[GIẢI ĐÁP]: Nhân chi sơ tính bản thiện nghĩa là gì?

Nhân chi sơ tính bản thiện nghĩa là gì? “Nhân chi sơ tính bản thiện” hay “nhân chi sơ tính bổn thiện” chính là một học thuyết được lưu truyền từ thời Trung Quốc xưa. Cho đến hiện nay, tư tưởng này vẫn còn tồn tại và mang ý nghĩa lớn trong việc giáo dục nhân cách con người. Trong nội dung bài viết hôm nay, hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu ý nghĩa của câu thành ngữ này!

“Nhân chi sơ tính bản thiện” nghĩa là gì?

“Nhân chi sơ tính bản thiện” là một thành ngữ và là bài học đầu tiên trong Tam Tự Kinh (三字經) – Một cuốn sách dạy vỡ lòng cho trẻ con của người Trung Quốc xưa. Đây là câu nói được Mạnh Tử (孟子 – Mèng Zǐ) kế thừa và phát triển từ tư tưởng của Khổng Tử (người đã sáng lập lên Nho giáo) vào khoảng năm 385 – 303 TCN. Đạo lý này đã và đang được các học trò ghi chép truyền đạt lại cho hậu thế. 

“Nhân chi sơ tính bản thiện” là gì?
“Nhân chi sơ tính bản thiện” là gì?

Theo chữ Hán, “Nhân chi sơ tính bản thiện” được viết như sau: “人之初,性本善”. Và để hiểu nhân chi sơ tính bản thiện nghĩa là gì, chúng ta cần phân tích nghĩa của từng cụm từ “nhân chi sơ” và “tính bản thiện”. Cụ thể:

Đối với “nhân chi sơ”

  • 人  /rén/: Nhân (người)
  • 之  /zhī/: Chi (lúc)
  • 初 /chū/: Sơ (ban đầu, thuở đầu, thuở ban sơ)

⇒ “Nhân chi sơ”: Nghĩa là chỉ cho con người thuở đầu vừa được sinh ra.

Đối với “tính bản thiện”

  • 性 /xìng/: Tính (nhân cách, bản tính)
  • 本 /běn/: Bản hay Bổn (vốn có, vốn dĩ là)
  • 善 /shàn/: Thiện (sự lương thiện hay sự hoàn hảo)

⇒  “Tính bổn/ bản thiện”: Nghĩa là bản tính con người vốn dĩ là sự lương thiện. 

Trong Tam tự kinh, có 4 câu nói giải thích về “nhân chi sơ tính bản thiện” viết theo chữ Trung:

Giải thích về “nhân chi sơ tính bản thiện” trong “Tam tự kinh”
Giải thích về “nhân chi sơ tính bản thiện” trong “Tam tự kinh”
  • “Nhân chi sơ, tính bản thiện” (人之初,性本善 – rén zhī chū, xìng běn shàn): Con người sinh ra ban đầu vốn thiện.
  • “Tính tương cận, tập tương viễn” (性相近,习相远 – xìng xiāng jìn, xí xiāng yuǎn): Cái tính ấy gần như nhau, do thói tục mà khác nhau.
  • “Cẩu bất giáo, tính nãi thiên” (苟不教,性乃遷 – gǒu bù jiāo, xìng nǎi qiān): Nếu không dạy, cái tính ấy sẽ đổi thay.
  • “Giáo chi đạo, quý dĩ chuyên” (教之道,貴以專 – jiào zhī dào, guì yǐ zhuān): Cách giáo dục chính là chuyên chính. 

Như vậy, “Nhân chi sơ tính bản thiện” có nghĩa là con người sinh ra bản tính ban đầu vốn thiện và tốt lành. Khi lớn lên, do ảnh hưởng của đời sống xã hội mà tính tình con người trở nên thay đổi; tính ác có thể phát sinh. Do đó, cần phải đảm bảo luôn được giáo dục, giữ gìn và rèn luyện cho đời sống lành mạnh thì tính lành mới giữ được và phát triển, tính dữ không có điều kiện nảy sinh. Ngoài ra, bản thân mỗi người cũng phải luôn không ngừng học hỏi, hướng đến cái thiện và tránh xa cái ác. 

