Tao nhã là gì? Tìm hiểu về những thú vui tao nhã của người xưa

“Tao nhã” là thuật ngữ dùng để chỉ phong cách sống tĩnh lặng, lịch sự, tế nhị và nhã nhặn. Vậy ý nghĩa đầy đủ nhất của tao nhã là gì? Những đặc điểm của người có lối sống tao nhã ra sao? Cùng chúng tôi đi giải đáp những câu hỏi trên và đi tìm hiểu về một số thú vui tao nhã của người xưa trong nội dung bài viết hôm nay nhé! 

Tao nhã là gì?

“Tao nhã” là một khái niệm thuật ngữ trong văn hóa và triết học truyền thống của Trung Quốc, được viết theo tiếng Hán là “温雅” (wēn yǎ) mang nghĩa tinh tế, lịch sự, nhã nhặn và đạo đức trong cách ứng xử, cách sống.

Tao nhã là gì?
Tao nhã là gì?

Theo đó, “tao nhã” là một cách tiếp cận cuộc sống tử tế, tuân thủ những nguyên tắc đạo đức và ứng xử đúng mực. Lối sống tao nhã đòi hỏi sự điềm đạm, tinh tế và được thể hiện qua cách nói chuyện, cử chỉ, cách ăn mặc, hành động mỗi ngày. 

Ngoài ra, người tao nhã được cho là những người có phẩm chất cao, biết lắng nghe và tôn trọng người khác. Đồng thời, họ cũng là người biết cách giữ gìn lòng tự trọng và tránh mọi hành vi gây phiền toái hay khiếm nhã. Có thể nói, “tao nhã” không chỉ được áp dụng trong giao tiếp và tương tác xã hội mà còn thể hiện ở trong nghệ thuật, văn chương và kiến trúc. Nó phản ánh đúng tinh thần và phong cách sống của con người, thể hiện sự tinh túy và tinh tế trong mọi khía cạnh của cuộc sống.

Đặc điểm của một lối sống “tao nhã”

Lối sống tao nhã mang đến sự bình thản trong tâm hồn. Dưới đây là một số đặc điểm nổi bật nhất của lối sống “tao nhã”: 

1. Người tao nhã phải là người khoan dung và hào sảng

Trong xã hội có phần “bát nháo” này, “tao nhã” giống như một làn gió trong lành, khiến cho con người ta mở lòng vui vẻ vì “trong tim có núi có sông” thì bất cứ khi nào và bất cứ nơi đâu đều sẽ hiện ra dung nhan thanh tú và phong thái ưu nhã say làm say đắm lòng người. 

Tuy nhiên, tao nhã không phải là sự thanh cao không vướng tiền bạc, cũng không phải là ngân nga tiếng hát theo gió hoa trăng tuyết và càng không phải là cố ý phô diễn bản thân, lúc nào cũng giữ tư thế phô diễn bản thân, lúc nào cũng giữ tư thế ngay ngắn để người khác tán thưởng. Bởi vậy, tao nhã vốn dĩ không phải là để cho người khác xem, mà thực sự là phải tu luyện từ tâm, rồi bộc lộ sắc thái thể hiện ra bên ngoài.

Trồng hoa, chăm sóc cây cảnh giống như một làn gió trong lành
Trồng hoa, chăm sóc cây cảnh giống như một làn gió trong lành

Mà thực tế, vẻ ngoài cũng chỉ là một phần biểu hiện của nội tâm mình, không liên quan gì đến người khác. Một người tao nhã có thể ở trong cuộc sống buồn tẻ nhưng luôn biết cách làm cho bản thân mình tốt hơn, biết học cách cho đi, biết cách cảm ơn; trong trái tim có tình yêu, luôn thấu tình đạt lý, khoan dung lương thiện mới chính là tao nhã. 

2. Tao nhã không phải là bẩm sinh

Tao nhã không phải là bẩm sinh, mà nó chính là sự kết hợp hoàn hảo giữa tâm hồn và trí tuệ. Sự tao nhã của một con người là kết quả có được từ việc đọc sách, từ những trải nghiệm trong cuộc sống –  đó là biểu tượng của sự tự tin, độc lập và thanh cao. Vậy nên phẩm chất này xuất phát từ sự hiểu biết về cuộc sống, là sự kết tính và tích lũy từ cuộc sống.

Tao nhã tuyệt đối không chỉ là vẻ đẹp ngoại hình, mà còn là một loại trí tuệ bên trong được phản ánh qua các biểu hiện khác nhau của cuộc sống.

