Nhập siêu là gì? Tác động của nhập siêu đến nền kinh tế

Xuất nhập khẩu luôn là vấn đề được quan tâm ở bất kể quốc gia nào. Trong hoạt động xuất nhập khẩu, khái niệm nhập siêu và xuất siêu xuất hiện khá nhiều. Vậy nhập siêu là gì, xuất siêu là gì, tác động của chúng đến nền kinh tế như thế nào, hãy cùng theo dõi trong bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!

Tìm hiểu nhập siêu là gì?
Tìm hiểu nhập siêu là gì?

Nhập siêu là gì?

Để hiểu được nhập siêu là gì, chúng ta hãy tìm hiểu những khái niệm liên quan nhé!

Xuất, nhập khẩu là gì?

Xuất khẩu được biết đến là hoạt động bán hàng ra nước ngoài có tổ chức nhằm thu về lợi nhuận, thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển, làm chuyển đổi nền cơ cấu kinh tế và từng bước nâng cao mức sống của người dân. Đây là hoạt động kinh doanh mang lại hiệu quả vô cùng lớn, giúp giải quyết các nhu cầu việc làm và tăng thu nhập ngoại tệ.

Trong khi đó, nhập khẩu là hoạt động kinh doanh buôn bán trên phạm vi toàn quốc, là quá trình trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia dựa trên nguyên tắc lấy tiền tệ làm môi giới. Đây không phải hành vi buôn bán riêng lẻ, mà là một hệ thống bán buôn trong nền kinh tế có tổ chức bên trong và bên ngoài.

Cán cân thương mại là gì?

Cán cân thương mại (Balance Of Trade – BOT) là cách gọi khác của xuất khẩu ròng hay thặng dư thương mại. Đây là thuật ngữ chỉ sự chênh lệch giữa giá trị nhập khẩu và xuất khẩu tại một thời điểm của một quốc gia, là số liệu quan trọng để đánh giá sức khỏe và trình độ phát triển của quốc gia đó. Từ việc theo dõi cán cân thương mại, nhà nước sẽ có những giải pháp để cải thiện sự cân bằng, từ đó giúp cho nền kinh tế ngày một phát triển.

Xuất siêu là gì?

Xuất siêu là tình trạng cán cân thương mại có giá trị lớn hơn 0, kim ngạch xuất khẩu cao hơn nhập khẩu trong một khoảng thời gian nhất định. Hàng hóa là mặt hàng “đòn bẩy” của nền kinh tế, góp phần tăng cao giá trị của nền kinh tế. Xuất siêu là khi tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa lớn hơn tổng giá trị nhập khẩu trong một thời kỳ, phản ánh tình trạng thặng dư cán cân thương mại.

Xuất siêu và nhập siêu
Xuất siêu và nhập siêu

Nhập siêu là gì?

Vậy nhập siêu là gì, có giống với xuất siêu hay không? Ngược lại với xuất siêu, nhập siêu là từ dùng để mô tả tình trạng cán cân thương mại âm (có giá trị nhỏ hơn 0), kim ngạch nhập khẩu cao hơn xuất khẩu trong một khoảng thời gian nhất định. Khi đó, tổng giá trị nhập khẩu hàng hóa lớn hơn tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa, phản ánh tình trạng thâm hụt cán cân thương mại.

Tác động của xuất siêu, nhập siêu tới nền kinh tế

Nhập siêu hay xuất siêu đều mang lại những tác động tích cực và tiêu cực đến cho một nền kinh tế, cụ thể:

Xuất siêu

Xuất siêu hầu như sẽ có những tác động tiêu cực, cụ thể:

  • Góp phần cải thiện cán cân thanh toán với các nền kinh tế mới nổi, góp phần tăng dự trữ ngoại hối, ổn định tỷ giá.
  • Qua con số xuất siêu theo dõi được ở từng giai đoạn mà chúng ta có thể đánh giá được mức độ cạnh tranh hàng hóa ở quốc gia đó với các quốc gia khác trên thị trường quốc tế.
  • Giúp kích thích quá trình sản xuất trong nước phục vụ mục đích xuất khẩu. Đó là khi điều kiện tích lũy tài sản và tiêu dùng cuối cùng trong nước còn yếu, thì việc tăng xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu sẽ giúp kích cung, làm gia tăng sản xuất trong nước.

Nhập siêu

Xét trên nhiều phương diện, nhập khẩu vừa phải sẽ có lợi cho nền kinh tế, đặc biệt là với những nước đang trong giai đoạn phát triển. Tuy nhiên, nhập siêu quá cao sẽ gây ra những tác động xấu đối với nền kinh tế.

Các tác động tích cực của nhập siêu bao gồm:

  • Đối với kinh tế: việc nhập khẩu công nghệ, máy móc, trang thiết bị cao cấp sẽ góp phần nâng cao trình độ kỹ thuật, nhờ đó tạo nên các sản phẩm chất lượng, mức độ cạnh tranh cao. Với điều kiện ngành sản xuất nguyên liệu trong nước chưa phát triển, thì việc nhập khẩu nguyên liệu giúp tối ưu chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa hướng về xuất khẩu. Hàng nhập khẩu trong nhiều trường hợp sẽ tạo nên môi trường cạnh tranh, kích thích cho sản xuất trong nước hoàn thiện và phát triển hơn. Nhập khẩu với nguồn vốn ODA cũng giúp tạo điều kiện để kinh tế phát triển.
  • Xã hội: việc nhập khẩu hàng tiêu dùng, sản phẩm khoa học và văn hóa góp phần phát triển nguồn nhân lực, nâng cao mức sống của người dân, đồng thời còn tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động.
Tác động của nhập siêu tới nền kinh tế
Tác động của nhập siêu tới nền kinh tế

