Thanh tịnh là gì? Thế nào là sống thanh tịnh?

Thanh tịnh là một thuật ngữ xuất hiện rất nhiều trong Phật Giáo nhưng không phải ai cũng đã biết và hiểu về nó. Cùng chúng tôi tìm hiểu xem thanh tịnh là gì? Cuộc sống thanh tịnh là như thế nào trong bài viết dưới đây nhé!

Giải thích thanh tịnh là gì?

Nhiều người cho rằng thanh tịnh là sự tĩnh lặng, không ồn ào. Đây là cách hiểu đúng nhưng chưa đủ.Thanh có nghĩa là trong, tịnh có nghĩa là sạch. Như vậy chúng ta có thể hiểu thanh tịnh chính là trong sạch, không vướng bận, tĩnh lặng, không náo động . 

Thanh tịnh là gì
Thanh tịnh là gì?

Trong đạo Phật thanh tịnh cũng được hiểu là sự trong sạch, tĩnh lặng. Hai nhân tố chính tạo nên điều này là thân và tâm tịnh. Thân tâm thanh tịnh là kết quả tu tập mà bất cứ người đệ tử nào của Phật cũng hướng đến. Đây là thành quả của sự giữ gìn thân, khẩu, ý. Như vậy chúng thể hiểu thanh tịnh trong đạo Phật có nghĩa là bên trong tâm và ý không có sự vọng động của tham sân si và bên ngoài luôn giữ được sự tịch tĩnh (yên lặng, không có biến động). 

Tâm thanh tịnh là gì? Tại sao cần có tâm thanh tịnh?

Tâm là tim, là nội tâm bên trong của con người, thanh tịnh là trong sạch, tĩnh lặng. Như vậy tâm thanh tịnh là tâm trong sạch, trong tâm không có tham, sân, si, là tâm luôn bình an trước mạnh nghịch của cuộc đời. Cũng có thể nói tâm thanh tịnh là tâm không bị trói buộc bởi những suy nghĩ muộn phiền, lo lắng, căng thẳng của cuộc sống. 

Theo giáo lý của nhà Phật thì chúng ta rất khó để diễn đạt về tâm. Suốt cả cuộc đời của Đức Phật này chỉ nói về tâm của chúng chúng ta chứ không phải điều gì huyền ảo xa xôi. Trong các kinh điển của nhà Phật có nhiều cách gọi khác nhau về tâm. Cụ thể là: 

  • Trong Thiền tông các vị thiền sư gọi tâm là “chủ nhân ông” 
  • Trong Kinh Kim Cương gọi tâm là “Kim cương” hay “Chân như”
  • Với người thực hành niệm Phật thì tâm được gọi là “Di Đà tự tình”
  • Đối với mật thừa thì tâm là “Đại Thủ Ấn”, “Đại Toàn Thiện”, “Tự tính tâm”
Thanh tịnh
Giải thích tâm thanh tịnh là gì?

Mặc dù có nhiều phương pháp tu tập với cách gọi khác nhau nhưng tất cả đều hướng chung về một mục đích đó là tu tâm để cho tâm của mình được thanh tịnh. Bởi tâm là nền tảng của tất cả, nó là nguồn gốc của khổ đau, hạnh phúc. Tâm quyết định cõi mà ta sanh về. Cụ thể như sau: 

  • Tâm Độc ác sẽ sinh về Địa ngục
  • Tâm bỏn xẻn, tâm hoang phí sẽ sinh về cõi Ngạ Quỷ
  • Tâm ngu si, mê muội sẽ sanh về cõi của súc sinh
  • Tâm biết phân biệt phải trái, đúng sai sẽ sinh về cõi người
  • Tâm nhiệt tình lo việc chung nhưng không hướng về giải thoát thì sinh về cõi Atula
  • Tâm thuần thiện, hiền lành sẽ sinh về cõi trời

Như vậy chúng ta có thể thấy tâm thanh tịnh sẽ được về chốn thanh tịnh đó là nhân quả. Vậy đặc điểm của tâm thanh tịnh là gì? Điều này sẽ được chúng tôi giải đáp trong phần dưới đây của bài viết này. 

Xem thêm::
Hà tiện nghĩa là như thế nào?
Tìm hiểu về duyên âm là gì?
Người lươn lẹo nghĩa là như thế nào?

Đặc điểm của tâm thanh tịnh là gì?

