Quân đội là gì? Tìm hiểu về cơ cấu, tổ chức của Quân đội nhân dân Việt Nam

Quân đội là gì? Quân đội đóng vai trò chủ chốt trong công tác đấu tranh, bảo vệ an toàn, an ninh tổ quốc; giữ vững chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Các thông tin về quân đội và Quân đội nhân dân Việt Nam sẽ được chúng tôi giới thiệu trong nội dung của bài viết hôm nay! 

Quân đội là gì?

Theo Wikipedia, quân đội là một tập đoàn người có tổ chức gồm những người được vũ trang và được nhà nước đào tạo để dùng vào việc chiến tranh tấn công hoặc phòng ngự. 

Quân đội là gì?
Quân đội là gì?

Nói cách khác, đây là tổ chức vũ trang tập trung, thường trực và chuyên nghiệp do một nhà nước hoặc do một phong trào chính trị xây dựng nhằm mục tiêu giành chính quyền, giải phóng đất nước, bảo vệ lãnh thổ, địa bàn,… bằng đấu tranh vũ trang (nội chiến, chiến tranh, giao tranh,…) hoặc tiến hành chiến tranh, đấu tranh vũ trang để thực hiện các mục đích chính trị của nhà nước hoặc của phong trào chính trị đó.

Theo quan điểm các nhà kinh điển trong chủ nghĩa Marxist; quân đội gắn liền với nhà nước và giai cấp, mục tiêu chiến đấu cùng chức năng đối nội – đối ngoại. Bản chất của quân đội sẽ phụ thuộc vào mục đích chính trị và bản chất giai cấp của nhà nước hoặc phong trào chính trị tổ chức ra nó. Mọi quân đội là công cụ chiến đấu phục vụ hệ thống, tổ chức chính trị đã lập ra quân đội đó; nên theo quan điểm của chủ nghĩa Marxist thì không có quân đội tuyệt đối phi giai cấp hoặc không có quân đội tuyệt đối đứng ngoài chính trị.

Quan điểm chủ nghĩa Marxist – Quân đội là công cụ chiến đấu phục vụ hệ thống, tổ chức chính trị tổ chức ra nó
Quan điểm chủ nghĩa Marxist – Quân đội là công cụ chiến đấu phục vụ hệ thống, tổ chức chính trị tổ chức ra nó

Sức chiến đấu của quân đội dựa vào chế độ chính trị-xã hội, sức mạnh kinh tế-xã hội (của nhà nước hoặc phong trào chính trị), mức độ phát triển khoa học kỹ thuật và một số yếu tố nội hàm của nó như quân số, chất lượng sĩ quan và binh sĩ, vũ khí được trang bị, trình độ khoa học-nghệ thuật quân sự, trình độ tổ chức của người chỉ huy cùng trạng thái tinh thần và trình độ tác chiến của binh sĩ. Còn về quy mô, tổ chức quân đội phụ thuộc vào mục tiêu, nhiệm vụ chính trị của nhà nước hoặc phong trào chính trị ở trong từng thời kỳ hoặc giai đoạn lịch sử cụ thể.

Lịch sử của quân đội

Có thể nói, sự ra đời và lịch sử của quân đội là do lịch sử của tất cả các cuộc xung đột; chứ không chỉ những cuộc xung đột trực tiếp của quân đội. 

Lịch sử của quân đội khác đôi chút so với lịch sử của các cuộc chiến tranh. Cụ thể là lịch sử của quân đội sẽ đề cập đến con người; trong khi lịch sử các cuộc chiến tranh tập trung chủ yếu vào sự phát triển của chính những cuộc chiến tranh, về sự thay đổi công nghệ, chính phủ và địa lý.

Quân đội La Mã
Quân đội La Mã

Bên cạnh đó, lịch sử quân đội có nhiều mục đích với mục đích chính của nó là học được từ quá khứ những thành công và sai lầm. Từ đó tiến hành các cuộc chiến tranh trong tương lai hiệu quả hơn.