Bên cạnh đó là các tác động tiêu cực như:

  • Đẩy mạnh tư tưởng “sính ngoại”: các chuyên gia kinh tế đã đưa ra những cảnh báo về tình trạng nhập siêu lớn, tiêu biểu là việc nhập khẩu tràn lan sẽ dẫn tới hiện tượng lãng phí ngoại tệ, ảnh hưởng xấu đến sản xuất trong nước. Bên cạnh đó, việc này còn dẫn đến xu hướng “sính ngoại”, khiến cho hàng nội địa khó tiêu thụ hơn.
  • Gia tăng công nợ: nhập siêu thường xuyên sẽ dẫn đến tình trạng cạn kiệt ngoại tệ, khiến chính phủ bắt buộc phải gia tăng vay nợ bằng cách phát hành thêm trái phiếu. Trong một thời gian dài, việc này sẽ dẫn đến số công nợ của một nước ngày càng gia tăng, bởi suy cho cùng các nước đều phải dựa vào hoạt động xuất khẩu để trả nợ và lãi.
  • Tạo khủng hoảng: như trên đã chia sẻ, việc nhập siêu có thể dẫn đến việc khủng hoảng công nợ. Tiêu biểu như tại Hy Lạp – nước có chỉ số nhập siêu tới 13,5% GDP (năm 2009) đã rơi vào cuộc khủng hoảng công nợ tồi tệ nhất châu Âu kể từ đầu năm 2010 và đến nay vẫn chưa được cải thiện. Hay như Hoa Kỳ, nước có kim ngạch nhập siêu tuyệt đối lớn nhất, cũng đã rơi vào cuộc khủng hoảng nợ công khiến cho Chính phủ và Quốc hội khốn đốn.
  • Gia tăng tình trạng thất nghiệp: theo một nghiên cứu của TS. Alec Feinberg – sáng lập viên Citizens for Equal Trade đã gắn nhập siêu với tỷ lệ thất nghiệp. Ông cho biết tỷ lệ tác động tới thị trường việc làm của tình trạng nhập siêu dao động từ 60-72%, theo đó những nước có nhập siêu sao thì tỷ lệ thất nghiệp cũng cao và ngược lại. 
  • Nhấn chìm thị trường chứng khoán: tình trạng nhập siêu và gia tăng nợ công làm suy yếu sức cạnh tranh của hàng hóa trong nước. Qua thời gian, tình trạng này sẽ làm suy yếu thị trường hàng hóa nội địa, gây tổn hại cho các nhà sản xuất trong nước, từ đó làm giảm giá trị cổ phiếu của họ. Các nhà đầu tư cũng từ đó mà chuyển hướng sang các thị trường cổ phiếu ở nước khác, khiến thị trường cổ phiếu ở trong nước ngày một đi xuống.

Xuất siêu hay nhập siêu có lợi hơn cho Việt Nam?

Theo tổng cục thống kê, tính đến tháng 7 năm 2022 nước ta có tỷ lệ xuất khẩu tăng cao hơn nhập khẩu, cán cân thương mại hàng hoá tiếp tục duy trì mức xuất siêu 764 triệu USD, tăng trưởng 8,9% so với cùng kỳ năm ngoái, nhập khẩu ước tính đạt 30,3 tỷ USD, tăng 3,4%. Tuy nhiên theo các chuyên gia, mức xuất siêu này vẫn còn thấp, thiếu tính bền vững, nguy cơ nhập siêu vẫn luôn hiện hữu gây ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế.

Giải pháp xuất, nhập khẩu nhằm cải thiện nền kinh tế Việt Nam
Giải pháp xuất, nhập khẩu nhằm cải thiện nền kinh tế Việt Nam

Do đó, nước ta cần đẩy nhanh công nghiệp hỗ trợ, giảm thiểu tính gia công, lắp ráp, đồng thời khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, có những giải pháp để ứng phó với việc tăng giá USD. Đẩy mạnh thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát tốt dịch bệnh nhằm duy trì, phát triển sản xuất kinh doanh để bắt kịp với đà phục hồi và những xu hướng phát triển mới của quốc tế, sẵn sàng đối mặt với các rủi ro.

Một số giải pháp đề xuất bao gồm:

  • Chuyển dịch cơ cấu hàng hoá xuất khẩu theo xu hướng gia tăng tỷ trọng các hàng công nghiệp chế biến, tập trung vào lao động và công nghệ để tăng về quy mô, đồng thời phát triển các ngành sản xuất dựa vào kỹ thuật cao nhằm gia tăng giá trị.
  • Nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, đồng thời giảm chi phí kinh doanh.
  • Đẩy mạnh cải cách doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi nhất để các doanh nghiệp phát triển, xóa bỏ rào cản hạn chế các hoạt động kinh doanh.
  • Hoàn thiện và xây dựng hệ thống tiêu chuẩn với công nghệ nhập khẩu, hạn chế nhập khẩu các công nghệ lạc hậu, công nghệ cũ hay hàng hóa không đạt chất lượng.

Mong rằng bài viết trên đây giúp bạn hiểu được nhập siêu là gì là tác động của nó tới nền kinh tế. Nhìn chung đây vẫn là bài toán khó đối với các nhà kinh tế  cũng như chính phủ các quốc gia hiện nay.

About Phạm Xuân Thanh

Tôi là Phạm Xuân Thanh – Tôi đã có kinh nghiệm hơn 3 năm review đánh giá về các loại máy móc công nghiệp, thiết bị vệ sinh công nghiệp, cách chăm sóc xe hơi. Tôi hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn về các công dụng, chức năng của các loại thiết bị công nghiệp và các cách chăm sóc xe hơi này.

View all posts by Phạm Xuân Thanh →