Đường quốc lộ là gì? Những thông tin liên quan quan đến đường quốc lộ

Đường quốc lộ là gì? Đường quốc lộ trong tiếng Anh được gọi Highᴡaу hoặc National Highᴡaу. Đây là tuyến đường có vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của vùng, khu vực. Tuy nhiên không phải cũng nắm rõ về loại hình giao thông đường bộ này. Để hiểu rõ hơn thế nào là đường quốc lộ, mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây. 

Đường quốc lộ là gì?

Đường quốc lộ là đường giao thông chính được quy hoạch và xây dựng để kết nối các thành phố, tỉnh thành và vùng lãnh thổ trong một quốc gia. Căn cứ theo Khoản 1a Điều 39 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định:

Đường quốc lộ là gì?
Đường quốc lộ là gì?

Quốc lộ là đường nối liền Thủ đô Hà Nội với trung tâm hành chính cấp tỉnh; đường nối liền trung tâm hành chính cấp tỉnh từ ba địa phương trở lên; đường nối liền từ cảng biển quốc tế, cảng hàng không quốc tế đến các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính trên đường bộ; đường có vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của vùng, khu vực;

Đường quốc lộ ký hiệu là QL.x (ghi trên bảng trắng, chữ đen). Trong đó, QL được viết in hoa, chữ và số phía sau là tên tuyến đường, ngăn cách với QL bởi dấu chấm. Ví dụ: QL1A, QL.13, QL.20. Trải dài toàn quốc là 128 quốc lộ với tổng chiều dài lên đến 17.530 km. Quốc lộ dài nhất hiện nay là quốc lộ 1A với chiều dài 2.395 km, quốc lộ ngắn nhất là quốc lộ 35 với chiều dài chỉ 6 km.

Quy định đấu nối vào quốc lộ như thế nào?

Đấu nối vào đường quốc lộ là gì? Đây là thuật ngữ được sử dụng để chỉ việc kết nối các con đường hoặc đường cao tốc với quốc lộ chính. Do quốc lộ là tuyến đường giao thông quan trọng, có vai trò kết nối các thành phố, tỉnh thành hoặc vùng miền. Vì thế việc đấu nối vào quốc lộ sẽ tạo ra sự liên kết và tiện ích cho việc di chuyển giữa các con đường nhỏ và hệ thống giao thông chính.

Đấu nối vào quốc lộ thường được quy định bởi các cơ quan chức năng
Đấu nối vào quốc lộ thường được quy định bởi các cơ quan chức năng

Dựa theo Điều 29 Nghị định số 11/2010/NĐ-CP quy định về đấu nối vào quốc lộ như sau. 

  1. Các đường đấu nối vào quốc lộ bao gồm:
  2. a) Đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường đô thị;
  3. b) Đường chuyên dùng;
  4. c) Đường gom.
  5. Đường nhánh được nối vào quốc lộ phải thông qua điểm đấu nối thuộc Quy hoạch các điểm đấu nối đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, sau khi có văn bản thỏa thuận của Bộ Giao thông vận tải. Cơ quan quản lý nhà nước về đường bộ thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm thống kê các đường đã đấu nối và lập kế hoạch xử lý phù hợp với quy hoạch các điểm đấu nối đã được phê duyệt.

Các đường từ nhà ở chỉ được đấu nối vào quốc lộ thông qua đường nhánh.

  1. Khoảng cách tối thiểu giữa hai điểm đấu nối vào quốc lộ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
  2. Việc thiết kế nút giao của đường nhánh đấu nối vào quốc lộ phải thực hiện theo Tiêu chuẩn Quốc gia về đường ô tô.
  3. Đấu nối đường nhánh vào dự án quốc lộ được xây dựng mới hoặc nâng cấp, cải tạo, nắn chỉnh tuyến hoặc xây dựng tuyến tránh: ngay từ bước lập dự án, Chủ đầu tư dự án phải căn cứ Quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội của địa phương có dự án đi qua để xác định vị trí và quy mô các nút giao (nút giao khác mức liên thông hoặc trực thông, nút giao đồng mức).
  4. Đấu nối đường nhánh vào quốc lộ đang khai thác: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội và quy hoạch phát triển giao thông vận tải của địa phương để lập Quy hoạch các điểm đấu nối.
  5. Chủ công trình, dự án được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao sử dụng điểm đấu nối thuộc Quy hoạch các điểm đấu nối đã được phê duyệt phải căn cứ tiêu chuẩn, yêu cầu thiết kế đường ô tô hiện hành để lập và gửi hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền xem xét, chấp thuận thiết kế và phương án tổ chức giao thông của điểm đấu nối vào quốc lộ.

Xem thêm:: Đường vành đai 4 đi qua những đâu?

Phân biệt đường quốc lộ và 5 loại đường bộ

Quốc lộ và 5 loại đường bộ khác nhau về mục đích sử dụng, quy mô và vị trí. Dưới đây là những điểm khác biệt giữa những các tuyến đường này. 

Điểm khác biệt giữa đường quốc lộ với 5 loại đường khác
Điểm khác biệt giữa đường quốc lộ với 5 loại đường khác

Đường quốc lộ

Quốc lộ bao gồm các tuyến đường quan trọng kết nối các tỉnh, thành phố hoặc khu vực. Thông thường, đường quốc lộ có chiều rộng từ 7m trở lên và được thiết kế để phục vụ giao thông hàng hóa và người dân di chuyển. Đường quốc lộ thường đi qua các thành phố, thị xã hoặc đi qua các cảnh quan tự nhiên.

