đẩy sự “chia sẻ kinh nghiệm, nhu cầu và mong muốn giữa những cá nhân”; từ đó giúp con người có thể sống với nhau mà không phải luôn ở trong trạng thái “chiến đấu” và giành giật lẫn nhau.

Tuy nhiên, dù là một phần bản năng nhưng thấu cảm không thể tự động phát triển toàn diện. Trong thời kỳ đầu, tương tác giữa trẻ và người chăm sóc đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Một người bố, một người mẹ phản ứng tốt với các nhu cầu và tín hiệu của con mình thường giúp con phát triển mạnh hơn về mặt cảm xúc. Theo thời gian, “hạt giống” của sự kết nối nhận thức có thể sẽ phát triển thành tầng thấu cảm cao hơn. 

Ngược lại, với những đứa trẻ không trải qua kiểu tương tác này thì sẽ khó quản lý và điều tiết cảm xúc. Từ đó có thể dẫn đến việc khó thấu cảm được với người khác!

Ở bối cảnh kết nối xã hội cao hơn như hiện nay, tương tác với người hướng dẫn như cô thầy, bạn bè, hay người lạ,… cũng sẽ dần bắt đầu ảnh hưởng đến khả năng thấu cảm của trẻ. Ngoài ra, mức chênh lệch thấu cảm giữa các trẻ cũng có 1/10 là được quyết định bởi gen di truyền (theo nghiên cứu của Cambridge năm 2018); trong đó những gen quy định giới tính không có tác động trực tiếp.

Xem thêm:: Quá tam 3 bận nghĩa là gì?

2. Có chung trải nghiệm sẽ giúp nâng cao mức độ thấu cảm dành cho nhau

Trong nhiều trường hợp, chúng ta có thể cảm nhận rằng giữa mình và người đối diện có 1 sợi dây kết nối “vô hình” nhờ những trải nghiệm tương tự nhau. Tuy nhiên, việc có điểm chung này chỉ được xem là yếu tố cộng thêm để dễ dàng tạo nên sự thấu cảm; còn thực chất liệu 2 người có chung trải nghiệm có thấu cảm được với nhau hay không trước tiên sẽ phụ thuộc vào cách bản thân mỗi người tự nhìn nhận suy nghĩ và ký ức của riêng mình, hay phản tư (Self-Reflection) (theo Psychology Today). 

Thấu cảm trước tiên phụ thuộc vào sự phản tư
Thấu cảm trước tiên phụ thuộc vào sự phản tư

Phản tư được chia thành 2 loại như sau:

  • Tự xem xét bản thân do tò mò về các điều định nghĩa nên bản chất của con người (Intellectual Self-Attentiveness).
  • Tự suy ngẫm về trải nghiệm cá nhân do lo lắng, hoặc do sợ hãi (Rumination).

Trong đó, loại thứ nhất thường đẩy bản thân ta đi tìm nguồn gốc gây ra khó khăn cho bản thân, từ đó dễ có được góc nhìn toàn cảnh hơn nhằm đối chiếu, tiếp thu những tình huống tương tự của người khác. Dẫu vậy, theo Tiến sĩ Adam Gerace chúng ta cần lưu ý rằng khi cảm xúc trong giai đoạn khó khăn kia quá choáng ngợp khiến bản thân ta không muốn ngoái đầu nhìn lại, thì loại nhận thức này không dễ dàng xảy ra.

Tóm lại, khi ta càng thấu hiểu cảm xúc của chính  bản thân mình thì khả năng thấu cảm của ta đối với người khác cũng lớn dần theo. Việc giống nhau trong trải nghiệm cá nhân chính là một lợi thế để 2 người dễ tìm đến 1 góc nhìn (Perspectives) giống nhau, từ đó tạo ra “sự thấu cảm”. 

3. Thấu cảm có thể cải thiện thông qua việc chủ động luyện tập

Điều này được thể hiện rõ qua việc các chương trình đào tạo bác sĩ tại một số quốc gia đang dần chú ý đến yêu cầu thấu cảm với các bệnh nhân. Như vậy nó không chỉ còn là một phẩm chất hay một tính cách con người, mà là một năng lực cần cải thiện liên tục. Mục đích là nhằm tăng hiệu quả khám bệnh, tạo sự tin tưởng với bệnh nhân khi đưa ra các khuyến nghị điều trị.