Quân đội trải qua 3 thời kỳ gồm quân đội cổ đại, quân đội thời trung và cận đại; cùng quân đội hiện đại. 

Tìm hiểu về quân đội Việt Nam

Để hiểu về quân đội Việt Nam, mời bạn tham khảo các thông tin bên dưới đây: 

1. Khái niệm Quân đội nhân dân Việt Nam là gì?

Theo Wikipedia, Quân đội nhân dân Việt Nam (QĐNDVN) chính là lực lượng quân sự quốc gia của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, và cũng chính là lực lượng nòng cốt của Lực lượng Vũ trang nhân dân Việt Nam. 

Theo Bộ Quốc phòng Việt Nam, sứ mệnh của quân đội ta đó là “vì độc lập tự do của tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội và vì hạnh phúc của nhân dân Việt Nam.”

Quân đội nhân dân Việt Nam - Quân đội của một dân Việt Nam anh hùng 
Quân đội nhân dân Việt Nam – Quân đội của một dân Việt Nam anh hùng
  • Ngày truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam là ngày 22/12 hàng năm. 
  • Quân kỳ là quốc kỳ Việt Nam và có thêm dòng chữ “Quyết thắng” màu vàng ở góc phía trên bên trái (hoặc phía cột cờ). 
  • Trong mười lời thề danh dự của quân nhân Quân đội nhân dân Việt Nam đã nói rằng quân đội sẽ có nhiệm vụ “Không ngừng nâng cao tinh thần yêu nước xã hội chủ nghĩa, tinh thần quốc tế vô sản trong sáng, góp phần tích cực vào công cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội”. 

2. Ý nghĩa tên gọi

Quân đội nhân dân Việt Nam viết tắt là Quân đội Nhân dân, được đặt bởi Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ý nghĩa danh xưng này là bởi quân đội “từ nhân dân mà ra và vì nhân dân mà chiến đấu, vì nhân dân mà phục vụ”. Đến sau này, Đảng Cộng sản Việt Nam mở rộng thêm: “có nguồn gốc nhân dân, bảo vệ tính mạng, tài sản cùng với quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ nền độc lập thống nhất và bản sắc dân tộc”. 

Tên gọi “Quân đội nhân dân Việt Nam” qua các thời kỳ lịch sử như sau:

Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân năm 1944 – Tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay
Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân năm 1944 – Tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay
  • Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân (đặt vào tháng 12/1944)
  • Việt Nam Giải phóng quân (tháng 05/1945)
  • Vệ quốc đoàn (tháng 09/1945)
  • Quân đội Quốc gia Việt Nam (tháng 05/1946)
  • Quân đội nhân dân Việt Nam (tháng 09/1954)

3. Khẩu hiệu

Khẩu hiệu của Quân đội nhân dân Việt Nam được trích từ bài phát biểu của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở trong buổi lễ kỷ niệm 20 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (ngày 22/12/1944-22/12/1964) diễn ra vào tối ngày 29/12/1964 tại Nhà khách Bộ Quốc phòng (Hà Nội).

Chủ tịch Hồ Chí Minh ở trong buổi lễ kỷ niệm 20 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam năm 1964
Chủ tịch Hồ Chí Minh ở trong buổi lễ kỷ niệm 20 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam năm 1964

“Quân đội nhân dân Việt Nam trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do của quốc, vì Chủ nghĩa Xã hội; nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng sẽ vượt qua và kẻ thù nào cũng sẽ đánh thắng.”

Ngoài ra, còn có một khẩu hiệu “Trung với nước, hiếu với dân”. Nhiều người hay bị nhầm lẫn câu nói này với câu nói bên trên. Tuy nhiên, thực tế thì đây là câu nói khác được thêu trên lá cờ mà Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng cho Trường Võ bị Trần Quốc Tuấn (nay là Trường Sĩ quan Lục quân 1) vào ngày 26/05/1946. 