Tâm thanh tịch có những đặc điểm chính như sau: 

Tâm không chứa tà niệm

Tâm thanh tịnh là tâm không chứa những “độc tố” như sự hung dữ, ích kỷ, độc ác, hận thù… Bởi: 

  • Trong tâm chứa sự độc ác, hung dữ là tâm dám làm những việc khiến người khác phải đau khổ. 
  • Trong tâm chứa sự tham lam, ích kỷ là tâm muốn nhiều cho mình dễ sinh ra tâm đố kỵ, ghen ghét
  • Tâm hận thù là tâm mêm muội là tâm dễ dẫn đến những việc làm ác. Người chứa tâm hận thù rất khó để hiểu thấu được đạo lý. 
Tâm thanh tịnh
Tâm thanh tịnh là tâm không có chứa tà niệm

=> Khi trong tâm chất chứa những điều trên sẽ không lúc nào được an. Do đó để tâm được an, tâm thanh tịnh trong tâm của chúng ta phải không chứa tà niệm, không được tồn mầm mống của sự hận thù, đố kỵ, tham lam, độc ác… 

Tâm lương thiện đi cùng với phước lành

Tâm trong sạch luôn song hành và được hỗ trợ bởi cái phước chứ không phải cái tâm đơn độc. Cái phước được hình tạo nên từ những việc làm, những suy nghĩ thiện lương bên trong ta. Nó chính là yếu tố quan trọng để có thể nuôi dưỡng, duy trì sự sống cho tâm hồn của con người. 

Khi tâm được hỗ trợ bởi phước lành, con người sẽ sáng suốt hơn trong cách nhìn nhận sự việc. Từ đó không sinh ra những ý niệm sai lệch, tâm của mình luôn sáng trong. 

Tâm không ưa thích hưởng thụ

Tâm thanh tịnh là cái tâm không ưa thích sự hưởng thụ, dục. Cụ thể là:

  • Việc ăn uống chỉ để nuôi thân, ăn đủ để đảm bảo sức khỏe, không ăn để thoả mãn vị giác của bản thân. 
  • Không ham những thú vui hưởng thụ ở đời như chơi game, rượu chè, hút thuốc, ma tuý… 
  • Không chạy theo những thứ tiện nghi, chăn đắp chỉ cần đủ ấm; quần áo mặc chỉ cần kín đáo, lịch sự, sạch sẽ; Xe chỉ là phương tiện đi lại, không chạy theo vật chất…
Giữ cho tâm không tham cầu vật chất
Giữ cho tâm không tham cầu vật chất

Nếu tâm dần không ưa thích sự hưởng thụ nữa tức là việc tu tập đang đi đúng hướng. Tâm ta đang dần được thanh tịnh. Ngược lại nếu như tâm ta luôn chạy theo những ham muốn hưởng thụ tầm thường sẽ rất khó để bình yên. Nó không ngừng thôi thúc chúng ta chạy theo những thứ tiện nghi, xoay ta trong vòng xoáy của hạnh phúc tạm bợ. Niềm vui khi bạn mua được một quần áo thời thượng sẽ nhanh chóng qua đi sau 1 vài lần mặc nó. Bạn sẽ nhanh chóng muốn có bộ đồ mới đẹp hơn, thời thượng hơn…

Tâm khởi nên những ý niệm thiện

Tâm trong thanh tịnh còn là tâm luôn khởi lên những ý niệm thiện lành. Trong tâm luôn chứa đầy sự biết ơn, kính trọng, đồng cảm, bao dung… Cụ thể như sau: 

  • Trong tâm luôn chưa sự biết ơn sẽ tạo cho chúng ta miền hạnh phúc, luôn lạc quan và vui vẻ. Biết ơn còn đem đến cho chúng ta nguồn năng lượng dồi dào, giúp chúng ta cảm nhận được những điều tích cực để có đủ sức mạnh đương đầu với nghịch cảnh, xây dựng những mối quan hệ lành mạnh. Vì chúng ta không thể nào giận giữ, hay hận thù khi đang trong trạng thái biết ơn. 
Giữ tâm biết ơn, kính trọng
Giữ tâm biết ơn, kính trọng
  • Lòng tôn kính với những bậc thánh, với bề trên với những những người đáng kính trọng sẽ nuôi dưỡng sự khiêm hạ của bản thân và giúp chúng ta gieo duyên để được những thành tự như những người chúng ta kính trọng. Điều này đã thể hiện qua câu thành ngữ “Yêu trẻ, trẻ đến nhà/ Kính già, già để tuổi cho”
  • Trong tâm có sự bao dung sẽ khiến cho chúng ta sống đẹp hơn, sống nhẹ nhàng hơn. Đồng thời lòng bao dung cũng giúp cho con xây dựng được nhiều những mối quan hệ lành mạnh. Không chỉ vậy bao dung còn là cách an ủi động viên người khác cũng như bản thân mỗi khi vấp ngã, thất bại trong cuộc sống. 