Minh chứng rõ nhất cho việc rèn luyện cải thiện thấu cảm là mối quan hệ giữa bác sĩ - bệnh nhân 
Minh chứng rõ nhất cho việc rèn luyện cải thiện thấu cảm là mối quan hệ giữa bác sĩ – bệnh nhân

Cụ thể, trường Y California đã từng làm một cuộc “thí nghiệm” nhằm huấn luyện các bác sĩ tương lai có khả năng “thấu cảm” tốt hơn. Họ tiến hành chọn một số sinh viên Y khoa giả bệnh nhân để nhập viện điều trị. Hoặc từ cấp mẫu giáo, tiểu học, học sinh đã thường được đặt cho các câu hỏi tình huống như khi thấy một bạn bị té thì sẽ làm gì. Như vậy, kỹ thuật sử dụng ở đây là trực tiếp đặt mình vào hoàn cảnh của người khác tức là “nhìn từ góc nhìn của người khác” (Perspective Taking).

Theo kết luận của một nghiên cứu về Khoa học thần kinh của sự đồng cảm, khi chúng ta tập trung vào quan điểm của chính mình và khi chúng ta xem xét quan điểm của người khác, não bộ đều kích hoạt các vùng sáng như nhau.

Bên cạnh những khuyến khích luyện tập thì cũng có nhiều lo ngại rằng thấu cảm quá nhiều có thể dẫn đến “yếu đuối”, có thể làm gạt bỏ các nhu cầu của bản thân sang 1 bên và không thể theo đuổi mục tiêu của riêng mình. Tuy vậy, thực tế thì sự thấu cảm không đòi hỏi chúng ta chôn vùi cảm xúc của bản thân, mà chỉ là sử dụng trải nghiệm cảm xúc của mình để có thể dễ dàng hiểu cảm xúc của người khác hơn. Lưu ý rằng trong một số trường hợp, việc suy từ mình ra người khác có thể trở thành hành vi áp đặt và gây ra nhiều chia rẽ hơn là gắn kết. 

Vai trò của thấu cảm

Tại sao thấu cảm lại quan trọng trong cuộc sống? Chúng ta hoàn toàn có thể trau dồi sự thấu hiểu theo thời gian và sử dụng nó như một công cụ để cải tạo xã hội. Dưới đây là vai trò của sự thấu hiểu đối với mỗi con người. 

1. Trong cuộc sống của cá nhân

Một mối quan hệ bền vững đòi hỏi cần sự nuôi dưỡng, chăm sóc và thấu cảm. Dù một tình bạn đẹp hoặc bất cứ một mối quan hệ nào mà thiếu đi sự thấu cảm và sẻ chia thì sẽ không bền vững mà sẽ sớm lụi tàn. 

Sự thấu cảm là vô cùng cần thiết trong bất cứ mối quan hệ nào 
Sự thấu cảm là vô cùng cần thiết trong bất cứ mối quan hệ nào

Trong cuộc hôn nhân, nếu một người từ chối nhìn nhận cảm xúc và mọi thứ từ góc độ của đối phương thì chắc chắn sẽ gặp phải rất nhiều vấn đề trong hôn nhân. Nếu như không dành thời gian để cố gắng thấu hiểu được cảm xúc và quan điểm của nhau thì những người ở trong mối quan hệ hôn nhân đó sẽ cảm thấy bản thân mình không được yêu thương và không được quan tâm.

2. Trong công việc

Trong công việc đòi hỏi nỗ lực của cả team, việc dành thời gian để kết nối với đồng nghiệp là cực kỳ quan trọng. Sử dụng sự thấu cảm chính là một phần quan trọng để kết nối một mối quan hệ trong công việc. Nếu như không có sự thấu cảm thì bạn sẽ rơi vào những tranh chấp và bất đồng.

Việc sử dụng sự thấu cảm đặc biệt quan trọng với các nhà lãnh đạo, quản lý. Những ông chủ thiếu đi sự thấu cảm có khả năng khiến cho nhân viên phải thực hiện những hành vi không công bằng, còn những người quản lý mà không có sự thấu cảm có thể khiến cho nhân viên không gắn bó lâu dài với mình.

Thấu cảm giúp duy trì mối quan hệ bền vững, gắn kết và giúp bạn thuận lợi trong công việc
Thấu cảm giúp duy trì mối quan hệ bền vững, gắn kết và giúp bạn thuận lợi trong công việc

Hơn thế, mức độ thấu cảm cao hơn trong công việc giúp tăng hiệu suất, tăng doanh số bán hàng và khả năng lãnh đạo tốt hơn. Đồng thời giúp giảm bớt căng thẳng và thúc đẩy khả năng phục hồi, chữa bệnh, phát triển về khả năng sáng tạo, học hỏi cũng như nuôi dưỡng kết nối. 