Ngoài ra, một người tao nhã nhất định phải có một đôi mắt “biết cảm nhận” cái đẹp, một tâm hồn nhân hậu, một trí tuệ nơi sâu thẳm trong tâm hồn được hình thành qua năm tháng. Điều quý giá nhất trong cuộc sống này là sự trải nghiệm qua hàng trăm hàng ngàn thăng trầm mà vẫn có thể giữ được một trái tim dịu dàng lương thiện. Tao nhã sẽ “phóng ra” một nét duyên dáng tự nhiên, gọi là một vẻ đẹp sâu sắc.

3. Sự tao nhã liên quan đến tuổi tác

Tổng thống Lincoln nói rằng vẻ ngoài của một người 30 tuổi chính là do cha mẹ cho, khi 40 tuổi thì chúng ta phải tự chịu trách nhiệm về vẻ ngoài của mình. Một người có nội tâm tao nhã thì bất kể là ngoại hình có như thế nào đi nữa cũng đều duyên dáng đến mê hồn.

Sự tao nhã phần nào đó liên quan đến vấn đề tuổi tác!
Sự tao nhã phần nào đó liên quan đến vấn đề tuổi tác!

Vậy nên vẻ đẹp thực sự là một loại khí chất phát từ trong ra ngoài, thích một người là bắt đầu từ vẻ đẹp ngoại hình rồi bị hút hồn bởi tài năng, nhưng sẽ mãi si mê trung thành với nhân phẩm.

4. Sự tao nhã có lẽ liên quan nhiều đến sức mạnh của bản thân

Người tao nhã phải là người có tính tự giác, dù cho thế giới bên ngoài hấp dẫn như thế nào thì cũng không bị lung lay, luôn tự giữ mình và khoan dung. Dù là đang sống ở trong hoàn cảnh khốn khó trắc trở thì vẫn giữ gìn sự trong sạch và thanh cao. Dù cho cuộc sống có đưa chúng ta vào tình huống như thế nào, thì vẫn có thể tự mình tỉnh ngộ, phải biết tôn trọng và biết cảm ơn, không toan tính với bạn bè, dịu dàng hào phóng với người thân, và không coi thường và xa lánh người khác.

Một người tao nhã phải biết cách tự yêu quý chính bản thân, tự tin và cá tính độc lập; trí tuệ vững chắc, ăn nói điềm đạm, khuôn mặt thuần tịnh; có một tấm lòng lương thiện, đẹp mà không phô trương. 

Xem thêm:: Quá tam 3 bận là gì?

Thú vui tao nhã là gì?

Thú vui tao nhã là những hoạt động giúp thư giãn và tận hưởng cuộc sống một cách tinh tế, lịch sự và nhẹ nhàng. Các hoạt động này không chỉ mang lại niềm vui, hạnh phúc cho bản thân bạn mà còn thể hiện được sự tôn trọng đối với người khác, và với môi trường xung quanh. Thú vui tao nhã giúp chúng ta tạo ra sự cân bằng và hài hòa trong cuộc sống, đồng thời mang lại niềm vui và sự bình an trong tâm hồn.

Các ví dụ về thú vui tao nhã như:

  • Đọc sách và tận hưởng trí tuệ, cùng sự sáng tạo của tác giả. 
  • Thưởng thức nghệ thuật; điểm qua những triển lãm tranh, bảo tàng hoặc xem một buổi biểu diễn nghệ thuật. 
  • Học vẽ, hội họa hay tham gia các hoạt động sáng tạo như điêu khắc, làm đồ thủ công, hoặc trồng cây cảnh. 
  • Thực hiện các hoạt động thể dục thể thao như yoga, pilates hoặc đi bộ trong thiên nhiên giúp làm dịu tâm hồn và tăng cường sức khỏe. 
  • Nấu ăn và thưởng thức những món ăn ngon, tận hưởng quá trình nấu nướng và chăm sóc cho từng bữa ăn.

Tìm hiểu về 10 thú vui tao nhã nổi bật của người xưa

Hiểu được tao nhã là gì và thú vui tao nhã là gì. Dưới đây, chúng ta hãy cùng đi cùng tìm hiểu về những thú vui tao nhã của người xưa:

1. Đốt trầm, thắp hương

Một mẩu trầm nghi ngút đặt trong chiếc lư đồng, hoặc đất nung nho nhỏ sẽ tỏa ra hương thơm ngan ngát khắp căn phòng. Thường thì người ta sẽ đốt trầm khi đọc sách Thánh hiền hoặc khi cùng người bạn tâm đầu ý hợp thưởng trà.