Xem thêm:: Mật ngọt chết ruồi nghĩa là gì?

Nguồn gốc của “Nhân chi sơ tính bản thiện”

“Nhân chi sơ tính bản thiện” nằm trong cuốn “Tam Tự Kinh”
“Nhân chi sơ tính bản thiện” nằm trong cuốn “Tam Tự Kinh”

“Nhân chi sơ, tính bản thiện” nằm trong cuốn Tam Tự Kinh – Cuốn sách chữ Hán được viết từ thời nhà Tống và cho đến thời Minh Thanh được bổ sung, hoàn thiện. Cuốn sách này có hơn 1000 chữ, cứ 3 chữ ghép lại thành 1 câu để biểu thị một bài học trong cuộc sống. Tác giả của Tam Tự Kinh là Mạnh Tử – Học trò của Khổng Tử, ông đã ghi chép những bài giảng của thầy.

Mạnh Tử, tên là Mạnh Kha và tự là Tử Dư sinh vào đời vua Liệt Vương nhà Chu; quê gốc ở đất Trâu, nay là tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Giống như Khổng Tử, Mạnh Tử là đại biểu xuất sắc của Nho giáo thời Chiến Quốc. 

Mạnh Tử – Triết gia Nho giáo Trung Quốc nổi tiếng
Mạnh Tử – Triết gia Nho giáo Trung Quốc nổi tiếng

Theo đó, dưới sự ảnh hưởng của Khổng Tử và vì muốn tạo lập một trường phái ông đã kính trọng và tiếp thu giáo dục Nho gia, tư tưởng đạo lý; du lãm đến nhiều nước như Tống, Tề, Lỗ,… Ông cũng từng làm quan ở nước Tề, song những chủ trương của ông không được các vị chư hầu tín nhiệm. Vì thế, ông đã từ quan quay về nước Trâu và lập thuyết tư tưởng cùng các học trò nhằm truyền đạt lại về sau cho hậu thế. 

Đối lập với “Nhân chi sơ tính bản thiện” là “Nhân chi sơ tính bản ác” (人之初,性本恶) – Tư tưởng của Tuân Tử. Cụ thể, ông cho rằng con người khi sinh ra tính ban đầu vốn là tính ác; mang nhiều dục vọng như hám lợi, hám sắc,… và phải nhờ sự dạy dỗ, bồi dưỡng trong môi trường tốt mà trưởng thành thì bản tính lành mới phát triển khi lớn lên. Ngược lại, nếu theo chiều hướng xấu thì tính ác có thể dẫn đến những tranh giành, xã hội sẽ bị rơi vào cảnh loạn lạc; nhân dân không được an cư lạc nghiệp. Do đó, cần hướng con người đến “lễ” trong phép tắc, biết tốt xấu, biết kính trọng và học được lễ nghi đạo đức.

Hiểu đúng về “Nhân chi sơ tính bản thiện” như thế nào?

Thành ngữ “Nhân chi sơ tính bản thiện” khi xét trong từng hoàn cảnh xã hội sẽ ẩn chứa những ý nghĩa lớn lao. Cụ thể:

1. Lấy dân làm trọng

Đặc điểm đầu tiên trong tư tưởng của Mạnh Tử chính là kế thừa và phát triển tư tưởng “Nhân” của Khổng Tử. Ông đã lấy tư tưởng “Nhân” dùng vào chính trị và đề ra học thuyết “Nhân Chính”.

Tư tưởng “vì dân” và “lấy dân làm trọng” của Mạnh Tử 
Tư tưởng “vì dân” và “lấy dân làm trọng” của Mạnh Tử

Thuyết này cho rằng: “Cần phải lấy dân làm trọng, sau đó là xã tắc rồi mới tới vua”. Bởi, chỉ có nhân dân mới có thể bảo vệ vua và chỉ khi có sự tín nhiệm từ dân thì giang sơn xã tắc mới phồn thịnh mãi mãi. Sự bất mãn của nhân dân sẽ dẫn đến các cuộc xung đột từ nhỏ cho đến lớn; và đổi vua là một điều tất yếu. Mạnh Tử chủ trương việc sử dụng phương thức hòa bình để thống nhất thiên hạ; kịch liệt phản đối những tranh chấp, tranh quyền đoạt vị của các quan chư hầu. 

