Phí thường niên là gì? Phí thường niên các ngân hàng hiện nay là bao nhiêu?

Phí thường niên là gì? Phí thường niên là một loại phí phổ biến với người dùng sử dụng một dịch vụ hoặc một sản phẩm. Tuy nhiên, những thông tin về loại phí này thì rất nhiều người chưa hiểu rõ. Nội dung bài viết ngày hôm nay, hãy cùng chúng tôi đi tìm rõ về vấn đề này nhé! 

Khái niệm phí thường niên

Phí thường niên (Annual fee) là khoản phí mà khách hàng cần phải đóng định kỳ hàng năm cho một số dịch vụ hoặc một sản phẩm mà khách hàng đăng ký sử dụng nhất định. Việc đóng phí thường niên sẽ giúp khách hàng tiếp tục được hưởng quyền lợi từ dịch vụ hoặc sản phẩm mà mình sử dụng. 

1. Phí thường niên là gì?

Phí thường niên là gì?
Phí thường niên là gì?

Theo thư viện pháp luật, phí thường niên là khoản phí mà ngân hàng thu mỗi năm đối với khách hàng sử dụng thẻ ngân hàng, nhằm duy trì tính năng và dịch vụ thẻ. Loại phí này sẽ áp dụng cho tất cả các thẻ mà ngân hàng phát hành cụ thể gồm thẻ ghi nợ nội địa, thẻ ghi nợ quốc tế, thẻ tín dụng và thẻ trả trước.

Phí thường niên mà khách hàng đóng sẽ được dùng để chi trả cho các chi phí liên quan đến việc phát hành và duy trì thẻ gồm:

  • Chi phí in ấn, phát hành thẻ.
  • Chi phí bảo hiểm cho thẻ.
  • Chi phí để duy trì hệ thống thanh toán.
  • Chi phí Marketing, quảng cáo.

2. Tài khoản thu phí thường niên là gì? 

Tài khoản thu phí thường niên chính – Tài khoản được ngân hàng cấp khi mở thẻ
Tài khoản thu phí thường niên chính – Tài khoản được ngân hàng cấp khi mở thẻ

Tài khoản thu phí thường niên là tài khoản của thẻ tín dụng, ATM nội địa, thẻ thanh toán, thẻ ghi nợ,… mà ngân hàng đã cấp cho khách hàng khi phát hành thẻ. Do đó, thực tế là phí thường niên sẽ được trừ trực tiếp qua số tài khoản khi bạn sử dụng dịch vụ của thẻ.

2. Hướng dẫn các cách tra cứu tài khoản thu phí thường niên

Để tra cứu tài khoản thu phí thường niên, bạn có thể tham khảo qua các cách sau:

  • Sử dụng SMS Banking: Áp dụng khi bạn đã đăng ký sử dụng dịch vụ SMS Banking của ngân hàng, dễ dàng tra cứu bất kỳ thông tin nào tại nhà thông qua những cú pháp tin nhắn SMS trên di động.
  • Tra cứu tại các cây ATM: Tại cây ATM, bạn chỉ cần đút thẻ, nhập mã PIN và chọn tính năng tham vấn số dư thay vì rút tiền.
Có thể tra cứu thông tin phí thường niên tại cây ATM
Có thể tra cứu thông tin phí thường niên tại cây ATM
  • Sử dụng Mobile Banking: Người dùng đăng ký Mobile Banking (ứng dụng di động thông minh), rồi tiến hành cài đặt app của ngân hàng trên điện thoại và đăng nhập để tra cứu, kiểm tra.
  • Tra cứu tại quầy giao dịch: Đến chi nhánh ngân hàng gần nhất để các giao dịch viên hỗ trợ. Lưu ý họ sẽ yêu cầu bạn cung cấp thông tin và giấy tờ cần thiết (như CMND/CCCD). 
  • Gọi điện tới tổng đài: Tra cứu số tổng đài chăm sóc khách hàng của ngân hàng và gọi để nhận được sự hỗ trợ. Tuy nhiên cách này khá rườm rà và đôi khi không có hiệu quả. 

Phí thường niên và phí duy trì tài khoản khác nhau như thế nào?