Người xưa đọc sách của Thánh nhân thường đốt trầm hoặc thắp hương để bày tỏ lòng tôn kính bậc Thánh giả. Cùng với hương thơm lan tỏa, thân tâm con người dần dần tĩnh lại; khi tâm tĩnh và thành kính thì những đạo lý nhân sinh uyên bác sâu xa của Thánh nhân cũng dần hé mở, đọc sách mới thu được lợi ích lớn.

Đốt trầm, thắp nén hương thơm để nội tâm tĩnh lặng lại
Đốt trầm, thắp nén hương thơm để nội tâm tĩnh lặng lại

Có người độc ẩm (tức uống trà một mình) hoặc đối ẩm với bạn tâm giao, trước khi pha trà họ sẽ đốt một mẩu trầm hoặc thắp một nén hương để thân tâm nhanh chóng bình lặng trở lại. Chỉ khi tâm tĩnh, gần gắn với trạng thái nhập thiền thì mới có thể cảm thụ được dư vị đích thực của trà. Vậy nên người ta nói rằng “Trà – Thiền nhất vị”, là bởi:

“Uống trà như tham thiền,

Khác gì chuyện Thần Tiên

Hương trầm tâm thanh tĩnh

Trà thơm kính bạn hiền…”

2. Đọc sách

Có câu cổ ngữ: “Có sách dư phú quý, vô sự ấy Thần Tiên”, những tao nhân mặc khách đọc sách của Thánh hiền có thể khiến cho tâm hồn rộng mở, đắm mình trong trí tuệ cổ nhân và nâng cao cảnh giới sinh mệnh.

Người xưa nói rằng: “Khí chất con người do Trời sinh ra, vốn khó thay đổi và duy chỉ có đọc sách mới có thể thay đổi khí chất”.

Chỉ có đọc sách mới có thể thay đổi khí chất! 
Chỉ có đọc sách mới có thể thay đổi khí chất!

Ứng dụng vào xã hội ngày nay với thư tịch tạp nham loạn bậy và thậm chí sách xấu rất nhiều, sách tốt thì ít nên người đọc cần phải chọn lựa thật kỹ. Sách tốt sẽ dạy con người hướng thiện, dạy con người trí tuệ, dạy con người bản lĩnh, khiến con người có chỗ đứng trong xã hội; duy trì đạo đức xã hội và giúp cho chính bản thân người đọc sách cũng có được hạnh phúc.

3. Ngắm, vẽ tranh

“Thưởng tranh” có thể khiến cho tâm cảnh con người chìm vào trong bầu không khí nghệ thuật, khiến con người tăng nguồn tri thức và giúp tấm lòng rộng mở, tinh thần vui tươi sảng khoái. 

Ngắm, vẽ tranh là loại thưởng và hưởng thụ cao nhã
Ngắm, vẽ tranh là loại thưởng và hưởng thụ cao nhã

Thưởng thức tranh được xem là một loại thưởng thức hưởng thọ cao nhã, có thể dưỡng tính tình, khiến cho thân tâm khỏe mạnh. Nếu như nói thưởng thức tranh giống liều thuốc tốt thì e rằng sẽ có người khó mà tin nổi, nhưng kỳ thực thưởng thức tranh để trị bệnh xưa nay đều có:

“Xa ngắm núi non xanh

Gần nghe nước vô thanh

Xuân đi hoa còn mãi

Xuân về vẳng tiếng oanh…”

Người xưa vẽ tranh chỉ với 1 cây bút, 1 tờ giấy là có thể tung hoành phóng khoáng, tả ý trôi chảy thanh thoát rồi. Tiền nhân vẽ tranh đều có ý sâu xa, ý tứ đặt bút để nét nào cũng đều có chủ ý cả. Thưởng thức tranh khiến cho con người ta yên tĩnh, chí hướng cao xa; con người và sự vật giữa trời đất tự nhiên hài hòa, không ham dục, không tham vọng; tâm thái bình hòa, cảm giác như được hòa nhập vào trong bức họa.

4. Thưởng hoa (ngắm hoa)

Các thi nhân cổ đại đa số đều rất yêu hoa hoặc luôn mượn hoa để nói lên chí hướng, nỗi lòng của bản thân mình. Người xưa thưởng thức hoa không chỉ thưởng thức vẻ đẹp tự nhiên như sắc, hương, dáng vẻ,… mà còn tổng hợp cảm thụ của bản thân đối với hoa, dành cho hoa một loại phong độ và phẩm đức. Vậy nên từ thời xưa đã nói “không hiểu rõ hoa vân thì khó đến được cảnh giới cao nhã!”. 

