Taluy là gì? Taluy âm là gì? Taluy dương là gì?

Taluy là gì? Đôi khi di chuyển ở trên những đường đèo dốc thì ta sẽ bắt gặp cảnh báo nguy hiểm “nguy cơ sạt lở taluy”. Thuật ngữ “taluy” chắc chắn sẽ khiến cho nhiều người thắc mắc. Do đó, trong nội dung bài viết này hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu rõ nhé! 

Taluy là gì?

“Taluy” chính là một thuật ngữ được sử dụng trong lĩnh vực xây dựng, cầu đường. Trên thực tế, “taluy” hay “ta luy” là từ được mượn trong tiếng Pháp “talus”; dịch sang tiếng Việt có nghĩa là sườn dốc, mái dốc,… Đây là những kết cấu quan trọng trong thiết kế xây dựng, đường đèo. 

Taluy là gì?
Taluy là gì?

Kết cấu bờ dốc sẽ giúp cho công trình chịu lực tốt hơn và đứng vững hơn. Ví dụ như bờ kè ngăn nước lũ được gọi là thiết kế taluy. 

Theo đó, do yếu tố lịch sử từ thời Pháp thuộc nên hệ thống đường xá, cầu cống của nước ta do Thực dân Pháp xây dựng. Khi đó những từ tiếng Pháp được sử dụng là ngôn ngữ chính, bởi thế rất nhiều thế hệ kỹ sư Việt đã học tập và sử dụng các từ ngữ chuyên ngành này nên dẫn đến thói quen cho tới ngày nay. Đây được xem là ảnh hưởng văn hóa không thể tránh khỏi, và tạo nên thuật ngữ chuyên ngành như “taluy”. 

Trong tiếng Anh, “taluy” là từ “slope”. Khi dịch nghĩa Anh – Anh sang tiếng Việt thì “slope” là 1 mặt phẳng có 1 phía cao hơn phía còn lại. Có thể thấy, khi dịch “slope” sang tiếng Việt thì kết quả thu được không phải nghĩa “taluy – độ dốc”; nhưng xét về mặt ý nghĩa thì chúng đều giống nhau.

Taluy âm là gì? Taluy dương là gì?

Taluy được chia làm 2 loại gồm taluy âm và taluy dương. Cụ thể như sau: 

Taluy âm là gì? Taluy dương là gì?
Taluy âm là gì? Taluy dương là gì?

1. Taluy âm là gì?

Taluy âm là phần sườn dốc trên lề đường không bằng phẳng do xây dựng đường cao hơn mặt đất ban đầu hoặc do đường được làm bên cạnh vực sâu, hồ nước,… Phần sườn dốc này sẽ được tính từ mặt đường đổ xuống. 

Trong xây dựng, phần taluy âm cần phải được tính toán và thiết kế cẩn thận để đảm bảo hạn chế tối đa những rủi ro về sạt lở và thiệt hại khi có mưa lũ đổ về. Khi đi qua đoạn đường có cảnh báo taluy âm thì chúng ta cần hết sức chú ý, đặc biệt là trong điều kiện thời tiết xấu để tránh xảy ra tai nạn. 

Cảnh báo taluy âm thường gặp
Cảnh báo taluy âm thường gặp

2. Taluy dương là gì?

Taluy dương là kết quả của việc đào vét mặt đất ban đầu dành ra khi xây dựng phần lòng đường. Vị trí của mặt đường sẽ thấp hơn so với nền đất chung. Phần taluy dương sẽ được tính từ mặt đường trở lên. 

Ta thường bắt gặp taluy dương trong các công trình xây dựng nhà cao tầng có độ dốc lớn và kéo dài từ mặt đất lên đến đỉnh núi.

Nói chung, taluy âm và taluy dương mang hình thái khác nhau nhưng có cùng chức năng và tầm quan trọng. Trong thi công xây dựng cầu đường, taluy là kết cấu đóng vai trò quyết định tới mức độ an toàn và vững chãi của toàn bộ công trình. 

3. Ví dụ về taluy âm và taluy dương

Để hiểu rõ về taluy âm và taluy dương, bạn có thể tưởng tượng mình đang đứng ở 1 đoạn đường đèo thì taluy âm chính là phần sườn dốc từ mặt đường xuống vực sâu; còn taluy dương sẽ là phần sườn dốc từ mặt đường lên đến đỉnh núi.

Xem thêm:: Put Away nghĩa là gì?

Công thức xác định độ nghiêng Taluy chính xác nhất

Công thức xác định độ nghiêng Taluy được minh họa chi tiết như hình ảnh dưới đây:

Công thức xác định độ nghiêng Taluy chung trong xây dựng
Công thức xác định độ nghiêng Taluy chung trong xây dựng

Đối với trường hợp đơn vị tính là % thì độ nghiêng của Taluy sẽ được xác định theo công thức sau:

i (%) = [Độ cao : Khoảng cách nằm ngang] x 100

Lưu ý: Đơn vị tính ký hiệu là 1:n thì được hiểu rằng, nếu chiếu cao Taluy là 1 mét thì khoảng cách nằm ngang tương ứng là n mét.

Mong rằng bài viết trên đã giúp bạn hiểu được khái niệm taluy là gì, cùng các định nghĩa taluy âm và taluy dương. Theo dõi Chamsocxehoi.org mỗi ngày để cập nhật thêm các kiến thức bổ ích mỗi ngày bạn nhé!

About Phạm Xuân Thanh

Tôi là Phạm Xuân Thanh – Tôi đã có kinh nghiệm hơn 3 năm review đánh giá về các loại máy móc công nghiệp, thiết bị vệ sinh công nghiệp, cách chăm sóc xe hơi. Tôi hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn về các công dụng, chức năng của các loại thiết bị công nghiệp và các cách chăm sóc xe hơi này.

View all posts by Phạm Xuân Thanh →