Thực tế, nhiều người bị nhầm lẫn phí thường niên và phí duy trì tài khoản là một. Tuy nhiên, về cơ bản 2 loại phí này là hoàn toàn khác nhau, cụ thể:

Phí thường niên và phí duy trì là 2 loại phí hoàn toàn khác nhau
Phí thường niên và phí duy trì là 2 loại phí hoàn toàn khác nhau
  • Nếu như phí thường niên được dùng để duy trì dịch vụ khi dùng thẻ và thu hàng năm; thì phí duy trì tài khoản lại được dùng để quản lý tài khoản và được tính hàng tháng nếu như số dư trong tài khoản ở dưới mức quy định.
  • Phí duy trì tài khoản là một loại phí không bắt buộc tính, nhưng người dùng cần đảm bảo duy trì hạn mức trong thẻ với số tiền mà ngân hàng quy định để không bị tính phí duy trì này. Trong khi đó thì phí thường niên lại được tính ngay từ thời điểm khách hàng mở thẻ thành công. 

Xem thêm:: Xá lợi nghĩa là gì?

Cập nhật phí thường niên một số ngân hàng năm 2023

Mức phí thường niên dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo, vì có một số ngân hàng có thể cập nhật lại biểu phí.

1. Vietcombank 

Dịch vụ Mức phí
  • Loại thẻ tín dụng quốc tế Vietcombank Visa Signature
  • 3.000.000 VNĐ/thẻ/năm (miễn phí cho khách Priority của VCB)
  • Loại thẻ Vietcombank Visa Platinum (Visa Platinum) hay Vietcombank Cashplus Platinum American Express(Amex Cashplus) hay Vietcombank Mastercard World(Mastercard World)
  • 500.000 VNĐ/thẻ/năm (thẻ phụ
  • 800.000 VNĐ/thẻ/năm (thẻ chính)
  • Loại thẻ Vietcombank Vietnam Airlines Platinum American Express (hay Amex Platinum)
  • 500.000 – 1.000.000 VNĐ/thẻ/năm (thẻ phụ)
  • ​​800.000 – 1.300,000 VNĐ/thẻ/năm (thẻ chính)
  • Loại thẻ Vietcombank Visa, Mastercard, JCB, UnionPay
  • 50.000 – 100.000 VNĐ/thẻ/năm (thẻ phụ)
  • 100.000 – 200.000 VNĐ/thẻ/năm (thẻ chính)
  • Loại thẻ Vietcombank American Express
  • 100.000 – 200.000 VNĐ/thẻ/năm (thẻ phụ)
  • 200.000 –  400.000 VNĐ/thẻ/năm (thẻ chính)
  • Loại thẻ Vietcombank Vietnam Airlines American Express
  • 100.000 – 200.000  VNĐ/thẻ/năm (thẻ phụ)
  • 200.000 – 400.000 VNĐ/thẻ/năm (thẻ chính)
  • Loại thẻ tín dụng quốc tế Vietcombank Vietravel Visa
  • Miễn phí năm đầu
  • Các năm sau: 200.000VNĐ/thẻ/năm
  • Loại thẻ Saigon Centre – Takashimaya – Vietcombank Visa
  • Miễn phí năm đầu tiên kể từ thời điểm phát hành thẻ lần đầu

Chú ý: Ngoài các khoản phí bên trên, Vietcombank còn tính phí thường niên đối với loại thẻ tín dụng công ty với mức phí dao động từ 200.000 –  600.000 VNĐ.

2. Techcombank

Dịch vụ Mức phí
  • Loại thẻ thanh toán quốc tế Techcombank Visa Classic
  • 90.000 VNĐ/năm (thông thường)
  • Miễn phí năm đầu và tính phí 72.000 VNĐ từ năm thứ 2 (định danh điện tử)
  • Loại thẻ thanh toán quốc tế Techcombank Visa Gold
  • 200.000 VNĐ/năm
  • Loại thẻ thanh toán quốc tế (thẻ ghi nợ) Techcombank Visa Priority
  • 200.000 VNĐ/năm
  • Loại thẻ thanh toán quốc tế (thẻ ghi nợ) Vietnam Airlines Techcombank Visa Platinum
  • 590.000 VNĐ/năm
  • Loại thẻ thanh toán quốc tế (thẻ ghi nợ) Vietnam Airlines Techcombank Visa Platinum Priority
  • 590.000 VNĐ/năm
  • Loại thẻ thanh toán nội địa Techcombank F@stAccess Priority
  • 60.000 VNĐ/năm
  • Loại thẻ thanh toán nội địa Techcombank F@stAccess
  • 590.000 VNĐ/năm

