Phụ âm là gì? Mẹo ghi nhớ phụ âm trong bảng chữ cái tiếng Việt

Phụ âm là gì? Bên cạnh nguyên âm thì phụ âm là một thành phần quan trọng để cấu tạo thành tiếng, thành từ. Đối với trẻ nhỏ hoặc người nước ngoài có nhu cầu học tiếng Việt thì việc nắm chắc kiến thức liên quan đến phụ âm là điều cần thiết. Vậy nên trong nội dung của bài viết này, Chamsocxehoi.org sẽ chia sẻ đến bạn tất tần tật các thông tin về phụ âm. 

Phụ âm là gì?

Theo Wikipedia, phụ âm là một loại âm tố trong ngôn ngữ con người được phát âm rõ ràng với sự đóng hoàn toàn hoặc mở 1 phần của thanh quản. Ví dụ: 

Phụ âm là gì?
Phụ âm là gì?
  • [p] trong tiếng Anh “pop”, phát âm bằng môi.
  • [t] trong tiếng Việt là “ta” phát âm bằng phần phía trước của lưỡi.
  • [k] trong tiếng Việt “cá” đừng nhầm lẫn với [kh] phát âm bằng mặt lưng của lưỡi.
  • [h] phát âm từ thanh môn.
  • [f] và [s] được phát âm bằng cách đưa không khí qua một đường thoát hẹp.
  • [m] và [n] là những âm mà không khí được thoát ra đằng mũi (hay âm mũi).

Vì số lượng phụ âm trong các ngôn ngữ trên toàn thế giới lớn hơn nhiều lần số ký tự ở trong bất kỳ bảng chữ cái nào, thế nên những nhà ngôn ngữ học đã tạo ra bảng mẫu ký tự phiên âm quốc tế (IPA) với mỗi ký tự ghi một âm.

Tìm hiểu chi tiết về phụ âm trong tiếng Việt

Dưới đây là những thông tin và kiến thức quan trọng về phụ âm trong tiếng Việt. 

1. Phụ âm trong tiếng Việt là gì?

Phụ âm trong tiếng Việt là những từ dùng để chỉ tiếng động. Đây là những tiếng thường có tần số không ổn định, khó nghe bởi khi phát âm ra bị luồng hơi đi từ thanh quản lên miệng, rồi phát ra môi thì bị cản trở lại.

Các phụ âm thường được hình thành từ những tiếng răng, 2 môi chạm nhau, lưỡi va chạm môi,… Đồng thời, các phụ âm trong tiếng Việt chỉ phát ra thành tiếng trong lời nói khi phối hợp với nguyên âm. 

Dưới đây là bảng phụ âm tiếng Việt theo phiên âm quốc tế (IPA): 

Phụ âm tiếng Việt Phiên âm IPA
b /ɓ/
đ /ɗ / 
d /z/
gi /j/
c, k /k/
g/gh /ɣ/
h /h/
l /l/
m /m/
n /n/
p /p/
s /ʂ/
x /s/
t /t/
v /v/
r /r /
kh /kʰ/ /x/
nh /ɲ/
ng /ŋ/
ph /f/
qu /kw/ (Northern, Central)
/w/
th /tʰ/
tr /ʈʂ/

2. Bảng chữ cái tiếng Việt gồm có bao nhiêu phụ âm?

Trong bảng chữ cái tiếng Việt của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đưa ra hiện nay có tổng cộng 17 phụ âm đơn và 10 phụ âm ghép. Cụ thể như sau:

  • 17 phụ âm đơn gồm có b, c, d, đ, g, h, k, l, m, n, p, q, r, s, t, v, x.
  • 10 phụ âm ghép gồm có ch, gh, gi, kh, ng, ngh, nh, th, tr, qu.

Chúng ta có thể thấy rằng phần lớn các phụ âm ghép đều là sự kết hợp của các phụ âm đơn và một số nguyên âm. Do đó, chỉ cần nhớ được các phụ âm đơn thì việc học phụ âm ghép cũng sẽ dễ dàng hơn.

3. Vị trí của phụ âm ở trong một từ vựng tiếng Việt

Phụ âm thường có 2 vị trí đứng đó là đứng đầu và cuối một vựng tiếng Việt. Từ vị trí đứng cũng sẽ tạo thành 2 loại phụ âm đó là phụ âm đầu và phụ âm cuối.

Xem thêm:: Chạnh lòng nghĩa là gì?

Cách phân biệt phụ âm và nguyên âm trong tiếng Việt

Cả phụ âm và nguyên âm đều là những thành tố quan trọng trong bảng chữ cái tiếng Việt. Dù vậy, 2 thành phần này lại không hề giống nhau. Dưới đây là cách phân biệt phụ âm và nguyên âm dễ dàng mà bạn có thể tham khảo:

Tiêu chí  Phụ âm  Nguyên âm 
Định nghĩa Là âm thanh được phát ra từ thanh quản, âm thanh của lời nói và âm thanh sẽ bị môi cản trở. Là sự rung lên của thanh quản, âm được phát ra sẽ không bị cản trở.
Số lượng chữ 17 12
Cách viết b, c, d, đ, g, h, k, l, m, n, p, q, r, s, t, v, x a, ă, â, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư, y
Cách dùng Chỉ khi kết hợp với nguyên âm, phụ âm mới được phát ra thành tiếng. Hoàn toàn có thể đứng một mình riêng biệt hoặc kết hợp cùng với phụ âm.