2. Hướng đến cái thiện

“Nhân chi sơ tính bản thiện” đó là đề ra tính bản thiện của con người, luôn hướng đến cái thiện. Thực chất thì nó cũng chính là một lý luận cơ bản của tư tưởng Nhân Chính, có đóng góp to lớn vào học thuyết Nho gia. 

Con người có bản tính thiện lành
Con người có bản tính thiện lành

Ông cho rằng, người sống ở trên đời cũng là người tiếp cận Nho gia, phải có “Đức” và coi trọng lấy sự thiện lương, không làm những điều ác. Con người vốn dĩ sinh ra bản tính thiện, phân rõ thị phi; thế nên không được vì những lợi ích trước mắt mà bán rẻ đạo đức của bản thân. 

3. Sự “bản nguyên” trong mỗi con người

Chữ “Sơ” trong “Nhân chi sơ” sẽ gồm có 2 nghĩa là trẻ sơ sinh và bản nguyên của một con người. Không chỉ con người, mà tất cả sự vật trên đời này ở trạng thái “sơ” thì đều mong muốn hướng đến sự hoàn hảo; nhất là “thiện” ở trong hoàn thiện. 

Tất cả sự vật trên đời đều mong muốn hướng đến sự hoàn hảo
Tất cả sự vật trên đời đều mong muốn hướng đến sự hoàn hảo

Bên cạnh đó, “nhân, nghĩa, lễ, trí, tín” là đạo đức, tình cảm của con người và lương tâm mà khi con người sinh ra đã có không cần phải bồi dưỡng, giáo dục. Nó là điểm khác biệt giữa con người và cầm thú. Mạnh Tử cho rằng, đã là con người thì đều có sự đồng cảm; và cần phải mở rộng hơn nữa lòng đồng cảm, lòng trắc ẩn ấy.

Có những cách nào để “chữa lành” tính ác trong con người?

Học thuyết của Mạnh Tử được đánh giá là bước ngoặt lớn trong hệ tư tưởng con người; có sức ảnh hưởng rất lớn đến hậu thế và được truyền bá cho đến tận bây giờ. Từ đây, các nhà Phân tâm học đã ứng dụng và đưa ra một số giải pháp để “chữa lành” tính ác trong mỗi con người.

  • Con cái được cha mẹ giáo dục về cách sống tinh thần xã hội không vị kỷ thì tính ác phần nào được giảm thiểu. Đồng thời hãy hạn chế nói những điều làm tổn thương, hạ nhục hoặc châm chọc với những người con của mình. 
“Tòa án lương tâm” sẽ giúp chữa lành tính ác
“Tòa án lương tâm” sẽ giúp chữa lành tính ác
  • Lương tâm được khơi dậy sẽ giúp chữa lành tính ác, và để loại bỏ được tính ác ở những kẻ ác thì phải cho họ biết hậu quả của những việc ác mình gây ra để họ tự dằn vặt bản thân.
  • Trong xã hội mà giá trị vật chất được đề cao thì giá trị của lòng trắc ẩn phải được coi trọng hơn nữa để chống lại tính dung dữ, bởi đó chính là vũ khí của những kẻ yếu. Vậy nên lẽ công bằng và tình người phải được mọi người hướng tới. Khổng Tử tin rằng “Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân” – Cái mình không muốn, chớ làm cho người; tuy nhiên để mà giữ được lòng vị tha là việc rất khó.

Mong rằng qua bài viết thì chúng tôi đã giúp các bạn có thể giải đáp được câu hỏi Nhân chi sơ tính bổn thiện nghĩa là gì. Và có thể tiếp thu nó giống như một hệ tư tưởng tích cực, từ đó giúp bản thân hướng về những điều thiện lành trong cuộc sống!

About Phạm Xuân Thanh

Tôi là Phạm Xuân Thanh – Tôi đã có kinh nghiệm hơn 3 năm review đánh giá về các loại máy móc công nghiệp, thiết bị vệ sinh công nghiệp, cách chăm sóc xe hơi. Tôi hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn về các công dụng, chức năng của các loại thiết bị công nghiệp và các cách chăm sóc xe hơi này.

View all posts by Phạm Xuân Thanh →