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định những điều sau:

Lời dạy của Hồ Chí Minh với Quân đội nhân dân Việt Nam
Lời dạy của Hồ Chí Minh với Quân đội nhân dân Việt Nam
  • Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ, cũng như được sự giúp đỡ hết lòng của nhân dân thì quân đội ta đã hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng và Chính phủ trao cho.
  • Truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam là tuyệt đối trung thành với Đảng và nhân dân, luôn chiến đấu anh dũng, công tác và lao động tích cực; tiết kiệm, cần cù, khiêm tốn và giản dị, đoàn kết nội bộ, đồng cam cộng khổ với nhân dân và luôn luôn sẵn sàng khắc phục khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ. 
  • Bộ đội ta chính là bộ đội nhân dân, bộ đội cách mạng; có truyền thống anh dũng, khắc khổ, kiên nhẫn, cần cù, chất phác, việc khó khăn nguy hiểm mấy cũng không sợ và nhất định làm cho kì được. Đó là truyền thống, đạo đức, tác phong tốt và phải luôn được giữ vững – phát triển. 

Bên cạnh đó, nhà nước Việt Nam cũng nói: “Ngoài mục tiêu, lý tưởng vì nhân dân phục vụ, chiến đấu vì độc lập và tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân thì Quân đội nhân dân Việt Nam không có mục tiêu và lý tưởng nào khác”. 

4. Tham chiến

Quân đội nhân dân Việt Nam đã chiến đấu với rất nhiều quốc gia, chính thể và tổ chức,… như Pháp, Anh, Hoa Kỳ, Nhật, Trung Quốc, Việt Nam Cộng hòa, Hàn Quốc, Thái Lan, Philippines, Úc (Australia), New Zealand, Vương quốc Lào, Vương quốc Campuchia (Cộng hòa Khmer), Campuchia Dân chủ (hay Khmer Đỏ), FULRO, tổ chức du kích của người H’Mông tại Lào (trong chiến tranh Việt Nam nói riêng và những cuộc xung đột, chiến tranh khác tại Đông Dương nói chung).

5. Các trận đánh/chiến dịch lớn

  • Cách mạng tháng Tám
  • Trận Hà Nội 1946
  • Chiến dịch Việt Bắc (1947)
  • Chiến dịch Cao-Bắc-Lạng (1949)
  • Chiến dịch Biên giới (1950)
  • Chiến dịch Hoàng Hoa Thám (Chiến dịch đường 18) năm 1950 –1951
  • Chiến dịch Hòa Bình (1952)
  • Chiến dịch Tây Bắc (1952)
  • Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954 (Chiến thắng quân sự lớn nhất trong cuộc Chiến tranh Đông Dương)
Lá cờ quyết chiến  – quyết thắng của bộ đội Việt Minh chiều 7/5/1954
Lá cờ quyết chiến  – quyết thắng của bộ đội Việt Minh chiều 7/5/1954
  • Trận Ấp Bắc (1963)
  • Chiến dịch Bình Giã (Trận Bình Giã 1964 – 1965)
  • Chiến dịch An Lão
  • Chiến dịch Ba Gia
  • Trận Đồng Xoài
  • Chiến dịch Sấm Rền (1964–1968)
  • Chiến dịch Junction City 1967 (Cuộc hành quân lớn nhất của Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam)
  • Sự kiện Tết Mậu Thân (1968)
  • Chiến dịch Đường 9 – Khe Sanh 1968 (Chiến dịch Operation Scotland)
  • Chiến dịch Campuchia 1970 (Nội chiến Campuchia)
  • Chiến dịch Lam Sơn 719 (Hay Cuộc Hành quân Hạ Lào, Chiến dịch đường 9 – Nam Lào) năm 1971
  • Chiến dịch Xuân – Hè năm 1972
  • Trận cầu Hàm Rồng
  • Chiến dịch Linebacker II (Chiến dịch Điện Biên Phủ trên không 1972)
Quân đội nhân dân Việt Nam trong trận “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972
Quân đội nhân dân Việt Nam trong trận “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972
  • Chiến dịch Tây Nguyên (1975)
  • Chiến dịch Huế-Đà Nẵng (1975)
  • Chiến dịch Hồ Chí Minh (1975)
  • Chiến dịch biên giới Tây Nam – Việt Nam năm 1979
  • Chiến dịch biên giới Tây Nam Việt Nam, 1979
  • Xung đột biên giới Việt Nam – Trung Quốc, năm 1979 –1990
  • Xung đột Thái Lan – Việt Nam (năm 1979 – 1989)
  • Hải chiến Trường Sa 1988
  • Chiến tranh biên giới Lào – Thái Lan (năm 1987 – 1988)