Hướng dẫn cách phát âm các phụ âm trong bảng chữ cái tiếng Việt chính xác

Thường thì việc phát âm phụ âm sẽ dễ hơn nguyên âm. Bởi, với các nguyên âm đơn thường sẽ 2 môi chạm nhau sau đó mở rộng ra và đồng thời đẩy hơi lên thanh quản để phát ra tiếng tương ứng. Đặc biệt, khi phát âm các phụ âm chính thì chúng thường có đuôi “ờ” phía sau khi nói. Chẳng hạn như b → bờ, c → cờ, d → dờ,…

Dưới đây là một số quy tắc ghép phụ âm đặc biệt tương ứng với thanh điệu (cách đọc) như sau:

Cách phát âm của một số phụ âm tiếng Việt
Cách phát âm của một số phụ âm tiếng Việt

Phụ âm /k/ phát âm thành:

  • Đọc là “k” nếu đứng trước e, ê, iê, i/y. Ví dụ: kệ, kiêu,…
  • Đọc là “c” nếu đứng trước các nguyên âm còn lại. Ví dụ: cám, con, cá,…

Phụ âm /g/ phát âm thành:

  • Đọc là “gh” nếu đứng trước những nguyên âm e, ê, iê, i. Ví dụ: ghẹ, nghi, ghiền,…
  • Đọc là “g” nếu đứng trước các nguyên âm còn lại. Ví dụ: gạo, gà,… 

Phụ âm /ng/ phát âm thành:

  • Đọc là “ngh” nếu đứng trước các nguyên âm i, iê, ê, e. Ví dụ: nghe, nghỉ, nghệ,…
  • Đọc là “ng” nếu đứng trước các nguyên âm còn lại. Ví dụ: người, ngốc, nghèo, ngà,… 

Mẹo giúp trẻ học và ghi nhớ tốt phụ âm trong bảng chữ cái tiếng Việt 

Về cơ bản, số lượng phụ âm trong bảng chữ cái tiếng Việt không quá khó nhớ và chỉ cần chú ý một kỹ thì trẻ hoàn toàn có thể ghi nhớ và học thuộc chúng. Tuy nhiên, để giúp trẻ có thể học và luyện tập thuần thục kiến thức này trong tiếng Việt, bố mẹ có thể áp dụng một số mẹo học sau:

  • Áp dụng mẹo vặt: Các phụ âm khi phát âm thường sẽ có “ờ” phía sau như “bờ”, “cờ”, “dờ”, “đờ”,… nên sẽ giúp tránh cách đọc sai“bê”, “đê”, “cê”,…
  • Sử dụng bảng chữ cái sinh động: Bảng chữ cái sinh động với hình ảnh minh họa, và thậm chí có phát ra âm thanh sẽ giúp trẻ có hứng thú học và ghi nhớ tốt hơn.
Nên ưu tiên sử dụng bảng chữ cái kèm hình ảnh sinh động
Nên ưu tiên sử dụng bảng chữ cái kèm hình ảnh sinh động
  • Lồng ghép bài học với thực tiễn: Thay vì cứ chỉ học trên bảng chữ cái thông thường thì bố mẹ nên lấy những ví dụ liên quan tới thực tiễn để trẻ dễ hình dung và ghi nhớ. Ví dụ như phụ âm “b” là “ba” hay phụ âm “c” là “cún”,… 
  • Học đi đôi với hành: Để giúp trẻ học phụ âm tiếng Việt tốt hơn bố mẹ nên rèn luyện cho trẻ vừa nhìn vào bảng chữ cái, vừa chỉ, vừa đọc, vừa phát âm và thậm chí là viết.
  • Học phụ âm qua trò chơi: Nhằm tạo hứng thú cho trẻ trong quá trình học, bố mẹ có thể tổ chức thêm các trò chơi liên quan đến tìm phụ âm. Nó cũng được xem là phương pháp dạy học chữ tại nhà cho trẻ hiệu quả.
  • Tạo cơ hội cho bé đọc chữ mọi lúc mọi nơi: Để trẻ học nhanh hơn thì ở bất kỳ nơi đâu như khi đi chơi công viên, khu vui chơi, siêu thị,… bố mẹ có thể hỏi trẻ về chữ cái trên biển quảng cáo, tường,… để trẻ luyện tập.

Qua thông tin trên đây, chắc hẳn chúng tôi đã giúp bạn hiểu rõ phụ âm là gì. Có thể nói, phụ âm có một vai trò quan trọng trong ngôn ngữ không kém gì nguyên âm nên đòi hỏi bạn nắm chắc kiến thức quan trọng về phụ âm. Từ đó, có thể vận dụng tốt các thành phần này vào trong giao tiếp hàng ngày cho thật hiệu quả. 

About Phạm Xuân Thanh

Tôi là Phạm Xuân Thanh – Tôi đã có kinh nghiệm hơn 3 năm review đánh giá về các loại máy móc công nghiệp, thiết bị vệ sinh công nghiệp, cách chăm sóc xe hơi. Tôi hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn về các công dụng, chức năng của các loại thiết bị công nghiệp và các cách chăm sóc xe hơi này.

View all posts by Phạm Xuân Thanh →