Nước làm mát máy phát điện – Cách chọn và thay thế đơn giản

Nước làm mát là một phần không thể thiếu của máy phát điện, có vai trò quan trọng trong việc duy trì khả năng vận hành của thiết bị. Vậy cụ thể nước làm mát máy phát điện bao gồm những thành phần nào, cách chọn và thay nước làm mát hiệu quả mà không cần đến các kỹ thuật viên ra sao, hãy cùng Điện máy Yên Phát tìm hiểu ngay sau đây nhé!

nước làm mát máy phát điện
Cách chọn và thay thế nước làm mát máy phát điện đơn giản ngay tại nhà

Nước làm mát máy phát điện là gì?

Nước làm mát máy phát điện là một dung dịch truyền dẫn nhiệt, giữ cho nhiệt độ động cơ luôn nằm trong ngưỡng cho phép. Từ đó mà động cơ được đảm bảo không bị quá nhiệt khi vận hành hoặc không bị đóng băng trong điều kiện thời tiết lạnh giá.

Trên thực tế, không phải chất lỏng nào cũng có thể sử dụng làm dung dịch làm mát cho động cơ máy phát điện. Việc sử dụng nước sinh hoạt để làm mát động cơ là sai lầm mà không ít người dùng đã mắc phải.

Thành phần chính của nước làm mát bao gồm:

  • Nước cất (nước tinh khiết)
    • Dung dịch làm mát ethylene glycol (khả năng truyền dẫn nhiệt nhanh), đồng thời chống đóng băng khi nhiệt độ thấp. Tùy theo từng điều kiện làm việc khác nhau mà tỷ lệ chất này trong dung dịch được điều chỉnh cho phù hợp, thường sẽ dao động trong khoảng 35-60%.
  • Chất phụ gia chống bay hơi, chống ăn mòn động cơ,…
  • Chất tạo màu giúp người dùng dễ dàng phân biệt và phát hiện chỗ rò rỉ của hệ thống. Trên thực tế, nước làm mát thường có nhiều màu sắc khác nhau như xanh lá, xanh lam, đỏ, cam,… Màu sắc còn là cơ sở để nhà sản xuất cũng như người dùng phân loại dung dịch, ví dụ như màu xanh lá là dung dịch làm mát thông thường, màu cam là dung dịch có thời gian sử dụng dài,…
Nước làm mát máy phát điện là gì
Nước làm mát máy phát điện là gì?

Vì sao cần thay nước làm mát cho máy phát điện

Theo thống kê thực tế cho thấy, có tới 80% trường hợp động cơ máy phát điện hỏng hóc, trục trặc bởi hệ thống nước làm mát.

Nguyên nhân là do trong quá trong quá trình đốt cháy nhiên liệu, động cơ sẽ sản sinh ra một lượng lớn nhiệt lượng, tuy nhiên chỉ có ⅓ lượng nhiệt đó được chuyển hóa thành công có ích phục vụ cho hoạt động của thiết bị. ⅔ lượng nhiệt năng tích tụ lại trong hệ thống, khiến cho buồng đốt, séc măng, xupap, đầu piston,… rất dễ bị quá nhiệt gây ăn mòn, hư hỏng, nóng chảy, thậm chí dẫn đến nổ động cơ.

Để đảm bảo nước làm amst phát huy tối đa vai trò của mình, người dùng cần chú ý thay nước làm mát định kỳ:

  • Thay nước lần đầu tiên sau 250 giờ hoặc 1 năm hoạt động tùy theo mức độ sử dụng.
  • Trong những lần thay tiếp theo, nên thay định kỳ sau 1000 giờ hoặc 2 năm, thời gian nào đến trước sẽ được ưu tiên hơn cả.
  • Quá trình thay nước làm mát cần được thực hiện theo quy trình nhất định để tránh làm thay đổi thành phần hóa học có trong dung dịch.
  • Trong quá trình sử dụng máy phát, cần thường xuyên kiểm tra và bổ sung nước làm mát nếu thấy hao hụt.
Vì sao cần thay nước làm mát cho máy phát điện
Vì sao cần thay nước làm mát cho máy phát điện định kỳ?

Xem thêm::
Tìm hiểu về giá cho thuê máy phát điện công nghiệp
Sửa chữa máy phát điện với 1 số lỗi hay gặp phải
Kích từ máy phát điện là gì?

Quy trình thay nước làm mát cho máy phát điện đúng chuẩn

Thay nước làm mát là một trong những bước của quy trình bảo trì máy phát điện. Thông thường, hệ thống nước làm mát sẽ được trang bị van hằng nhiệt, thực hiện nhiệm vụ đóng mở để nước trong thân động cơ chảy ra két nước. Tuy nhiên van này chỉ mở ra trong điều kiện nhiệt độ 80-85 độ C. Do đó, để xả nước giải nhiệt ra ngoài, cần cho máy phát điện chạy trong điều kiện có 50% tải trong vòng 1-2 giờ để tăng nhiệt độ nước làm mát.

