Phong thủy nghĩa là gì?

Thuật ngữ “phong thủy” chắc hẳn đã quá quen thuộc với chúng ta trong cuộc sống hàng ngày. Nó được hiểu nôm na là các yếu tố bên ngoài tác động đến cuộc sống theo chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực, và chúng ta có thể điều chỉnh các yếu tố trong phong thủy giúp mang lại vận may. Vậy phong thủy là gì? Cùng đi khám phá các kiến thức về phong thủy trong nội dung bài viết hôm nay nhé! 

Phong thủy là gì?
Phong thủy là gì?

Phong thủy là gì?

Theo Wikipedia, phong thủy (chữ Hán: 風水) chính là học thuyết có nguồn gốc từ Trung Quốc cổ đại chuyên nghiên cứu về sự ảnh hưởng của hướng gió, hướng khí và mạch nước đến đời sống họa hay phúc của con người. 

Về mặt từ nguyên, “phong” nghĩa là “gió” – hiện tượng không khí chuyển động; còn “thủy” nghĩa là dòng nước – tượng trưng cho địa thế. Phong thủy sẽ không phải là yếu tố đơn lẻ mà là tổng hợp của hàng loạt những yếu tố về địa hình, địa thế xung quanh nhà ở, thôn xóm, thành phố hay mồ mả, hướng gió, dòng nước, tọa hướng, hình dạng, bố cục mặt bằng không gian xây dựng. Phong thủy liên quan đến cát hung, họa phúc, thọ yểu và sự cùng thông của nhân sự. Do đó, “cát” ắt là phong thủy hợp và “hung” ắt là phong thủy không hợp.

Phong thủy là gì?
Phong thủy là gì?

Ngoài ra, sách Táng thư đã viết: “Mai táng thì phải chọn nơi có sinh khí. Kinh viết: Khí gặp gió (phong) ắt tán, mà gặp nước (thủy) ngăn thì dừng. Cổ nhân làm sao cho khí tụ chứ không được tán, nước chảy có chỗ dừng”. Do vậy, hai chữ “phong thủy” còn để chỉ phương pháp tìm kiếm và chọn lựa nơi trú ngụ hoặc mai táng cát tường phú quý, phúc thọ bình yên; gọi là thuật phong thủy.

Trong Ngũ thuật của Siêu hình học Trung Quốc, phong thủy được xếp vào loại thuật xem tướng (tức quan sát tướng mạo thông qua những công thức và phép tính). Phong thủy học luận về kiến trúc dưới góc độ của các “lực lượng vô hình” liên kết vũ trụ, trái đất và con người với nhau sẽ được gọi là khí.

Trong lịch sử, phong thủy được dùng rộng rãi để định hướng các tòa nhà chủ yếu là các công trình có ý nghĩa về mặt tâm linh như lăng mộ hoặc có thể là nhà ở, công trình kiến ​​trúc khác – theo cách tốt lành. Tùy vào phong cách phong thủy đang được sử dụng, một vị trí tốt sẽ được xác định bằng cách tham khảo đặc điểm địa phương như các vùng nước, các vì sao, la bàn.

Tìm hiểu sơ qua về lịch sử phát triển phong thủy

Trên thực tế, hiện nay có nhiều trường phái tham gia tranh luận về nguồn gốc thật sự của phong thủy. Tuy nhiên cho đến nay thì vẫn chưa nhà phong thủy nào giải thích được phong thủy xuất phát từ đâu, dù phần lớn tin rằng người Hán đã Hán hóa các văn thư cổ và tự nhận là của họ. 