Ngoài ra, sự thấu cảm sẽ giúp làm biến đổi xung đột, hành động hợp tác bền vững và thay đổi xã hội tích cực; giúp chúng ta hiểu được cảm giác của người khác để chúng ta xử lý phù hợp với tình huống.

Đặc điểm của người thấu cảm

Người biết thấu cảm có điểm gì? Người thấu cảm thường sẽ có các đặc điểm đã được các nhà nghiên cứu đúc kết dưới đây:

1. Hiểu biết và say mê học hỏi

Bởi vì họ luôn để tâm đến mọi thứ xung quanh nên họ có hiểu biết sâu rộng về cuộc sống, nhưng họ lại không mấy thể hiện hoặc chia sẻ với người khác. Hiểu biết của họ thường đến từ trực giác và cảm xúc nhiều hơn là đến từ kiến thức, tuy nhiên họ vẫn rất khao khát đi tìm tòi những thứ mới mẻ.

Ngoài ra, người thấu cảm thường bị khó chịu bởi những kiểu câu hỏi còn bỏ ngỏ, nên họ luôn nỗ lực để tìm câu trả lời. Nếu như cảm thấy đã biết điều gì đó, chắc chắn họ sẽ tìm cách để xác minh!

2. Cô đơn chính là “ liều thuốc” cho tinh thần

Cô đơn là “ liều thuốc” cho tinh thần cho người thấu cảm
Cô đơn là “ liều thuốc” cho tinh thần cho người thấu cảm

Những địa điểm như trung tâm thương mại, siêu thị, sân vận động,… có thể khiến cảm xúc người thấu cảm dễ trở nên hỗn loạn. Họ bị bối rối trước nhiều nguồn năng lượng chồng chéo và phức tạp.

Người thấu cảm thường cần có một không gian yên tĩnh để có thể phục hồi năng lượng. Bởi vì đối với họ, “âm thanh” của sự tĩnh lặng chính là “liều thuốc” cho tinh thần.

3. Luôn tìm kiếm sự thật

Người thấu cảm thích sự ngay thẳng, rành mạch, rõ ràng và có khả năng phát hiện ra nói dối. Họ dễ dàng nhìn thấu “lớp mặt nạ” giả tạo và biết được ý định thực sự đằng sau lời nói của người khác. Dù không có xu hướng “vạch mặt” đối phương, nhưng với họ thì giả dối là điều không thể chấp nhận được.

4. Là người để trút bầu tâm sự

Người thấu cảm dễ mủi lòng, luôn dành sự chú tâm và lòng trắc ẩn của mình cho những người đang gặp bế tắc; sẵn sàng giúp đỡ những ai thật sự cần đến họ. Đồng thời, người thấu cảm không thích ở bên những người quá tự cao tự đại, người thiếu sự đồng cảm và sẻ chia.

Bởi vì là người luôn biết đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để có thể thấu hiểu, nên người thấu cảm thường được mọi người chọn là nơi để giãi bày tâm sự. Họ là người có khả năng lắng nghe và chia sẻ tuyệt vời, luôn thích tìm hiểu và quan tâm đến người xung quanh.

5. Khá nhạy cảm với năng lượng của người khác

Người thấu cảm không chỉ cảm nhận được nhiều luồng năng lượng từ cảm xúc xung quanh, mà họ còn có thể “bắt tín hiệu” với các cảm xúc ở khoảng cách rất xa. Họ là người rất giỏi trong việc phát hiện nguồn năng lượng tiêu cực như sự bực bội, ghen tuông, giận dữ, thù hận,… Chính những dòng năng lượng này khiến cho họ cảm thấy rất nặng nề và bế tắc.

Người thấu cảm thường nhạy cảm, dễ mủi lòng và bị ảnh hưởng 
Người thấu cảm thường nhạy cảm, dễ mủi lòng và bị ảnh hưởng

Cũng bởi khả năng đặc biệt này, họ dễ bị ảnh hưởng vì các triệu chứng trên cơ thể người khác như cảm lạnh, nhiễm trùng hay đau nhức cơ thể. Họ có thể hấp thụ những triệu chứng này từ người thân thiết hoặc người mà họ cảm thấy có sự kết nối về mặt tinh thần. 

Bên cạnh đó, người thấu cảm không thể chịu đựng được khi chứng kiến những cảnh bạo lực và bi kịch. Bất kỳ một hình ảnh bệnh hoạn, chết chóc nào ở trên sóng truyền hình hay báo chí cũng đều ảnh hưởng ít nhiều đến năng lượng của họ.

