Cách tính bậc tam cấp theo phong thủy chuẩn xác nhất năm 2023

Bậc tam cấp trong kiến trúc của ngôi nhà là một phần cấu tạo và là bộ phận quan trọng liên quan tới tài lộc của gia chủ. Vậy bậc tam cấp là gì? Cách tính bậc tam cấp theo phong thủy như thế nào để vừa đảm bảo tính thẩm mỹ mà vừa tạo nên sự hài hòa giúp gia chủ gặp nhiều may mắn, thuận lợi trong cuộc sống. Mời bạn tham khảo các nội dung trình bày dưới đây để có cái nhìn tổng quan nhất về vấn đề này nhé! 

Hướng dẫn cách tính bậc tam cấp theo phong thủy chuẩn xác nhất năm 2023
Hướng dẫn cách tính bậc tam cấp theo phong thủy chuẩn xác nhất năm 2023

Bậc tam cấp là gì?

Bậc tam cấp là 3 bậc nối tiếp nhau tạo thành lối di chuyển từ trong nhà ra ngoài sân và ngược lại. Đây là kiểu kiến trúc lâu đời, xuất hiện từ lâu trong các đình, chùa, biệt phủ,… và một số công trình khác có mặt thềm trong nhà cao hơn so với sân vườn bên ngoài. 

Bậc tam cấp là gì?
Bậc tam cấp là gì?

Ngoài ra, nguyên tắc thiết kế bậc tam cấp cũng được dùng để thi công phần cầu thang thông tầng hoặc để nối liền các thềm nhà có độ cao khác nhau.

Ngày nay, bậc tam cấp được xem là một phần không thể thiếu trong các trình xây dựng. Bởi chúng giúp cho việc di chuyển vào nhà trở nên dễ dàng và thuận tiện. Đồng thời, bậc tam cấp còn góp phần hoàn thiện và tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà. 

Ý nghĩa bậc tam cấp theo phong thủy ngôi nhà 

Thiết kế bậc tam cấp không chỉ nhằm đáp ứng yêu cầu về công năng, mà còn mang một ý nghĩa đặc biệt về mặt phong thủy. Cụ thể, mỗi bậc sẽ đại diện cho một yếu tố trong bộ ba thuyết tam sinh “Thiên – Địa – Nhân” mang đến cho công trình xây dựng sự hài hòa với thiên nhiên. Lối đi vào nhà được hanh thông mang lại vượng khí giúp gia chủ gặp nhiều may mắn, thuận lợi và thành công trong cuộc sống.

Bậc tam cấp mang đến tài lộc, vận may cho gia chủ 
Bậc tam cấp mang đến tài lộc, vận may cho gia chủ

Tuy nhiên, trên thực tế thì số bậc tam cấp không dừng lại ở con số 3. Với nhiều công trình xây dựng có chiều cao của nền nhà lớn thì số bậc có thể là 5, 7, 9. Miễn là đáp ứng nguyên tắc của thuyết tam sinh thì việc thiết kế bậc tam cấp như vậy vẫn có thể đảm bảo yếu tố phong thủy.

Cách tính bậc tam cấp theo phong thủy chuẩn nhất hiện nay

Để hiểu về cách tính bậc tam cấp theo phong thủy, trước tiên ta cần làm rõ 2 khái niệm quan trọng:

  • Bậc: Chỉ những bậc được xây dựng lên.
  • Chỉ loại cấp: Gồm nhị cấp và tam cấp.

Ví dụ như nếu sân được định vị là bậc 1 trong tam cấp (tam cấp 1), điều này đồng nghĩa với việc bạn cần phải đào sâu xuống để xây dựng tam cấp. Khi đó, bậc tam cấp chỉ còn 2 bậc, bởi vì bậc 1 đã nằm bên dưới mặt sân nên gọi là bậc nhị cấp. Hoặc ví dụ khác, nếu nhà và bậc tam cấp 3 đặt ngang nhau thì khi đó tam cấp cũng chỉ còn 2 cấp nên được gọi là nhị cấp (vì bậc 3 trở thành mặt hiên của nhà). 

Do đó, ta có thể kết luận rằng bậc tam cấp chỉ thực sự tồn tại khi bậc 1 cao hơn mặt sân và bậc 3 thấp hơn mặt sàn của nhà. Chính điều này giúp ta hiểu rõ hơn về sự cân xứng – thống nhất trong thiết kế các bậc xây lên của kiến trúc tam cấp. 