Theo đó, thuật phong thủy hình thành từ rất sớm, tương đương với sự ra đời của loài người. Bởi, từ thời thượng cổ con người đã chú ý đến sự ảnh hưởng của hoàn cảnh tự nhiên với nơi cư trú của loài người nên đã tiến hành chọn lựa một cách có chủ đích. Có thể nói, nguyên sơ của phong thủy chính là những kinh nghiệm về sinh hoạt như khoét đá, đào hang, làm nhà,… và thực tế chống chọi với thú dữ, sự tấn công của đồng loại, chống chọi với sự khắc nghiệt của thiên nhiên. Con người đã biết chọn vị trí có núi non che chở, lại gần sông ngòi và nguồn nước.

Những kinh nghiệm về cư trú được tích lũy từ đời này cho đến đời khác đã hình thành nên phong thủy học.

Con người đã biết chọn vùng đất màu mỡ để ở, canh tác
Con người đã biết chọn vùng đất màu mỡ để ở, canh tác
  • Tại Trung Quốc, từ đời nhà Chu thì con người đã đặc biệt chú trọng nơi cư trú; chọn xây nhà tại vùng bình nguyên là vùng đất màu mỡ có thể canh tác nông nghiệp.
  • Thời kì Tiên Tần, hình thức bói toán dự đoán cát hung thịnh hành trong xã hội gắn liền với hoạt động xây dựng nhà ở, mai táng. Đồng thời, các học thuyết âm dương, ngũ hành, bát quái Chu Dịch và Thiên văn Hà Lạc cũng phát triển mạnh.
  • Vào thời Lưỡng Hán, xuất hiện các trước tác về phong thủy như Cung trạch địa hình, Kham dư kim quý, học thuyết Hình pháp gia và Kham dư gia cũng mang các nội dung phong thủy. 
  • Thời kỳ Ngụy Tấn Nam Bắc triều, quan niệm về nhà ở và mồ mả gắn với cát hung họa phúc của con người đã được tầng lớp sĩ đại phu tiếp nhận rộng rãi; vua chúa cũng hoàn toàn tin vào thuật phong thủy.

Tại Việt Nam, phong thủy có từ thời vua Hùng khi các cung điện và đền thờ đều được xây dựng với sự hợp lý về phong thủy. Đặc biệt, trong các đền thờ còn có ban thờ tôn vinh nền phong thủy của người Việt cổ xưa. Trải qua lịch sử phát triển các triều đại, đời nào cũng có những học giả kế tục và phát triển thuật phong thủy.

Ngày nay, dù là ở Phương Tây hay Phương Đông thì khi xây dựng nhà ở đều phải chọn các vị trí hợp với môi trường địa lý xung quanh địa bàn. Dù theo lối kiến trúc nào thì cũng phải căn cứ vào địa thế ở xung quanh để tạo dựng một kiến trúc đẹp về thẩm mỹ và lợi về sinh hoạt. Phong thủy dù còn vẻ huyền bí nhưng lại rất thực tế và gần gũi với đời sống con người.

Yếu tố cơ bản cấu thành lên phong thủy

Phong thủy có ảnh hưởng rất lớn đến mọi mặt của cuộc sống. Vì vậy, các yếu tố cấu thành cũng rất đa dạng. Dưới đây là 4 yếu tố cơ bản nhất bạn cần quan tâm khi tìm hiểu về phong thủy.

1. Dương Trạch và Âm Trạch

Dương Trạch và Âm Trạch trong phong thủy
Dương Trạch và Âm Trạch trong phong thủy
  • Dương Trạch: Là phần đất dành cho người dương; chỉ vùng đất xây nhà, nơi cư ngụ và sinh sống của người còn sống được xây dựng theo hướng nhà, cấu trúc, nội thất và cách bài trí,… đảm bảo hài hòa với thiên nhiên giúp con người sống hạnh phúc, khỏe mạnh và tránh tai họa.
  • Âm Trạch: Là vùng đất dùng để chôn cất người đã khuất, còn gọi là mồ mả. Phong thủy âm trạch nghiên cứu những gì liên quan đến mộ như vị trí đặt mộ, hướng đặt mộ, cách bài trí xung quanh mộ,…  Nếu người mất được chôn ở đất tốt về phong thủy thì sẽ đem lại phúc phần cho con cháu đời sau.