6. Bị thường xuyên mệt mỏi về thể chất và tinh thần

Vì thường dễ bị hút cạn năng lượng bởi người khác khiến cho họ dễ đuối sức và tâm trạng cũng bị thay đổi.

Nếu như phải nhận quá nhiều thứ tiêu cực, họ sẽ trở nên lầm lì và không muốn giao tiếp với bất kỳ ai. Họ cũng là những con người thật thà nên không muốn phải sống giả với cảm xúc của mình chỉ để làm hài lòng người khác.

7. Yêu tự do và thích khám phá

Người thấu cảm sở hữu một tâm hồn tự do nên không có gì có thể ràng buộc hoặc kìm hãm được họ. Họ luôn luôn khao khát được phiêu lưu và tìm tòi những thứ mới lạ.

Người thấu cảm thường sống cho hiện tại và không bám víu vào quá khứ. Chính vì vậy, họ không thích sưu tầm đồ cổ hay mua sản phẩm đã qua sử dụng. Họ cho rằng những đồ vật này đều mang năng lượng cũ kỹ và khiến họ dễ trì trệ hơn.

8. Luôn bị hấp dẫn bởi những điều kỳ bí

Người thấu cảm thường bị hấp dẫn bởi điều kỳ bí, bí ẩn
Người thấu cảm thường bị hấp dẫn bởi điều kỳ bí, bí ẩn

Những kiến thức có mang tính trừu tượng, kỳ bí như triết học, tâm linh dường như vô cùng thu hút con người thấu cảm. Bên cạnh đó, họ sở hữu sự hiểu biết sâu sắc về các lĩnh vực khác trong cuộc sống giúp họ có thể chữa lành cho rất nhiều người. Tuy vậy người thấu cảm lại cực kỳ khó khăn trong việc tự chữa lành cho chính bản thân.

9. Sáng tạo

Người thấu cảm có khả năng sáng tạo mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực như ca hát, nhảy múa, diễn xuất, hội họa, viết lách,… Họ là người thích mơ mộng và hoàn toàn có thể chìm đắm trong không gian của riêng mình hàng giờ đồng hồ. Chính thế giới đầy màu sắc này đã cho họ trí tưởng tượng dồi dào, giúp họ nảy ra nhiều tưởng hay ho và tuyệt vời.

10. Yêu thiên nhiên và động vật

Thiên nhiên là một phần không thể không có trong cuộc sống của người Người thấu cảm 
Thiên nhiên là một phần không thể không có trong cuộc sống của người Người thấu cảm

Người thấu cảm luôn muốn được hòa mình với thiên nhiên và chơi đùa cùng thú cưng của mình. Đối với bản thân họ, thiên nhiên là một nửa không thể thiếu trong cuộc sống. Họ cũng yêu quý động vật nên đa phần người thấu cảm là những người ăn chay.

11. Động lực từ bên trong

Người thấu cảm đặt đam mê trong từng việc họ làm. Dù ở nhà, trường học hay nơi công sở thì người thấu cảm luôn cần được thúc đẩy từ bên trong. Nếu như cảm thấy chán nản, họ sẽ bắt đầu mơ mộng và bị mất tập trung. 

Vậy nên đặc biệt, họ không thể làm những công việc mà họ không cảm thấy thích thú, bởi những công việc đó không đem lại cho họ niềm cảm hứng. Vì vậy, những người thấu cảm sẽ thường bị gán mác là lười biếng.

12. Thói quen nghiện ngập

Có một điều rằng, để tránh bị ảnh hưởng bởi những cảm xúc của người khác, đôi khi người thấu cảm sẽ trở nên phụ thuộc vào “chất kích thích”. Đây được xem là một cách để họ bảo vệ bản thân khỏi những năng lượng nặng nề và giải phóng sự tiêu cực từ mọi người xung quanh.

Làm thế nào để trở thành người thấu cảm hơn?

Để trở thành người thấu cảm hơn, dưới đây là 3 cách cơ bản được đúc kết từ các nghiên cứu và ý kiến chuyên gia mà bạn có thể tham khảo áp dụng.

1. Nói chuyện với những người mới

Theo hầu hết các định nghĩa, thấu cảm là khả năng chia sẻ cảm xúc và trải nghiệm với người khác thông qua việc tưởng tượng bản thân mình ở vị trí của người đó. Song, các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra việc cố gắng tưởng tượng cảm giác của người khác thường là không đủ. Mỗi cá nhân đều có những thiên kiến (bias) và đặc quyền (privilege) làm hạn chế đi góc nhìn cá nhân ở một mức độ nhất định.