Dưới đây là 2 cách tính bậc tam cấp theo phong thủy phổ biến nhất hiện nay:

1. Cách tính bậc tam cấp theo “Thiên – Địa – Nhân”

Đây là cách tính bậc tam cấp theo phong thủy đơn giản nhất. Theo đó, bạn sẽ đặt bậc cấp 1 cao hơn mặt sân và bậc cấp 3 thấp hơn nền của ngôi nhà; bậc tam cấp sẽ nối liền giữa sân với nhà chỉ bao gồm 3 bậc. Mỗi bậc được sắp xếp theo số lẻ như 1 – 3 – 5 – 7 – 9 tượng trưng cho “Thiên – Địa – Nhân” nhằm mang đến cho ngôi nhà có sự hài hòa về mặt phong thủy.

Bậc tam cấp theo thuyết “Thiên – Địa – Nhân”
Bậc tam cấp theo thuyết “Thiên – Địa – Nhân”

Việc lựa chọn số lượng bậc sẽ phụ thuộc vào từng công trình, cũng như tuổi và mệnh của gia chủ. Vậy nên để tạo ấn tượng tốt cho ngôi nhà thì quá trình xây dựng cần được thực hiện cẩn thận. Đồng thời khi hoàn thành – sử dụng bậc tam cấp cần được bảo quản, bảo trì để duy trì độ sáng bóng, đẹp mắt và không bị trầy xước hoặc sứt mẻ. 

2. Cách tính bậc tam cấp theo “Sinh – Lão – Bệnh – Tử”

Theo một số nhà phong thủy, số bậc 5 là con số thường được lựa chọn nhiều nhất cho bậc tam cấp. Vì số 5 là con số thịnh vượng đại diện cho ngũ hành tương sinh Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ, đồng thời số 5 còn rơi vào cửa “sinh” trong “Sinh – Lão – Bệnh – Tử”. Đây chính là yếu tố để có bậc thềm nhà theo phong thủy tượng trưng cho sự thuận lợi, điều tốt lành, sinh ra nhiều điều mới mẻ và phát tài.

Bậc tam cấp theo quy luật “Sinh – Lão – Bệnh – Tử”
Bậc tam cấp theo quy luật “Sinh – Lão – Bệnh – Tử”

Vậy khi tính bậc tam cấp theo cách này thì nên đặt “sinh” ở đâu? Sân tương ứng với bậc 1 là “Sinh”, bậc 2 là “Lão”, bậc 3 là “Bệnh”, bậc 4 là “Tử” và bậc 5 tương ứng với sàn là “Sinh”. Theo cách tính này thì sân nhà và sàn nhà sẽ đều mang bậc “Sinh”.

Cách tính diện tích bậc tam cấp theo phong thủy

Để tính diện tích bậc tam cấp, bạn có thể chia nhỏ từng phần của bậc tam cấp rồi mới tính tổng diện tích các phần này. Lưu ý, cần đổi về cùng một đơn vị diện tích (m2).

Tính diện tích của bậc tam cấp
Tính diện tích của bậc tam cấp

1. Diện tích mặt bậc thang 

Mặt bậc thang tam cấp hay mặt nằm chính là phần khi ta dẫm chân lên bậc. Mặt nằm sẽ song song với mặt đất với công thức tính diện tích như sau:

Diện tích của mặt bậc = Chiều dài x Chiều rộng x Số bậc

2. Diện tích cổ bậc thang 

Cổ bậc thang hay mặt dựng là phần mặt đứng vuông góc với mặt đất. Công thức tính diện tích cổ bậc thang là:

Diện tích của cổ bậc = Chiều rộng x Chiều dài x Số bậc

3. Diện tích phần len chân tường 

  • Diện tích phần len chân tường trên mặt nằm được xác định dựa vào công thức: (Chiều rộng + 0.1) x Số bậc
  • Diện tích phần len chân tường trên mặt dựng được xác định dựa vào công thức: (Chiều cao + 0.1) x Số bậc
Chia nhỏ các bậc tam cấp ra để tính diện tích phần len chân tường 
Chia nhỏ các bậc tam cấp ra để tính diện tích phần len chân tường

⇒ Diện tích phần len chân tường = Diện tích phần len chân tường trên mặt nằm + Diện tích phần len chân tường trên mặt dựng = [(Chiều rộng + 0.1) x Số bậc] + [(Chiều cao + 0.1) x Số bậc].