2. Thuyết Ngũ hành

Thuyết Ngũ hành bao gồm 5 mệnh là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa và Thổ. Những mệnh này sẽ tồn tại theo quy luật tương sinh và quy luật tương khắc giúp cân bằng âm dương. Cụ thể:

Quy luật tương sinh tức là 2 mệnh sinh ra nhau sẽ giúp hỗ trợ và thúc đẩy nhau để tạo nên sự phối hợp hài hòa. Các mệnh tương sinh cho nhau như:

  • Kim sinh Thủy
  • Thủy sinh Mộc
  • Mộc sinh Hỏa
  • Hỏa sinh Thổ
  • Thổ sinh Kim
Thuyết Ngũ hành
Thuyết Ngũ hành

Quy luật tương khắc tức là 2 mệnh khắc nhau, sẽ luôn kìm hãm và chặn đứng sự phát triển của nhau gây ra mâu thuẫn và sự thụt lùi khi kết hợp. Các mệnh tương khắc nhau như:

  • Thủy khắc Hỏa
  • Hỏa khắc Kim
  • Kim khắc Mộc
  • Mộc khắc Thổ
  • Thổ khắc Thủy

3. Số sinh thành và phương vị ngũ hành

Theo quan điểm Ngũ hành, trời đất gồm 2 bộ số cho 1 mệnh từ 1-10. Mỗi mệnh sẽ hợp với một cặp số và phương vị tương ứng với từng mệnh ngũ hành. Nếu như kết hợp thì sẽ mang đến may mắn, tiền tài và thuận lợi. 

Số sinh thành và phương vị ngũ hành trong phong thủy
Số sinh thành và phương vị ngũ hành trong phong thủy
  • Kim: 4, 9 – phương Tây
  • Mộc: 2, 8 – phương Đông
  • Thủy: 1, 6 – phương Bắc
  • Hỏa: 3, 7 – phương Nam
  • Thổ: 5, 10 – chính giữa

Ngoài ra, từ phong thủy Ngũ hành thì ta có thể ứng dụng vào cuộc sống như:

  • Chọn hướng theo tuổi mệnh.
  • Chọn màu hợp mệnh.
  • Kết hợp làm ăn giữa những người hợp mệnh.

4. Phong thủy bát quái

Phong thủy bát quái chính là công cụ quan trọng trong việc xác định phương hướng thiết kế – bố trí vạn vật nhằm đem đến may mắn, tài lộc và tránh tai họa cho con người.

Bát quái có 8 quẻ bao gồm:

  • Quẻ Càn (sự sáng tạo): Gồm 3 hào Dương (3 vạch liền) liên quan đến lãnh tụ, người cha và trưởng nam. Đồng thời tượng trưng cho trời, cho nghị lực và sự bền bỉ. Quẻ Càn thuộc đại Kim, hướng phong thủy Tây Bắc và con số may mắn là số 6.
  • Quẻ Khôn (sự tiếp nhận): Gồm 3 hào âm (3 vạch đứt quãng) liên quan đến người mẹ và trưởng nữ trong gia đình tượng trưng cho sự bổ sung toàn vẹn cho quẻ Càn. Quẻ Khôn thuộc hành Thổ, có hướng phong thủy Tây Nam và con số may mắn là số 2. 
  • Quẻ Chấn (sự tăng trưởng): Gồm 2 hào âm nằm trên 1 hào dương đại diện cho người con trai cả. “Chấn” là sấm, là biểu tượng của rồng từ dưới sâu bay vút lên bầu trời bão tố. Vì thế hào dương mạnh mẽ từ bên dưới sẽ đẩy vụt qua 2 hào âm. Quẻ Chấn thuộc hành Mộc, hướng Đông và số may mắn là số 3.
  • Quẻ Tốn (sự dịu dàng): Gồm 2 hào dương trên 1 hào âm (2 vạch liền trên 1 vạch đứt) tượng trưng cho con gái cả và sự từ tốn, sâu sắc. Quẻ Tốn thuộc hành Mộc, hướng phong thủy Đông Nam và số may mắn là số 4.
Phong thủy bát quái
Phong thủy bát quái
  • Quẻ Cấn (núi): Gồm 1 hào dương trên 2 hào âm (1 vạch liền trên 2 vạch đứt) liên quan đến con trai út và tượng trưng cho sự tĩnh lặng, cho sự chờ đợi và cho tình trạng cô đơn. Quẻ Cấn thuộc hành Thổ, hướng phong thủy Đông Bắc và con số may mắn là số 8.
  • Quẻ Khảm (sâu thẳm): Gồm 1 hào dương ở giữa 2 hào âm (1 vạch liền ở giữa 2 vạch đứt) tượng trưng cho người con trai giữa và chỉ sự khó nhọc, gian khổ. Quẻ Khảm thuộc hành Thủy, hướng phong thủy là hướng Bắc và số may mắn là số 1.
  • Quẻ Đoài (niềm vui): Gồm 1 hào âm trên 2 hào dương (1 vạch đứt trên 2 vạch liền) tượng trưng cho người con gái út. “Đoài” nghĩa là ao, hồ và là miệng cười chỉ vẻ ngoài yếu đuối, nhưng bên trong rất bướng bỉnh. Quẻ Đoài thuộc hành Kim, hướng phong thủy là hướng Tây và con số may mắn là số 7.
  • Quẻ Ly (sự bám giữ): Gồm 1 hào âm ở giữa 2 hào dương (1 vạch đứt ở giữa 2 vạch liền) tượng trưng cho người con gái giữa. “Ly” là mặt trời, sự sáng rực, sét, nóng và khô với hàm ý kiên cường, bên ngoài bất khuất nhưng yếu đuối và trống rỗng bên trong. Quẻ Ly thuộc hành Hỏa, hướng phong thủy là hướng Nam và số may mắn là 9.

Những trường phái phổ biến trong phong thủy

Các trường phái phong thủy phổ biến hiện nay gồm:

1. Phái Hình thế (Hình thể)

Phái Hình thế (Hình thể) lấy hình thế, bố cục làm chính – tức là các vấn đề biểu hiện ra bên ngoài có thể nhìn thấy được như nhà, đất,… ý muốn đến việc lựa chọn địa hình phải thuận tiện và vuông vức. 

Phong thủy tốt theo luận điểm phái Hình thế (Hình thể)
Phong thủy tốt theo luận điểm phái Hình thế (Hình thể)

Phái này do Dương Quân Tùng (Thúc Mậu) đời Đường khởi xướng. Về cuối đời, Dương Quân Tùng sống ở Giang Tây môn đệ của ông phần lớn là người Giang Tây nên còn có tên là phái Giang Tây hay Diêu Phái. Bên cạnh đó, phái hình thế gọi là phái Loan đầu vì học thuyết này chú trọng hình dạng của núi sông và về sau hình thành nên lý luận Hình pháp.

Lý luận của phái hình thế chú trọng quan sát giới tự nhiên, tiến hành tổng kết quy nạp rất nhiều hình thế sông núi và kết tinh nhiều kinh nghiệm hợp lý. Thuyết lấy âm trạch làm chủ, dương trạch mượn các thuyết của âm trạch nhưng vẫn chú trọng đến hình dáng của nhà ở và sự phối hợp về hình thức ở trong không gian.

2. Phái Lý pháp

Phái Lý pháp (phái Lý khí) tức là hệ thống lý luận phong thủy do phái Phúc Kiến nêu ra, tên gọi khác là phái Phúc Kiến.Thuyết này khởi đầu sớm nhất ở Mân Trung (Phúc Kiến), cho đến Vương Cấp thời  Nam Tống thì rất thịnh hành.