6. Tướng lĩnh tiêu biểu

  • Đại tướng Võ Nguyên Giáp (1911–2013) – Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam và là Đại tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam.
  • Đại tướng Nguyễn Chí Thanh (1914–1967) – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị đầu tiên.
  • Đại tướng Hoàng Văn Thái (1915–1986) – Tổng Tham mưu Trưởng đầu tiên của Việt Nam.
  • Đại tướng Lê Trọng Tấn (1914–1986) – Tổng Tham mưu trưởng (1978-1986).
  • Đại tướng Văn Tiến Dũng (1917–2002) –Tổng tham mưu trưởng lâu nhất (1953-1978).
Đại tướng Võ Nguyên Giáp (1911–2013) - “Người Anh Cả vĩ đại” của Quân đội nhân dân Việt Nam
Đại tướng Võ Nguyên Giáp (1911–2013) – “Người Anh Cả vĩ đại” của Quân đội nhân dân Việt Nam
  • Đại tướng Lê Đức Anh (1920–2019) –  Chủ tịch nước thứ tư nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 1992-1997.
  • Đại tướng Chu Huy Mân (1913–2006) – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam.
  • Đại tướng Nguyễn Quyết – Chủ nhiệm Tổng cục chính trị của Quân đội nhân dân Việt Nam.
  • Thượng tướng Chu Văn Tấn (1910–1984) – Chỉ huy Cứu quốc quân.
  • Thượng tướng Trần Văn Trà (1919–1996) – Tư lệnh Quân giải phóng miền Nam Việt Nam.
  • Thượng tướng Lê Khả Phiêu (1931–2020) – Nguyên Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam.
  • Trung tướng Nguyễn Bình (1908-1951) – Tư lệnh Nam Bộ, Trung tướng đầu tiên.
  • Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên (1923–2019) – Tư lệnh Binh đoàn 559, Phó Thủ tướng.
  • Thiếu tướng Dương Văn Dương (1900–1946) – Tư lệnh Liên khu Bình Xuyên.
  • Thiếu tướng Nguyễn Thị Định (1920–1992) – Nữ tướng đầu tiên, Phó Tư lệnh Quân giải phóng miền Nam. 
Huyền thoại nữ Thiếu tướng Quân đội nhân dân Việt Nam đầu tiên
Huyền thoại nữ Thiếu tướng Quân đội nhân dân Việt Nam đầu tiên
  • Thiếu tướng Hoàng Sâm (1915–1968) – Vị đội trưởng đầu tiên của Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân.
  • Thiếu tướng Phùng Chí Kiên (1901–1941) – Tướng quân đầu tiên.
  • Thiếu tướng Lê Thiết Hùng (1908–1986) – Tướng được phong quân hàm đầu tiên.
  • Thiếu tướng Nguyễn Sơn (1908–1956) – Lưỡng quốc tướng quân.