Thi nhân cổ đại yêu hoa và thường mượn hoa nói lên chí hướng, nói nỗi lòng
Thi nhân cổ đại yêu hoa và thường mượn hoa nói lên chí hướng, nói nỗi lòng

Khuất Nguyên rất yêu hoa lan, tình yêu ấy thể hiện qua các câu thơ nổi tiếng như sau:

“Hoa lan thu xanh xanh,

Lá biếc tím cọng cành.”

Đào Uyên Minh thì lại yêu hoa cúc, thể hiện rõ qua 2 câu thơ truyền thế

“Dậu rào đông hái cúc

Thẩn thơ ngắm Nam Sơn.”

Mãn Giác Thiền Sư cực kỳ hoảng hốt và bất ngờ trước sức sống mạnh mẽ, cùng vẻ đẹp của hoa mai:

“Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận

Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.”

Đỗ Phủ làm thơ luôn rất nghiêm túc, nhưng lại có câu về hoa đào:

“Hoa đào một bó mà vô chủ

Yêu lắm hồng đào với hồng phai.”

5. Thưởng trà

Thưởng trà không phải chỉ là để phân biệt trà tốt xấu, ngon dở mà còn mang ý tưởng xa xôi và thứ tình cảm thú vị khi thưởng trà. Giữa trăm công nghìn việc bận rộn, chọn một nơi thanh nhã yên tĩnh, pha một ấm trà thơm thanh khiết, gột sạch mọi phiền não để phấn chấn tinh thần. Hãy nhấp từng ngụm nhỏ, thưởng thức sự mỹ diệu thú vị của ẩm trà!

“Tay nâng một chén trà

Trà mộc tự tay pha 

Bắt chước vị tiên trích

Mời trăng rồi mời hoa.”

“Thưởng trà” giúp cho tâm hồn thoải mái, gột sạch mọi phiền não
“Thưởng trà” giúp cho tâm hồn thoải mái, gột sạch mọi phiền não

Trà không phân biệt giàu nghèo, không phân biệt sang hèn; người uống trà có thể đơn giản mộc mạc, cũng có thể đường hoàng tinh tế, thông tục và cũng rất cao nhã.

Thưởng trà có tác dụng giải khát thanh tâm, tu dưỡng tính tình, biểu đạt thái độ khác nhau của mỗi cá nhân đối với trà. Cảnh giới của mỗi người là mỗi khác, không phân biệt cao thấp mỗi người khi thưởng trà đều có truy cầu và yên định riêng của mình, còn việc có đắc đạo hay không thì hoàn toàn dựa vào “ngộ tính”.

6. Thưởng nguyệt (ngắm trăng)

Trong nhiều thơ ca vịnh trăng, thi nhân thường đem trăng “hòa tan” vào trong tư tưởng tình cảm, nội tâm… khiến trăng và tư tưởng nội cùng tỏa sáng. Có rất nhiều ý cảnh ưu mỹ được tạo ra, đồng thời nâng chất lượng văn học giúp nội hàm tư tưởng và cảnh giới nghệ thuật lên một tầm cao mới.

Thưởng trăng để tâm tình cũng dịu êm như nước!
Thưởng trăng để tâm tình cũng dịu êm như nước!

Thời nay, nơi đô thị ồn ào náo nhiệt sẽ rất cần những thứ thanh nhã này để cân bằng. Hãy tĩnh tâm xuống, học người xưa thắp hương, thưởng trà, đợi trăng và ngắm thư họa. “Thử đợi trăng là có hẹn ước với trăng khi trăng nhô lên trong màn đêm, tắm gội dưới ánh trăng, thụ hưởng cảnh đẹp này để tâm tình cũng dịu êm như nước”. 

7. Ngao du sơn thủy

Cái “thú vị” của du sơn ngoạn thủy không phải là mang cái tâm chinh phục, mà là thưởng thức cái đẹp, hàm súc và thâm sâu thăm thẳm của non nước.

Rũ sạch hồng trần, hòa mình tĩnh lặng cùng thiên nhiên
Rũ sạch hồng trần, hòa mình tĩnh lặng cùng thiên nhiên

Tưởng tượng vào một buổi sáng trong lành, dạo bước bên ngoài ngôi chùa cổ kính, vầng dương nhô lên chiếu sáng khắp núi rừng. Có con đường nhỏ uốn lượn quanh co dẫn đến một nơi u tĩnh, tiếng chuông chùa văng vẳng trong rừng cây hoa lá. Chính sắc núi sáng trong thanh tịnh, đổ bóng xuống lòng hồ sâu trong vắt, gột sạch đi những tục niệm trong tâm, lòng trong sáng như được rũ sạch hết bụi trần. Bỗng như thấy gần với chốn Bồng Lai Tiên cảnh!