Trường phái Lý pháp lấy la bàn làm công cụ chính, căn cứ chủ yếu vào cái lý của âm dương, ngũ hành, bát quái, cửu tinh, Hà Lạc để tính toán và đồng thời nhấn mạnh âm sơn âm hướng, dương sơn dương hướng để xác định quan hệ sinh khắc, phán đoán cát hung.

Phái Lý pháp sử dụng la bàn là công cụ chính
Phái Lý pháp sử dụng la bàn là công cụ chính

Phái Lý khí chú trọng tìm hiểu nguyên lý trạch pháp, dương trạch chia ra 24 lộ, phân biệt âm dương; xác định cát hung, cát hung của tọa hướng bằng cách phán đoán trừu tượng là chính chứ không quan tâm nhiều đến hình dáng cụ thể của nhà, sông, đất, núi,… nên còn được gọi là “ốc trạch pháp”. 

Dù thuyết này về sau phát triển thành học thuyết Lý pháp, nhưng phái Lý pháp ít nhân tài. Từ đời nhà Thanh trở đi phái này suy yếu dần và chỉ lưu truyền rộng rãi ở vùng Chiết Trung, ảnh hưởng kém hơn hẳn so với phần Giang Tây.

Ứng dụng phổ biến của thuật phong thủy

Người ta tìm đến phong thủy với mong muốn giữ gìn và duy trì cuộc sống hài hòa, hạnh phúc, khỏe mạnh và sung túc. Một số ứng dụng của phong thủy trong cuộc sống đó là:

1. Kiến thức phong thủy giúp chọn nhà ở

Chọn nhà ở là 1 trong 3 việc lớn của đời người. Sau khi thi công xong thì rất khó mà thay đổi, hoặc nếu có thay đổi thì tốn rất nhiều thời gian và chi phí. Do đó, ngay từ đầu phong thủy luôn được các gia chủ quan tâm. 

Trước khi chọn vị trí xây nhà, chúng ta cần hiểu về nguyên lý tự nhiên “Xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”:

Áp dụng các nguyên tắc phong thủy khi xây nhà
Áp dụng các nguyên tắc phong thủy khi xây nhà
  • Phụ nữ khi lấy chồng, toàn bộ điện tích và cung mạng sẽ bị điện tích của người chồng lấn áp, khi chọn nhà thì cần phải coi theo tuổi của chồng.
  • Vợ phải nằm theo hướng của người chồng.
  • Nếu mà chồng mất thì phải coi theo con cả.
  • Khi con mất thì xem theo con rể.

Từ trường (cung) của gia chủ được chia làm 2 phe là Đông tứ Mệnh và Tây tứ Mệnh:

  • Con nhà Đông Mệnh (Khảm-Ly-Chấn-Tốn): Tìm nhà Đông tứ trạch (Chánh Bắc, Chánh Nam, Chánh Đông, Đông Nam – 3 chánh, 1 lai).
  • Con nhà Tây Mệnh (Càn-Khôn-Cấn-Đoài): Tìm nhà Tây tứ trạch (Tây Bắc, Tây Nam, Đông Bắc, Chánh Tây – 3 lai, 1 chánh).

2. Kiến thức phong thủy trong gia đạo

Trong gia đạo, nếu biết vận dụng các kỹ năng và kiến thức phong thủy một cách mưu trí sẽ giúp giải quyết, xử lý các yếu tố mái ấm gia đình thích hợp hơn. 

Cụ thể, phong thủy trong gia đạo hoàn toàn có thể giúp xem cung mệnh hợp/ khắc của vợ chồng, tính tuổi sinh con hợp với bố mẹ để dễ nuôi dạy hoặc hóa giải các xung khắc giữa vợ chồng, bố mẹ và con cái.