3. MB Bank

Dịch vụ Mức phí
Thẻ tín dụng Visa (MB Visa, ….)
  • 100.000 – 600.000 VNĐ /năm (thẻ phụ)
  • 200.000 – 800.000 VNĐ /năm (thẻ chính)
Thẻ TDQT MB JCB
  • 100.000 – 600.000 VNĐ /năm (thẻ phụ)
  • 200.000 – 800.000 VNĐ /năm (thẻ chính)
Thẻ TDQT SSC
  • 200.000 VND/năm
Thẻ ghi nợ nội địa (Gồm thẻ Active Plus, thẻ Bankplus, thẻ Sinh viên)
  • Thẻ Active Plus phi vật lý: Miễn phí
  • Còn lại: 60.000 VNĐ/năm 
Thẻ ghi nợ quốc tế (thẻ Classic, thẻ Platinum, thẻ Priority Private)
  • Thẻ Classic phi vật lý và Thẻ Priority Private: Miễn phí
  • Thẻ classic vật lý: 60.000 VNĐ/năm
  • Thẻ Platinum: 100.000 VNĐ/năm
Thẻ ATM nội địa
  • 30.000 đồng/thẻ/năm

4. BIDV

Dịch vụ Mức phí
  • Thẻ ATM
  • 40.000 VNĐ/thẻ/năm
  • Thẻ Visa Infinite
  • 30.000.000 VNĐ/năm (thẻ chính)
  • 600.000 VNĐ/năm (thẻ phụ)
  • Thẻ BIDV visa easy
  • 100.000 -200.000 VNĐ/năm (thẻ chính)
  • 100.000 VNĐ/năm (thẻ phụ)

5. Agribank

Dịch vụ Mức phí
  • Thẻ tín dụng chính hạng chuẩn
  • 150.000 VNĐ/năm (thẻ chính)
  • 75.000 VNĐ (thẻ phụ)
  • Thẻ tín dụng vàng
  • 300.000 VNĐ/năm (thẻ chính)
  • 150.000 VNĐ/năm(thẻ phụ)
  • Thẻ tín dụng bạch kim
  • 500.000 VNĐ/năm (thẻ chính)
  • 250.000 VNĐ/năm (thẻ chính)
  • Thẻ ATM nội địa 
  • 30.000 VNĐ/thẻ/năm

Một số cách có thể giảm phí thường niên 

Để tiết kiệm chi phí khi dùng thẻ ngân hàng, người dùng có thể cắt giảm một số khoản thu và trong đó có phí thường niên. Bạn có thể tham khảo một vài cách giảm phí thường niên dưới đây:  

1. Đàm phán/thỏa thuận trực tiếp với ngân hàng

Phí thường niên là một trong những loại phí sử dụng thẻ, nhưng khách hàng vẫn có thể đàm phán trực tiếp với phía ngân hàng để được miễn hoàn toàn hoặc giảm phí thường niên. Điều này sẽ phụ thuộc vào tiềm lực kinh tế của ngân hàng và khả năng của khách hàng.

2. Mở loại thẻ được phép tích điểm thưởng

Tích điểm thưởng và quy đổi thành phiếu miễn phí thường niên
Tích điểm thưởng và quy đổi thành phiếu miễn phí thường niên

Hiện nay, có rất nhiều ngân hàng phát hành loại thẻ tích điểm thưởng để đổi phí thường niên như ngân hàng HSBC, TP Bank,… Theo đó, khi dùng thẻ để chi tiêu thì bạn sẽ được quy đổi thành điểm thưởng. Số điểm thưởng này được tích lũy và quy đổi thành phiếu miễn phí thường niên được áp dụng cho năm tiếp theo.

3. Chọn mở thẻ ở ngân hàng có nhiều chính sách ưu đãi

Ngày nay, có rất ngân hàng thương mại mới thành lập. Những ngân hàng này thường đưa ra nhiều chính sách ưu đãi nhằm tăng khả năng cạnh tranh cũng như tăng sức thu hút đối với khách hàng.

Chọn mở thẻ ở ngân hàng có ưu đãi miễn phí thường niên 1-2 năm
Chọn mở thẻ ở ngân hàng có ưu đãi miễn phí thường niên 1-2 năm

Do đó, bạn hoàn toàn có thể chọn ngân hàng vừa đáp ứng được về dịch vụ theo mong muốn của mình, mà vừa có nhiều chính sách – ưu đãi và trong đó có miễn phí thường niên từ 1 đến 2 năm khi mở thẻ.