Chức năng và nhiệm vụ của Quân đội nhân dân Việt Nam

Theo Luật Quốc Phòng 2018, Quân đội nhân dân Việt Nam có 3 nhiệm vụ chính bao gồm chiến đấu, công tác phục vụ nhân dân và sản xuất. Các nhiệm vụ của Quân đội nhân dân Việt Nam đã được khẳng định và phát huy trong suốt quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành. Cụ thể:

1. Chiến đấu

Đây chính là nhiệm vụ then chốt của Quân đội nhân dân Việt Nam. Và để hoàn thành nhiệm vụ này thì Quân đội được tổ chức có 2 thành phần là Quân đội thường trực – Làm nòng cốt và lực lượng quần chúng vũ trang gồm 3 thứ quân: Bộ đội chủ lực, Bộ đội địa phương, Dân quân tự vệ.

Quân đội huấn luyện để nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu 
Quân đội huấn luyện để nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu

Hướng tổ chức đó là “tinh gọn”, trang bị các loại vũ khí, khí tài phù hợp và thường xuyên thực hành huấn luyện để nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu. Đồng thời vững vàng bản chất chính trị, nắm chắc tình hình đất nước, khu vực và quốc tế để có những biện pháp tác chiến phù hợp, đẩy mạnh hợp tác quốc tế. 

2.  Công tác phục vụ nhân dân

Quân đội nhân dân gắn bó mật thiết và đồng cam cộng khổ với nhân dân; là cầu nối vững chắc và tin cậy của chính quyền với nhân dân. Quân đội còn có nhiệm vụ tuyên truyền đường lối, chủ trương và chính sách của chính quyền; đưa ra phản bác lại các luận điểm bóp méo, bôi nhọ, không đúng sự thật. 

Bộ đội cụ Hồ – Lực lượng nòng cốt tuyến đầu trong phòng chống thiên tai, công tác cứu hộ cứu nạn, thiên tai dịch bệnh
Bộ đội cụ Hồ – Lực lượng nòng cốt tuyến đầu trong phòng chống thiên tai, công tác cứu hộ cứu nạn, thiên tai dịch bệnh

Ngoài ra, quân đội là một trong những lực lượng nòng cốt trong công tác cứu hộ cứu nạn; giúp dân phòng chống và khắc phục hậu quả của thiên tai, hỏa hoạn; sẵn sàng xả thân trong hiểm nguy để cứu tính mạng của nhân dân; cũng như giải quyết hậu quả chiến tranh bao gồm rà phá bom mìn, tẩy độc môi trường và chính sách hậu chiến. Đặc biệt, tại các khu vực khó khăn và vùng sâu vùng xa thì quân đội chịu cả trách nhiệm phổ cập giáo dục, chăm sóc y tế với người dân.

3. Sản xuất

Các đơn vị quân đội sẽ tận dụng mọi tiềm năng, nguồn lực lao động, đất đai, kỹ thuật,… để đẩy mạnh tăng gia sản xuất, tạo ra nguồn thực phẩm bổ sung tại chỗ, góp phần to lớn trong việc giữ ổn định và cải thiện đáng kể đời sống vật chất cho bộ đội. Nhà máy, xí nghiệp công nghiệp quốc phòng sản xuất một số loại vũ khí, trang bị khí tài phù hợp nhằm đáp ứng yêu cầu tác chiến hiện đại; yêu cầu sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu của quân đội.

Một số đơn vị làm kinh tế của quân đội sản xuất và kinh doanh có hiệu quả, trở thành tổ chức, tập đoàn kinh tế lớn của đất nước luôn đi đầu trong việc kết hợp kinh tế với quốc phòng. Từ đó, góp phần xứng đáng vào trong công cuộc phát triển kinh tế – xã hội cũng như tăng cường, củng cố quốc phòng, an ninh của đất nước,…

Vũ khí do nhà máy Z111 của Quân đội nhân dân Việt Nam sản xuất 
Vũ khí do nhà máy Z111 của Quân đội nhân dân Việt Nam sản xuất

Những hoạt động sản xuất kinh tế của lực lượng quân đội nhân dân Việt Nam hướng tới giúp nhân dân khai hoang, cải tạo đồng ruộng, xây dựng ruộng lúa nước, trồng cỏ để phục vụ chăn nuôi gia súc; đồng thời hỗ trợ vốn làm nhà và cây con giống, giúp về kỹ thuật sản xuất; chống di dân và đón nhận dân ở tuyến sau đến định cư giúp người dân ổn định cuộc sống lâu dài.