Tâm ít mong cầu

Con người buồn khổ vì trong tâm chất chứa quá nhiều sự mong cầu, chỉ cần tâm bớt mong cầu niềm vui sẽ tự đến, lòng ta sẽ nhẹ nhõm và bình yên. Khi tâm của của chúng ta gần đạt đến sự thanh tịnh sẽ nhận ra rằng mỗi khoảnh khắc, sự kiện dù là vui hay buồn trong cuộc đời đều đáng quý. Chúng ta chấp nhận nó như một lẽ tự nhiên không mong cầu, không than trách. 

Tâm ít mong cầu chúng ta sẽ được hạnh phúc
Tâm ít mong cầu chúng ta sẽ được hạnh phúc

Để tâm được thanh tịnh chúng ta cần có mong cầu đúng đắn, bớt đi những mong cầu không chính đáng. Đồng thời thái độ mong cầu cũng rất quan trọng, chỉ khi có thái độ đúng tâm chúng ta mới không bị xao động và chịu khổ đau. Thái độ mong cầu đúng đắn chỉ xuất hiện khi chúng ta có lối sống thức tình và sống trong chánh niệm. 

Làm sao để có được sự thanh tịnh trong tâm hồn?

Tâm hồn thanh tịnh là trạng thái mà chúng ta cảm thấy thanh bình, nội tâm chúng ta không có bất cứ sự lo lắng và sợ hãi nào. Vậy làm sao để chúng ta có được những điều này?

Sau đây là một vài phương pháp đơn giản có thể giúp có được tâm thanh tịnh bạn:

  • Giảm thời gian mà bạn đọc các tin tức có tính chất tiêu cực trên các mạng xã hội và báo chí để không dung nạp vào mình những cảm xúc tiêu cực.
  • Tránh xa những cuộc nói chuyện mang tính chất tiêu cực và hạn chế nói chuyện với những người yếm thế chán đời.
  • Không giữ thù hằn trong lòng, học cách tha thứ và buông bỏ quá khứ để không nuôi dưỡng sự thù hận trong lòng.
  • Không quá quan tâm để ý đến chuyện của người khác, không phán xét người khác.
  • Học cách chấp nhận những điều mà chúng ta không thể thay đổi được trong cuộc sống.
Làm sao để có được tâm thanh tịnh
Làm sao để có được tâm thanh tịnh
  • Chấp nhận rằng cuộc sống luôn tồn tại những điều bất như ý, đón nhận mọi chuyện diễn ra như đúng nó là mà không phán xét gì cả.
  • Học cách để gia tăng sự kiên nhẫn và khoan dung của mình.
  • Đừng ôm đồm quá nhiều việc, hãy học cách buông bỏ để được thảnh thơi.
  • Học tập thiền để tâm được tĩnh lặng, nghe giảng pháp để tâm sáng ra mỗi ngày.
  • Dung nạp thêm những điều tích cực cho bản thân bằng cách nghe những điều tích cực, nói chuyện với những người lạc quan. 
  • Học cách quay vào bên trong mỗi khi tức giận, quan sát nỗi giận của mình để hiểu được nó và xoa dịu nó.

Trên đây là những thông tin trên đây chúng có thể thấy thanh tịnh chính là trong sạch, là tĩnh lặng. Nó được dùng để chỉ cảnh và cả tâm người, khái niệm này gắn liền với triết lý của Phật giáo. Hy vọng qua bài viết các bạn đã biết được thanh tịnh là gì cũng như biết được làm sao để có thể có được tâm thanh tịnh. 

About Phạm Xuân Thanh

Tôi là Phạm Xuân Thanh – Tôi đã có kinh nghiệm hơn 3 năm review đánh giá về các loại máy móc công nghiệp, thiết bị vệ sinh công nghiệp, cách chăm sóc xe hơi. Tôi hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn về các công dụng, chức năng của các loại thiết bị công nghiệp và các cách chăm sóc xe hơi này.

View all posts by Phạm Xuân Thanh →