4. Tận dụng những chương trình khuyến mãi của các ngân hàng

Các ngân hàng thường có chương trình giảm giá, ưu đãi cho chủ thẻ với mức ưu đãi lên tới 30 – 50% hoặc cao hơn. Vì vậy, bạn hãy thử tận dụng những chương trình ưu đãi này để mua sắm hàng hóa với giá trị triệu đồng; chỉ cần 1 giao dịch như thế là cũng đủ bù đắp được phí thường niên cả năm.

Tận dụng “triệt để” ưu đãi mua hàng khi thanh toán thẻ 
Tận dụng “triệt để” ưu đãi mua hàng khi thanh toán thẻ

Bên cạnh đó, với loại thẻ thanh toán thì bạn có thể giảm phí thường niên bằng cách duy trì được hạn mức tiền trong tài khoản; đồng thời đáp ứng được một vài yêu cầu khác mà ngân hàng đưa ra. 

Giải đáp: Không đóng phí thường niên có sao không?

Việc không đóng phí thường niên có bị sao hay không còn phụ thuộc vào loại thẻ và khách hàng sử dụng.

  • Đối với thẻ tín dụng: Với thẻ tín dụng, khách hàng phải đóng phí thường niên kể cả khi không sử dụng. Trường hợp khóa thẻ nhưng không làm thủ tục để hủy thẻ thì khách hàng vẫn phải đóng loại phí này. Nếu như không đóng, khách hàng sẽ bị phạt; tiền phạt tính theo tháng và năm cũng khá cao. Đồng thời, khi không đóng phí thường niên dài hạn khách hàng có thể sẽ nằm ở trong danh sách nợ xấu lưu trữ trên CIC (Trung tâm Thông tin Tín dụng); làm ảnh hưởng đến uy tín đối với ngân hàng và tổ chức tín dụng. Từ đó gây khó khăn đối với việc vay vốn sau này của bạn. 
Không đóng phí thường niên dài hạn có thể nằm trong danh sách nợ xấu lưu trữ trên CIC 
Không đóng phí thường niên dài hạn có thể nằm trong danh sách nợ xấu lưu trữ trên CIC
  • Đối với thẻ trả trước: Với loại thẻ trả trước, nếu đến kỳ hạn thanh toán phí thường niên mà tài khoản không còn tiền thì ngân hàng sẽ thu ngay sau khi tài khoản của bạn được nạp tiền.

Một số lưu ý về phí thường niên khi mở thẻ

Dưới đây là một số điều mà người dùng cần nắm được về phí thường niên khi mở thẻ: 

  • Phí thường niên sẽ được tính ngay sau khi ngân hàng phát hành thẻ thành công.
  • Ngay cả khi chưa kích hoạt thẻ thì khách hàng vẫn phải thanh toán phí thường niên, vì thế nếu không sử dụng thì phải làm thủ tục hủy luôn.
Lưu ý về phí thường niên khi tiến hành mở thẻ
Lưu ý về phí thường niên khi tiến hành mở thẻ
  • Phí thường niên sẽ được thu vào cuối năm (tháng 12) và trừ trực tiếp vào tài khoản ngân hàng.
  • Đối với khách hàng tham gia chưa đủ năm thì ngân hàng sẽ thu phí thường niên dựa theo số tháng thực tế mà khách hàng tham gia. Số tháng tham gia sẽ được tính dựa vào mốc 15 hàng tháng; nếu trước 15 thì tính phí kể từ tháng đó, còn nếu sau ngày 15 thì tính phí từ tháng liền kề sau đó.
  • Với thẻ tín dụng thì phí thường niên sẽ được tính chung vào với hạn mức tháng thu phí. 

Mong rằng những thông tin mà Chamsocxehoi.org chia sẻ sẽ giúp bạn hiểu rõ về phí thường niên là gì, tài khoản thu phí thường niên là gì cùng một số kiến thức quan trọng khác. Hãy theo dõi các nội dung hữu ích khác trên website của chúng tôi mỗi ngày bạn nhé!

About Phạm Xuân Thanh

Tôi là Phạm Xuân Thanh – Tôi đã có kinh nghiệm hơn 3 năm review đánh giá về các loại máy móc công nghiệp, thiết bị vệ sinh công nghiệp, cách chăm sóc xe hơi. Tôi hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn về các công dụng, chức năng của các loại thiết bị công nghiệp và các cách chăm sóc xe hơi này.

View all posts by Phạm Xuân Thanh →