Cho đến nay, Quân đội nhân dân Việt Nam đã xây dựng được 23 khu kinh tế quốc phòng. Đây chính là nhân tố quan trọng trong công cuộc xóa đói giảm nghèo và thực hiện những chính sách dân tộc, tôn giáo, phát triển kinh tế – xã hội gắn liền với tăng cường quốc phòng – an ninh của đất nước.

Doanh nghiệp quân đội ngoài phục vụ mục tiêu quân sự thì còn phục vụ nhu cầu dân sự, tiến hành đầu tư trong và ngoài nước. Theo đó, Quân đội sản xuất xây dựng kinh tế góp phần gìn giữ năng lực sản xuất quốc phòng và nâng cao năng lực chiến đấu cho Quân đội, qua đó góp phần tạo nguồn thu cho ngân sách quốc phòng.

Sơ đồ, cơ cấu tổ chức của Quân đội nhân dân Việt Nam

Sơ đồ và tổ chức Quân đội nhân dân Việt Nam được thông tin chi tiết tại Luật Quốc phòng 2018. 

1. Sơ đồ tổ chức 

Cơ cấu tổ chức Quân đội nhân dân Việt Nam được thể hiện ở sơ đồ sau:

quan-doi-vn

Để xem thêm chi tiết, mời bạn tải ảnh Sơ đồ tổ chức Quân đội nhân dân Việt Nam tại Wikipedia,

2. Tổ chức chung

Quân đội Nhân dân Việt Nam hiện gồm có 5 lực lượng đồng phục gồm:

Lực lượng Lục quân Không quân Hải quân Biên phòng Cảnh sát biển
Tên gọi Do Lục quân – Binh chủng hợp thành Quân chủng Phòng không – Không quân (PK-KQ) Quân chủng Hải quân Bộ đội Biên phòng Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam (CSB hay CSBVN)
Đặc điểm Không biên chế Quân chủng mà lại được đặt dưới sự chỉ đạo và chỉ huy trực tiếp của Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng tham mưu, Tổng cục Chính trị; sự chỉ đạo chuyên ngành của  tổng cục và cơ quan chức năng khác. Thành lập nên Bộ Tư lệnh Quân chủng

Phòng không – Không quân

Thành lập nên Bộ Tư lệnh Quân chủng Hải quân Thành lập nên Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng Thành lập nên Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam
Quân số khoảng 800.000 khoảng 60.000 khoảng 70.000 khoảng 70.000 khoảng 50.000
Biên chế Gồm 7 Quân khu, 3 Bộ Tư lệnh, 4 Quân đoàn, 6 Binh chủng, Học viện, Nhà trường, Viện nghiên cứu, Trung tâm, Doanh nghiệp và các cơ quan tham mưu chức năng. Gồm 9 Sư đoàn và 3 Lữ đoàn Gồm 5 Bộ Tư lệnh Vùng Hải quân và 4 Lữ đoàn Gồm 44 Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng các tỉnh, thành phố, 4 Hải đoàn và 1 Lữ đoàn Gồm 04 Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển (1, 2, 3, 4)

4. Tổ chức chi tiết chung 

Tổ chức của Quân đội nhân dân Việt Nam đã được quy định theo Luật Quốc Phòng 2018. Theo đó, Quân đội nhân dân Việt Nam chính là một bộ phận và lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân, gồm lực lượng Thường trực (bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương cùng cấp tổ chức của Quân đội nhân dân Việt Nam từ thấp cho đến cao Tiểu đội, Trung đội, Đại đội, Tiểu sư đoàn, Trung đoàn, Lữ đoàn, Sư đoàn) và lực lượng Dự bị động viên.