Bước 1: Xả nước làm mát

  • Sau khi đã xác định được vị trí bulong xả nước, chúng ta lấy 1 khay hứng đặt dưới vị trí vòi xả.
  • Mở hoàn toàn van xả ra để toàn bộ nước làm mát được đẩy ra ngoài.

Bước 2: Súc rửa két nước làm mát

  • Khi toàn bộ nước làm mát trong két đã được đưa ra ngoài, tiến hành thay thế nút xả mới cho máy nếu phát hiện trơn trượt hoặc ăn mòn, sau đó vặn chặt lại.
  • Tháo nắp két nước làm mát ra khỏi máy, cho dung dịch súc rửa vào rồi đổ thêm nước sạch.
  • Khởi động máy phát điện và cho máy chạy đến khi đạt nhiệt độ làm việc bình thường, sau đó tắt máy và chờ động cơ nguội.
  • Khi động cơ đã nguội hoàn toàn, mở nút xả két làm mát và xả hết dung dịch bên trong ra ngoài.
Xả nước làm mát và thực hiện súc rửa
Xả nước làm mát và thực hiện súc rửa

Bước 3: Thêm nước làm mát mới

  • Trộn dung dịch làm mát với nước cất theo tỷ lệ 40% nước sạch và 60% dung dịch làm mát.
  • Cho từ từ dung dịch trên vào két nước đến khi mực nước đạt mức tiêu chuẩn của nhà sản xuất.
  • Xả bọt khí.

Bước 4: Kiểm tra

Do sau khi thêm vào, mực nước làm mát có thể thay đổi, nên cần kiểm tra nhiều lần để xác định lượng nước đã đạt đúng tiêu chuẩn chưa, đồng thời đảm bảo không có bọt khí trong thùng.

Chọn nước giải nhiệt cho máy phát điện

Hiện nay, thị trường Việt Nam có nhiều loại nước làm mát khác nhau, nhưng chủ yếu chia làm 2 thế hệ:

  • Thế hệ nước làm mát cũ: màu xanh lá hoặc đỏ (loại LLC)
  • Thế hệ nước làm mát mới: màu xanh dương hoặc hồng (loại SLLC)

Mỗi loại nước đều có thành phần hóa học khác nhau, đồng thời chỉ số đóng cặn, nhiệt độ sôi cũng có những điểm khác biệt nhất định.

Chọn nước giải nhiệt phù hợp cho máy phát điện
Chọn nước giải nhiệt phù hợp cho máy phát điện

Có nhiều thương hiệu nước làm mát khác nhau cho người tiêu dùng lựa chọn: Fleetguard, Donaldson, Abro,… với mức giá dao động từ 60.000 đồng đến 400.000 đồng tùy dung tích.

Lưu ý khi sử dụng nước làm mát cho máy phát điện

Khi sử dụng cũng như trong quá trình thay mới nước làm mát, người dùng cần lưu ý những thông tin sau để đảm bảo an toàn cho bản thân, đồng thời kéo dài được độ bền và tuổi thọ thiết bị:

  • Không sử dụng nước máy, nước đóng chai, nước lã,… để hòa tan nước làm mát.
  • Không mở két khi động cơ còn đang nóng, vì hơi nước trong két có thể bốc lên hoặc bắn ra gây bỏng cho con người.
  • Không trộn lẫn các loại chất làm mát với nhau, chất chống đông khác vào nước làm mát động cơ trừ khi được nhà sản xuất chấp thuận.
  • Luôn phải rửa sạch két trước khi thay nước làm mát mới.
  • Tùy theo cấu tạo và điều kiện vận hành mà người tiêu dùng lựa chọn loại nước làm mát phù hợp.
Lưu ý khi thay nước làm mát  cho máy phát điện
Lưu ý khi thay nước làm mát  cho máy phát điện
  • Trong quá trình làm việc với nước làm mát, tránh để nước tiếp xúc trực tiếp với da tay vì chất ethylene glycol trong đó rất có hại. Tốt nhất nên đi găng tay, đeo kính bảo hộ khi thực hiện thay nước làm mát cho máy phát điện.

Có thể thấy, nước làm mát máy phát điện là một sản phẩm đặc thù, quyết định đến tuổi thọ của thiết bị. Do đó, việc hiểu và biết cách làm việc cùng nước giải nhiệt là điều vô cùng quan trọng. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể để lại comment phía dưới, hoặc liên hệ hotline của Điện máy Yên Phát 0965 327 282 – 0966 631 546 để được hỗ trợ.

About Phạm Xuân Thanh

Tôi là Phạm Xuân Thanh – Tôi đã có kinh nghiệm hơn 3 năm review đánh giá về các loại máy móc công nghiệp, thiết bị vệ sinh công nghiệp, cách chăm sóc xe hơi. Tôi hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn về các công dụng, chức năng của các loại thiết bị công nghiệp và các cách chăm sóc xe hơi này.

View all posts by Phạm Xuân Thanh →