Kích thước của bậc tam cấp theo loại hình công trình

Trong cách tính bậc tam cấp theo phong thủy, ngoài việc xác định số bậc và vị trí thì chúng ta cũng cần quan tâm đến kích thước bậc thang. Vậy kích thước của bậc tam cấp bao nhiêu là phù hợp?

1. Công trình nhà ở

Mỗi kiểu nhà ở có quy mô xây dựng và phong cách kiến trúc không giống nhau. Các kiến trúc sư thường áp dụng các kích thước bậc tam cấp khác nhau để đảm bảo được tính cân bằng của tổng thể.

Kích thước bậc tam cấp của nhà cấp 4

  • Chiều cao: 15 – 18 cm
  • Chiều rộng: 20 cm
  • Chiều dài: Không có quy chuẩn giới hạn, phụ thuộc vào thiết kế chung và mục đích sử dụng để chọn kích thước phù hợp.
Kích thước bậc tam cấp nhà ở cấp 4 
Kích thước bậc tam cấp nhà ở cấp 4

Kích thước bậc tam cấp của nhà ống

  • Chiều cao: 15 – 18 cm
  • Chiều rộng: 25 – 30 cm
  • Chiều dài: Không có quy chuẩn giới hạn, phụ thuộc vào thiết kế chung và mục đích sử dụng để chọn kích thước phù hợp.

2. Công trình công cộng

Đối với những công trình công cộng, bậc tam cấp cần phải đáp ứng được nhu cầu sử dụng của nhiều người đi lại liên tục. Theo đó, chiều rộng sẽ được giữ nguyên và chiều cao thì được điều chỉnh giảm xuống để đảm bảo sự thuận tiện.

  • Chiều cao: 10 – 12 cm
  • Chiều rộng: 25 – 30 cm
  • Chiều dài: Tùy thuộc vào mỗi công trình.
Kích thước bậc tam cấp đối với các công trình công cộng
Kích thước bậc tam cấp đối với các công trình công cộng

3. Công trình tòa nhà lớn

Để đảm bảo tính hài hòa với tổng thể, bậc tam cấp tại các tòa nhà quy mô lớn như bảo tàng, biệt thự, nhà hát,… sẽ được điều chỉnh lớn hơn. Cụ thể, chiều rộng mỗi bậc lớn hơn so với mỗi bậc trong nhà ở; còn chiều cao sẽ được giữ nguyên để đảm bảo tính thuận tiện và an toàn trong quá trình sử dụng. 

Lưu ý khi xây dựng bậc tam cấp theo phong thủy 

Bậc tam cấp là nơi đầu tiên mà ta nhìn thấy mỗi khi bước vào cửa nhà. Vì thế, trong quá trình xây dựng thì chúng ta cần phải chú ý về mặt thẩm mỹ; lựa chọn chất liệu và màu sắc đồng nhất để đảm bảo chất lượng của bậc tam cấp. 

  • Chọn chất liệu đá ốp bậc tam cấp có độ cứng và độ bền cao như đá hoa cương, đá kim sa đen, gạch giả đá,… 
  • Chọn màu sắc đá ốp cho bậc tam cấp hài hòa với kiến trúc xây dựng tổng thể. 
Cần lựa chọn chọn đá ốp cho bậc tam cấp có độ bền cao
Cần lựa chọn chọn đá ốp cho bậc tam cấp có độ bền cao
  • Xây dựng hình dạng của bậc tam cấp phù hợp với gia chủ. Ví dụ; gia chủ mệnh Kim hợp với bậc tam cấp hình chữ nhật, mệnh Mộc hợp hình lượn sóng, mệnh Thủy hợp hình tròn và hình lượn sóng,…
  • Trong quá trình tiến hành xây dựng, mọi người cần phải chú ý đến quá trình vận chuyển vật liệu cẩn thận; vệ sinh khu vực sạch sẽ sau khi hoàn thiện giúp đảm bảo tuổi thọ, độ bền và mặt bằng tổng thể của công trình được chắc chắn hơn.