Đường cao tốc

Cao tốc được xây dựng để giúp cho xe ô tô di chuyển trong khoảng cách xa được nhanh chóng và thuận tiện hơn. Đường cao tốc có ít nhất hai làn xe riêng biệt cho từng hướng di chuyển, được thiết kế để duy trì tốc độ cao và giảm thiểu va chạm giao thông. Đường cao tốc không đi qua các thành phố hoặc khu dân cư, mà đi qua các vùng ngoại ô hoặc vùng đồng quê.

Đường tỉnh lộ

Đây là tuyến đường kết nối giữa các huyện, thành phố trong một tỉnh. Thường thì đường tỉnh lộ có chiều rộng từ 5m trở lên và được thiết kế để phục vụ giao thông hàng hóa và người dân di chuyển. Tuyến đường tỉnh lộ thường đi qua các huyện, xã hoặc đi qua các cánh đồng, rừng hoặc cảnh quan thiên nhiên.

Đường huyện

Tuyến đường này được xây dựng để kết nối giữa các xã, làng trong một huyện. Đường huyện thường có chiều rộng từ 3-5m và được thiết kế để phục vụ giao thông hàng hóa và người dân di chuyển. Các tuyến đường huyện sẽ đi qua các xã, làng hoặc đi qua những vùng nông thôn.

Đường đô thị

Đường đô thị là tuyến đường kết nối giữa các con phố trong thành phố hoặc khu vực đô thị. Đường đô thị có chiều rộng từ 3-5m hoặc hơn, tùy thuộc vào quy hoạch của thành phố. Các tuyến đường này thường đi qua các khu dân cư, trung tâm thương mại và các khu vực đô thị.

Đường chuyên dùng

Con đường này được xây dựng với mục đích chuyên phục vụ cho việc vận chuyển, đi lại của một hoặc một số các cơ quan, tổ chức cá nhân. 

Ưu – nhược điểm của đường quốc lộ

Hệ thống đường quốc lộ lại Việt Nam đang ngày càng phát triển khá hoàn chỉnh với hàng ngàn km các con đường kết nối từ Bắc vào Nam. Đây được xem là một yếu tố quan trọng trong việc phục vụ giao thông vận tải và kinh tế của cả nước. Tuy nhiên, đường quốc lộ vẫn có những ưu – nhược điểm nhất định như: 

Đường quốc lộ (QL) là một hệ thống đường bộ quan trọng tại Việt Nam
Đường quốc lộ (QL) là một hệ thống đường bộ quan trọng tại Việt Nam

Ưu điểm

  • Kết nối vùng miền: Đường quốc lộ kết nối các thành phố, vùng miền và tỉnh thành khác nhau. Từ đạo ra sự liên kết, giao thương giữa các khu vực, góp phần phát triển nền kinh tế. 
  • Tăng cường thương mại: Đường quốc lộ cung cấp tuyến đường chính để vận chuyển hàng hóa và dịch vụ giữa các khu vực, góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế.
  • Mang lại nhiều tiện ích cho người dân: Được xây dựng để phục vụ việc di chuyển hàng ngày, các tuyến đường quốc lộ đảm bảo tính tiện lợi và an toàn trong việc đi lại.
  • Tăng cường an ninh giao thông: Các đường quốc lộ được xây dựng theo tiêu chuẩn an toàn cao, bao gồm làn đường rộng, biển báo chỉ dẫn rõ ràng, hệ thống chiếu sáng ban đêm để duy trì an toàn cho người lái xe.

Nhược điểm

  • Ô nhiễm môi trường: Sự tăng cường giao thông trên đường quốc lộ có thể dẫn đến ô nhiễm không khí và tiếng ồn, gây ảnh hưởng xấu tới môi trường sống và sức khỏe của người dân sống gần khu vực này.
  • Chi phí xây dựng và duy trì: Xây dựng và duy trì các đoạn đường quốc lộ có thể yêu cầu sự đầu tư lớn từ phía chính phủ hoặc các tổ chức liên quan. Điều này có thể là một gánh nặng cho ngân sách công cộng.
  • Chật chội trong khu vực thành thị: Trong các khu vực thành thị, việc xây dựng hoặc mở rộng các con đường quốc lộ có thể sẽ gặp khó khăn do không gian hạn chế. Nhất là khi tiếp giáp với các công trình hiện có hoặc khu dân cư.

Như vậy qua bài viết trên chắc hẳn các bạn đã biết đường quốc lộ là gì và những thông tin liên quan. Có thể thấy rằng đường quốc lộ có vai trò quan trọng trong việc xây dựng một hệ thống giao thông hiệu quả và bền vững. Không chỉ ảnh hưởng đến phát triển kinh tế mà còn đến an ninh, giao thương và kết nối xã hội.

About Phạm Xuân Thanh

Tôi là Phạm Xuân Thanh – Tôi đã có kinh nghiệm hơn 3 năm review đánh giá về các loại máy móc công nghiệp, thiết bị vệ sinh công nghiệp, cách chăm sóc xe hơi. Tôi hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn về các công dụng, chức năng của các loại thiết bị công nghiệp và các cách chăm sóc xe hơi này.

View all posts by Phạm Xuân Thanh →