8. Chơi cờ

Thời xưa, chơi cờ có thể khiến cho con người say mê, không biết mệt bởi vì nó hợp với cái tính thích cạnh tranh của con người. Dưới giàn bầu hay bên giàn đậu, những người nông dân hay những cụ già không tranh giành với đời nay lại quyết tranh cao thấp. 

Chơi cờ vừa để thư giãn, vừa để rèn luyện năng lực suy xét toàn cuộc
Chơi cờ vừa để thư giãn, vừa để rèn luyện năng lực suy xét toàn cuộc

Còn những người có học thức, có địa vị thường chơi cờ để tiêu khiển giải trí; đồng thời rèn luyện năng lực suy xét toàn cuộc và tăng cường mưu lược bản thân. Vậy nên trong quán trà ở nơi đô thị phồn hoa thường có người nhàn nhã chơi cờ tiêu khiển. 

Trong sách “Nhàn tình ngẫu ký” của Lạp Ông có viết “Chơi cờ chẳng bằng xem chơi cờ, vì người xem không có cái tâm được mất”. Có thể nói, xem cờ là một việc thú vị giống như xem chọi trâu, chọi gà, chọi dế,… vậy. Nhưng xem cờ cũng có chỗ khó xử vì xem cờ mà không nói là một loại thống khổ, cổ họng cứ bị ngứa ngáy kỳ lạ và chỉ muốn nói ra cho khoan khoái!

9. Thưởng tửu (uống rượu)

Thưởng tửu là một trong 10 thú vui tao nhã của các bậc cao nhân xưa. Từ thời xa xưa, người ta đã biết nấu rượu để uống, để thưởng thức và để giao lưu. Rượu trở thành một trong các phương tiện giao tiếp tuyệt vời khiến cho câu chuyện thêm nồng ấm, đậm đà. Rượu chính là “chất kích thích” giúp tinh thần con người phấn chấn, lạc quan, yêu đời và vui vẻ. 

Uống rượu giúp tinh thần con người phấn chấn, lạc quan, yêu đời và vui vẻ. 
Uống rượu giúp tinh thần con người phấn chấn, lạc quan, yêu đời và vui vẻ.

Trong sách “Thượng thư tửu cáo” có viết, “Không uống rượu thường xuyên, không uống rượu quá độ”. Vậy nên trăng thanh gió mát, mưa bụi tuyết bay, hoa nở trước thềm, rượu vừa ủ tới đều là những khoảnh khắc đẹp để uống rượu. 

10. Đánh đàn

Đàn ngày xưa là chính một loại dụng cụ của bậc Thánh hiền, quân tử. Âm nhạc giúp cho tâm hồn chúng ta được thanh thản, vui vẻ và hạnh phúc. Để thực hiện được điều ấy thì đòi hỏi người nghệ sĩ phải rất tài hoa để tấu lên các điệu đàn, những bài nhạc đi sâu vào lòng người.

Đàn chính là dụng cụ của các bậc Thánh hiền, quân tử
Đàn chính là dụng cụ của các bậc Thánh hiền, quân tử

Những nhà Nho giáo cũng rất thích đánh đàn, bởi các nhà Nho gia tin rằng cổ cầm có thể mang lại đạo, khai sáng trí huệ và bình tâm thiền. Đó được xem là con đường tốt nhất giúp bao hàm cả việc tu dưỡng tinh thần, tâm tính và tình cảm.

Mong rằng bài viết này đã mang đến các thông tin hữu ích để các bạn hiểu rõ tao nhã là gì, thú vui tao nhã là gì cũng như 10 thu vui tao nhã của người xưa. Để có thêm kiến thức hay khác, mời bạn đọc cập nhật các bài viết trên website Chamsocxehoi.org mỗi ngày! 

About Phạm Xuân Thanh

Tôi là Phạm Xuân Thanh – Tôi đã có kinh nghiệm hơn 3 năm review đánh giá về các loại máy móc công nghiệp, thiết bị vệ sinh công nghiệp, cách chăm sóc xe hơi. Tôi hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn về các công dụng, chức năng của các loại thiết bị công nghiệp và các cách chăm sóc xe hơi này.

View all posts by Phạm Xuân Thanh →