Một số câu hỏi thường gặp về bậc tam cấp

Thông qua phân tích tổng hợp, chúng tôi giải đáp một số câu hỏi phổ biến mà nhiều người còn băn khoăn khi xây bậc tam cấp như sau:

1. Xây nhà mấy bậc thềm là tốt nhất?

Số bậc thềm được tính toán dựa vào chiều cao của mặt sàn, nhưng nhìn chung các công trình đều sử dụng để sinh sống như nhà nên xây 3 hoặc 5 bậc để đảm bảo phong thủy và đồng thời mang đến sự thuận tiện. Còn đối với nơi nhiều người qua lại thì có thể xây nhiều hơn như 7 hoặc 9 bậc.

2. Thềm nhà 1 bậc có tốt không?

Tam cấp 1 bậc vẫn đảm bảo quy luật “Sinh – Lão – Bệnh – Tử”
Tam cấp 1 bậc vẫn đảm bảo quy luật “Sinh – Lão – Bệnh – Tử”

Thềm nhà 1 bậc có tốt trong phong thủy. Vì trong cách tính bậc tam cấp theo Sinh – Lão – Bệnh – Tử, nếu như giữa nền nhà và sân chỉ duy nhất có 1 bậc thì bậc này rơi vào “Sinh”. Đây là cách thiết kế mang lại vượng khí, may mắn, tiền tài và sức khỏe cho gia đình.

3. Nên làm tam cấp 3 bậc hay tam cấp 5 bậc?

Nếu công trình không quá cao thì bạn nên xây dựng 3 bậc tam cấp để mang đến sự tiện lợi, còn với những công trình có nền nhà cao hơn sân nhiều thì bạn hãy xây 5 bậc để đảm bảo an toàn khi sử dụng.

4. Khắc phục tình trạng tam cấp 2 bậc như thế nào?

Nhiều người chưa nắm rõ về cách tính bậc tam cấp nhà nên đã xây bậc cuối cùng ngang với nền nhà biến cầu thang thành 2 bậc thay vì 3 bậc như dự định ban đầu. Để khắc phục tình trạng này thì một số cách khắc phục như sau:

Các cách khắc phục tình trạng tam cấp 2 bậc
Các cách khắc phục tình trạng tam cấp 2 bậc
  • Cách 1: Xây bậc giả là tận dụng khoảng giữa bậc thứ nhất và nền sân để xây thêm một bậc nhỏ nữa. Tuy nhiên, cách này không được đánh giá cao bởi bậc giả thêm vào sẽ thấp hơn 2 bậc còn lại gây mất thẩm mỹ và đồng thời bậc giả này có thể tăng nguy cơ vấp ngã gây mất an toàn.
  • Cách 2: Gỡ bỏ bậc nhị cấp phù hợp với những nhà có sàn không quá cao với sân, lúc này chỉ cần bước một lần là có thể sân đi vào trong nhà. Cách xử lý này sẽ tránh kiểu thiết kế bậc nhị cấp, nhưng không tốt cho phong thủy. 
  • Cách 3: Xây lại bậc tam cấp tức là hai bậc lỗi sẽ bị đập bỏ, bậc tam cấp mới được xây lên sẽ có chiều cao mỗi bậc phù hợp với khoảng cách giữa nền sân với nền ngôi nhà.

Chúng tôi hy vọng rằng với những chia sẻ trên đây thì bạn đã biết cách tính bậc tam cấp theo phong thủy đúng chuẩn. Có thể nói, bậc tam cấp trước nhà không chỉ đóng vai trò trong việc đi lại, mà còn liên quan đến tính thẩm mỹ của công trình kiến trúc và tài lộc của gia chủ. Đừng quên xem thêm các bài viết hay trên website Chamsocxehoi.org mỗi ngày bạn nhé! 

Xem thêm:: Phong thủy nghĩa là gì?

About Phạm Xuân Thanh

Tôi là Phạm Xuân Thanh – Tôi đã có kinh nghiệm hơn 3 năm review đánh giá về các loại máy móc công nghiệp, thiết bị vệ sinh công nghiệp, cách chăm sóc xe hơi. Tôi hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn về các công dụng, chức năng của các loại thiết bị công nghiệp và các cách chăm sóc xe hơi này.

View all posts by Phạm Xuân Thanh →