4.1. Tổ chức lực lượng Thường trực

  • Lực lượng cơ động: Gồm Quân đoàn 1, Quân đoàn 2, Quân đoàn 3, Quân đoàn 4.
Lực lượng Cảnh sát cơ động
Lực lượng Cảnh sát cơ động
  • Lực lượng đồn trú: Gồm Bộ Tư lệnh Thủ đô, Quân khu 1, Quân khu 2, Quân khu 3, Quân khu 4, Quân khu 5, Quân khu 7 cùng với Quân khu 9.
  • Lực lượng Huấn luyện, Đào tạo
  • Học viện, Nhà trường trực thuộc Bộ Quốc phòng (Gồm Học viện Quốc phòng, Học viện Chính trị, Học viện Kỹ thuật Quân sự, Học viện Quân y, Học viện Hậu cần, Học viện Lục quân; Trường Sĩ quan Lục quân 1, Sĩ quan Lục quân 2 và Sĩ quan Chính trị).
  • Học viện, Nhà trường trực thuộc Quân chủng, Binh chủng, Quân khu, Quân đoàn, Sư đoàn, Tổng cục,… và tương đương. 
  • Lực lượng Tham mưu giúp việc:
  • Gồm Bộ Tổng Tham mưu, Tổng cục Chính trị, Tổng cục Kỹ thuật, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng, Tổng cục Tình báo.
  • Gồm các Cục, Vụ, Viện và tương đương trực thuộc Bộ Quốc phòng.
  • Lực lượng Kinh tế Quốc phòng: Gồm các Binh đoàn Kinh tế, Tổng công ty, Doanh nghiệp Quân đội trực thuộc Bộ Quốc phòng.
  • Lực lượng Quân chủng, Binh chủng: Gồm Quân chủng chia theo môi trường tác chiến và Binh chủng là loại đơn vị kỹ thuật.
Quân chủng Hải quân Việt Nam 
Quân chủng Hải quân Việt Nam
  • Quân chủng: Gồm Lục quân, Hải quân, Phòng không-Không quân và Bộ đội Biên phòng.
  • Binh chủng: Gồm binh chủng trong Quân chủng Hải quân (Tàu mặt nước, Tàu ngầm, Không quân Hải quân, Hải quân đánh bộ – Đặc công Hải quân, Tên lửa – Pháo bờ biển) và binh chủng trong Quân chủng Phòng không – Không quân (Không quân, Tên lửa, Pháo phòng không, Radar Nhảy dù).
Binh chủng đặc công
Binh chủng đặc công
  • Lực lượng trong Bộ đội Biên phòng: Gôm Quản lý biên giới, Trinh sát, Phòng chống ma túy và tội phạm, Quản lý cửa khẩu, Hải quân Biên phòng.
  • Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam (CSB hay CSBVN).
  • Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng trực thuộc Quân đội Nhân dân Việt Nam.

4.2. Tổ chức lực lượng Dự bị động viên

Lực lượng Dự bị động viên
Lực lượng Dự bị động viên

Khi có chiến tranh thì sẽ gọi tất cả quân nhân dự bị tập hợp thành các trung đoàn, tiểu đoàn,… ở những địa phương để tác chiến chống lại kẻ thù.

Trên đây là nội dung được tổng hợp để giải đáp cho câu hỏi quân đội là gì, cùng các thông tin liên quan đến quân đội nhân dân Việt Nam. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Luật Quốc Phòng 2018

About Phạm Xuân Thanh

Tôi là Phạm Xuân Thanh – Tôi đã có kinh nghiệm hơn 3 năm review đánh giá về các loại máy móc công nghiệp, thiết bị vệ sinh công nghiệp, cách chăm sóc xe hơi. Tôi hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn về các công dụng, chức năng của các loại thiết bị công nghiệp và các cách chăm sóc xe hơi này.

View all posts by Phạm Xuân Thanh →