3. Kiến thức phong thủy trong kiến trúc

Trong lĩnh vực thiết kế kiến trúc nhà ở, việc ứng dụng kiến thức phong thủy giúp sẽ giúp gia chủ:

Tính khoa học của việc ứng dụng phong thủy trong kiến trúc
Tính khoa học của việc ứng dụng phong thủy trong kiến trúc
  • Thiết kế nội thất căn hộ phù hợp bản mệnh của từng gia chủ.
  • Chọn vật liệu trang trí nội thất phù hợp, gia tăng năng lượng cho người ở.
  • Chọn màu sơn trang trí phù hợp cho từng không gian sống.
  • Chọn màu sơn cho tòa nhà, cho công trình phù hợp với chức năng sử dụng.

4. Kiến thức phong thủy đối với sức khỏe

Việc chọn các loại thực phẩm mang nguồn năng lượng tích cực là hết sức quan trọng. Khi ứng dụng kiến thức phong thủy vào vấn đề cân bằng sức khỏe, bạn sẽ dựa vào 4 yếu tố sau:

  • Lựa chọn thực phẩm phù hợp – cân bằng âm dương.
  • Lựa chọn thực phẩm bổ dưỡng và năng lượng Bovis cao để dùng.
  • Kiểm tra các loại thực phẩm có độc hại không và có ảnh hưởng tới “thân tâm trí” không?
  • Cần biết cách điều trị và cân bằng cho bản thân qua công cụ Reiki.

Phương pháp giúp cải thiện phong thủy trong cuộc sống

Phong thủy có 2 chiều hướng là hung và cát; nếu cát thì cuộc sống sẽ may mắn, thuận lợi nhưng nếu hung thì sẽ mang đến những điều xui xẻo, rủi ro. Dẫu vậy thì bạn có thể yên tâm vì sẽ có những phương pháp để cải thiện phong thủy trong đời sống. 

1. Chọn màu sắc phù hợp

Việc sử dụng đúng màu sắc phong thủy sẽ đạt đến sự hài hòa lý tưởng. Bởi màu sắc có tác dụng cân bằng năng lượng âm và dương. Màu sắc phong thủy được vận dụng giúp tăng cường các yếu tố thuận lợi, đồng thời hạn chế những điều bất lợi từ môi trường có ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của con người.

Theo thuyết nguyên lý Ngũ Hành, môi trường bao gồm 5 yếu tố tương ứng với những màu sắc đặc trưng:

Chọn quần áo có phù hợp với phòng thủy mệnh 
Chọn quần áo có phù hợp với phòng thủy mệnh
  • Mệnh Kim: Màu sáng như trắng, xám, ghi và màu ánh kim.
  • Mệnh Mộc: Xanh lục.
  • Mệnh Thủy: Xanh nước biển, đen.
  • Mệnh Hỏa: Đỏ, hồng, tím.
  • Mệnh Thổ: Nâu, vàng đất, cam.

2. Chọn số phù hợp phong thủy

Mỗi bản mệnh sẽ có 2 con số bổ trợ thường được áp dụng để lựa chọn số nhà, biển số xe hay số may mắn hàng ngày. 

Đại diện cho Ngũ Hành, các con số tương ứng với từng mệnh như sau:

  • Mệnh Hoả: 3, 4
  • Mệnh Mộc: 1, 2
  • Mệnh Thủy: 9, 0
  • Mệnh Thổ: 5, 6
  • Mệnh Kim: 7, 8

3. Chọn nghề nghiệp phù hợp

Việc lựa chọn công việc, nghề nghiệp phù hợp dựa theo các mệnh trong Ngũ hành sẽ giúp bạn có cuộc sống ổn định. Mỗi mệnh tương ứng với một công việc khác nhau như:

  • Mệnh Hỏa: Người mệnh Hỏa cần ưu tiên chọn nghề nghiệp hợp với hành Hỏa (tương hợp) và hành Thổ (tương sinh). Một số công việc trong nhà hàng, quán cà phê, thiết bị điện, công ty xăng dầu, hàn xì, luyện kim, khí đốt, chế biến thực phẩm, nhiếp ảnh, diễn viên, công an, bộ đội,… hoặc nghề liên quan đến thể thao.
  • Mệnh Thổ: Người mệnh Thổ chọn nghề nghiệp hợp với hành Thổ (tương hợp) và hành Kim (tương sinh). Một số gợi ý đó là bất động sản, khách sạn, kiến trúc sư, chiêm tinh học, điêu khắc, bán vật liệu xây dựng,… cùng các ngành nghề liên quan đến nông nghiệp như chăn nuôi gia súc gia cầm, khai thác mỏ khoáng sản, dịch vụ tang lễ, nhà máy tái chế,…
Chọn nghề nghiệp hợp với phong thủy bản mệnh
Chọn nghề nghiệp hợp với phong thủy bản mệnh
  • Mệnh Kim: Người mệnh Kim nên chọn nghề nghiệp hợp với hành Kim (tương hợp) và hành Thủy (tương sinh). Một số gợi ý công việc phù hợp với mệnh Kim yêu cầu sự quyết đoán và cứng rắn như công việc liên quan tới sắt thép, kim khí, điện tử viễn thông, máy móc cơ khí, chế tạo ô tô,… nghề liên quan đến tài chính, giao thông, làm nghiên cứu khoa học, bác sĩ ngoại khoa, cảnh sát,…
  • Mệnh Thủy: Người mệnh Thủy lựa chọn các nghề nghiệp hợp với hành Thủy (tương hợp) và hành Mộc (tương sinh); các công việc về trí tuệ, lưu động, có tính hàn như spa thẩm mỹ, giới thiệu việc làm, kinh doanh nước giải khát, giao thông vận tải, du lịch, y tế,… việc tư vấn chuyên nghiệp như luật sư,…
  • Mệnh Mộc: Người mệnh Mộc ưu tiên chọn nghề hợp với hành Mộc (tương hợp) và hành Hỏa (tương sinh). Các công việc mệnh Mộc có thể làm như quán ăn, nhà hàng, khí đốt, xăng, dầu, mỹ phẩm, kinh doanh thủy hải sản, nước giải khát, trang trí hay thiết kế nội thất, hành chính văn phòng,…

4. Chọn tuổi đối tác, bạn bè, vợ hoặc chồng phù hợp dựa vào phong thủy

Lựa chọn tuổi tác phù hợp trong hợp tác công việc, kinh doanh, hôn nhân giúp việc làm ăn thuận lợi, cuộc sống hôn nhân hòa hợp và hạnh phúc. Chọn tuổi có thể dựa vào Bát Quái hoặc Ngũ hành gồm tương sinh, tương hợp và tương khắc. 

Ví dụ, nam sinh năm 1961 sẽ có những tuổi hợp như sau:

  • Trong kinh doanh, làm ăn: Quý Mão (1963), Ất Tỵ (1965), Bính Ngọ (1966).
  • Trong hôn nhân gia đình: Qúy Mão (1963), Ất Tỵ (1965), Bính Ngọ (1966), Kỷ Dậu (1969), Kỷ Hợi (1959).

Trên đây là những thông tin chi tiết nhất để trả lời cho câu hỏi phong thủy là gì. Mong rằng đã giúp bạn hiểu về tầm quan trọng của phong thủy trong cuộc sống. Việc áp dụng các kiến thức phong thủy vào cuộc sống không có hại, nhưng không nên quá lạm dụng mà hiểu sai lệch về phong thủy.

Xem thêm: Doping là gì?

About Phạm Xuân Thanh

Tôi là Phạm Xuân Thanh – Tôi đã có kinh nghiệm hơn 3 năm review đánh giá về các loại máy móc công nghiệp, thiết bị vệ sinh công nghiệp, cách chăm sóc xe hơi. Tôi hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn về các công dụng, chức năng của các loại thiết bị công nghiệp và các cách chăm sóc xe hơi này.

View all posts by Phạm Xuân Thanh →