Hãy thử nói chuyện, tâm sự nhiều hơn với những người mới
Hãy thử nói chuyện, tâm sự nhiều hơn với những người mới

Do đó, giải pháp đơn giản đã được đề xuất là hãy hỏi trực tiếp đối phương nếu không thể tưởng tượng. Cốt lõi của sự thấu cảm lúc này chính là sự tò mò chân thành rằng “Cuộc sống của người khác thực sự thế nào?”.

Gợi ý cách thức thực hành:

  • Theo dõi trên mạng xã hội những người có hoàn cảnh khác với bạn (khác về chủng tộc, tôn giáo, hoặc thậm chí khác về cả quan điểm chính trị).
  • Kết thêm bạn mới, hoặc đơn giản là trò chuyện với một người quen mà trước nay bạn chưa chủ động nói chuyện nhiều.
  • Cất điện thoại và các thiết bị điện tử khác khi đang trò chuyện để có thể toàn tâm lắng nghe, chú ý đến nét mặt và cử chỉ của họ.

2. Tham gia các dự án cộng đồng

Giáo sư Jodi Halpern tại Đại học California chia sẻ, “liều thuốc ma thuật” cho sự thấu cảm của bà đó là có những dự án ý nghĩa và chân thành để cộng đồng nói lên nỗi đau và tổn thương của họ. Những người tham gia dự án cộng đồng thường cảm nhận được sự gắn kết tốt hơn nhờ cùng hướng đến một mục đích chung.

3. Đọc sách báo, xem phim

Những tiểu thuyết, ở cả hình thức văn học và điện ảnh đều có thể giúp cải thiện đáng kể năng lực thấu cảm của con người. Vì chúng thường đòi hỏi người đọc phải nhập tâm vào cuộc sống và tâm trí của các nhân vật, đồng thời thông qua đó rèn luyện khả năng hiểu được suy nghĩ và cảm xúc của người khác.

Về mặt sinh học, chúng ta đọc hay xem những nội dung xúc động mạnh, não sẽ giải phóng oxytocin – là một loại hormone hoạt động đồng thời như một chất dẫn truyền thần kinh. Nó chính là thứ giúp chúng ta cảm nhận được sự kết nối với một người, với sự vật hay sự việc nào đó – ngay cả khi chúng chỉ là hư cấu.

Đọc sách báo, xem phim để vận dụng năng lực, nội lực bản thân
Đọc sách báo, xem phim để vận dụng năng lực, nội lực bản thân

Nếu một cuốn sách hay một bộ phim nào đó làm tốt việc dẫn dắt cảm xúc, chúng có thể giúp ta “sống” một cuộc đời khác chỉ trong vòng vài tiếng đồng hồ. Khi đã cùng vui, buồn hoặc thậm chí là khóc với các nhân vật, nhiều khả năng chúng ta cải thiện được mức độ thấu cảm và đạt điểm cao hơn trong các bài kiểm tra về trí tuệ cảm xúc.

Gợi ý cách thức thực hành:

  • Ưu tiên lựa chọn những cuốn tiểu thuyết có bối cảnh, địa điểm hoặc thời gian không giống với cuộc sống đời thực của bạn. Đồng thời, hãy cố gắng chọn các tác giả khác nhau để đa dạng góc nhìn.
  • Nếu tiểu thuyết không phải lựa chọn yêu thích của bạn, thì những thể loại sách ghi chép đời sống thật như sách lịch sử, chân dung nhân vật, nhật ký, hồi ký hay phóng sự, báo chí,… có thể là giải pháp thay thế. Mấu chốt chính là chúng ta lựa chọn được cánh cổng giúp mình bước vào thế giới của người khác. 

Nội dung bài viết hôm nay, chúng tôi đã chia sẻ đến bạn đọc thông tin giải đáp cho thấu cảm là gì?. Tóm lại có thể nói rằng, thấu cảm là kỹ năng có thể học và miễn là bạn có thể nhận thức được nó, chịu khó rèn luyện. Tuy nhiên hãy nhớ là người thân, bạn bè của bạn muốn và cần được lắng nghe, chấp nhận chứ không phải thương tiếc hay thương hại!

About Phạm Xuân Thanh

Tôi là Phạm Xuân Thanh – Tôi đã có kinh nghiệm hơn 3 năm review đánh giá về các loại máy móc công nghiệp, thiết bị vệ sinh công nghiệp, cách chăm sóc xe hơi. Tôi hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn về các công dụng, chức năng của các loại thiết bị công nghiệp và các cách chăm sóc xe hơi này.

View all posts by Phạm Xuân Thanh →