Mạng 5G là gì? Thông tin tổng quan về công nghệ mạng không dây 5G

Mạng 5G là gì? Mạng 5G là thế hệ mạng tiếp nối công nghệ 4G với nhiều ưu điểm nổi bật. Tuy nhiên, mạng 5G vẫn chưa thể hoàn toàn thay thế được 4G do nhiều yếu tố khác nhau. Vậy chính xác mạng 5G là gì? Nếu bạn đang thắc mắc về mạng di động 5G mới nhất thì những thông tin bạn cần biết sẽ được đề cập trong bài viết dưới đây, cùng xem nhé!

Mạng 5G là gì?

Mạng 5G là viết tắt của 5th Generation (thế hệ thứ 5) của mạng di động với nhiều cải tiến vượt trội hơn so với 4G trước đó. 5G được thiết kế và phát triển nhằm cung cấp tốc độ truyền dữ liệu nhanh hơn, thời gian đáp ứng ngắn hơn, khả năng kết nối đồng thời số lượng thiết bị lớn hơn. Ngày nay, mạng 5G đang trở nên thịnh hành hơn và hứa hẹn được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. 

Mạng 5G là mạng di động không dây thế hệ thứ 5 với nhiều cải tiến vượt trội
Mạng 5G là mạng di động không dây thế hệ thứ 5 với nhiều cải tiến vượt trội

Mạng 5G có khả năng cung cấp tốc độ tải xuống và tải lên rất cao, giúp người dùng truyền dữ liệu video chất lượng tốt hơn. Chơi game trực tuyến mượt mà và sử dụng các ứng dụng yêu cầu băng thông rộng. Ngoài ra, mạng 5G có thể xử lý số lượng kết nối đồng thời lớn hơn, từ các thiết bị thông minh như: điện thoại di động, xe tự lái, các thiết bị IoT (Internet of Things).

Mạng 5G nào được sử dụng phổ biến nhất? 

Cũng giống như 4G, công nghệ 5G hoạt động trên một loạt các phân bổ phổ tần số vô tuyến. Ngoài ra, mạng không dây 5G còn có khả năng chạy trên một phạm vi rộng hơn so với các mạng hiện tại. Theo đó, dạng 5G phổ biến nhất đang được sử dụng được gọi là Sub-6 và mmWave.

mang-5g

Sub-6

Sub-6 có nghĩa là mạng không dây 5G hoạt động ở tần số dưới 6GHz. Hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ đều có một số mạng Sub-6, chủ yếu là do mạng 4G LTE hiện đang chạy trên các tần số thấp hơn. Ví dụ, T-Mobile sở hữu phổ tần băng tần thấp 600MHz, 2.5GHz thuộc sở hữu của Sprint đều dùng cho 5G.

Phổ tần Sub-6 có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc triển khai mạng 5G. Lý do là bởi các sóng vô tuyến tần số thấp hơn có thể truyền đi khoảng cách xa và xuyên qua bức tường và chướng ngại vật. Theo đó, các nhà mạng có thể triển khai các mạng lớn hơn nhiều mà không cần xây dựng các tháp di động mới.

mmWave 

mmWave hay sóng milimet dùng để chỉ các sóng vô tuyến tần số siêu cao từ 30Ghz – 300Ghz. Được dùng để tăng tốc kết nối 5G, cung cấp tốc độ tải xuống nhiều gigabit mỗi giây. Mặc dù kết nối mmWave tốc độ tải xuống sẽ nhanh hơn, nhưng tín hiệu tần số cao không thể truyền xa và “khó” vượt chướng ngại vật.

Để tạo ra mạng mmWave mạnh mẽ, các nhà cung cấp dịch vụ cần hàng nghìn “cổng” mạng nhỏ ở mọi thành phố. Tuy nhiên, mmWave lại có thể xử lý cùng lúc một lượng dữ liệu lớn và số lượng người dùng đáng kinh ngạc. mmWave cũng đang sử dụng phổ tần mới không bị mạng 3G, 4G, Sub-6 5G lấn át. 

Mạng mmWave đều được triển khai bởi tất cả các nhà mạng lớn, nhưng cho đến nay những kết nối siêu nhanh đó chỉ giới hạn ở một số khu vực trung tâm các thành phố lớn. Mong rằng mmWave sẽ ngày càng mạnh mẽ hơn nhưng vẫn chưa có câu trả lời về thời gian cụ thể. Cho đến lúc đó, mạng Sub-6 sẽ cung cấp cho đại đa số mọi người mạng không dây 5G phù hợp để sử dụng. 

Phương thức hoạt động của mạng không dây 5G

Mạng không dây 5G hoạt động dựa trên công nghệ viễn thông di động tiên tiến hơn so với các thế hệ 2G, 3G và 4G trước đó. Dưới đây là cách thức hoạt động cơ bản của mạng không dây 5G:

Mạng 5G xử lý nhiều kết nối với tốc độ nhanh hơn cho mỗi người dùng
Mạng 5G xử lý nhiều kết nối với tốc độ nhanh hơn cho mỗi người dùng
  • Hạ tầng: 5G sử dụng một hạ tầng gồm các trạm phát sóng (base stations) được phân bố rải rác để cung cấp kết nối không dây cho người dùng. Các trạm phát sóng này được kết nối với mạng truyền thông chính (internet) thông qua các đường truyền cáp quang và các thiết bị mạng khác.
  • Cường độ tín hiệu: Mạng 5G sử dụng các băng tần cao hơn và công nghệ xử lý tín hiệu tối ưu hóa để cung cấp cường độ tín hiệu mạnh và tốc độ truyền dữ liệu nhanh hơn. Điều này giúp cho việc truyền tải dữ liệu và tương tác trực tiếp nhanh chóng và mượt mà hơn.
  • Tần số radio: Mạng không dây 5G sử dụng một mức độ tần số radio cao hơn so với các thế hệ trước đó. Điều này cho phép mạng 5G mang lại băng thông lớn hơn, tốc độ truyền dữ liệu cao hơn và khả năng kết nối nhiều thiết bị cùng một lúc.
  • Công nghệ MIMO: Mạng 5G sử dụng công nghệ MIMO (Multiple-Input Multiple-Output) để tăng hiệu suất và tốc độ truyền dữ liệu. Công nghệ này cho phép truyền và nhận dữ liệu đồng thời thông qua nhiều anten, tăng cường khả năng truyền tải và giảm độ trễ trong kết nối.
  • Kết nối đa người dùng: Mạng 5G có khả năng kết nối đồng thời với nhiều thiết bị cùng lúc. Từ các thiết bị di động như điện thoại thông minh, máy tính bảng cho đến các thiết bị IoT như xe tự lái, cảm biến thông minh. Điều này mở ra tiềm năng ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực ô tô tự động, y tế, công nghiệp thông minh,…

Ưu – nhược điểm của công nghệ mạng 5G

Khi tìm hiểu về mạng 5G là gì có thể thấy đây là công nghệ mới đem mang lại nhiều lợi ích và tiềm năng. Tuy nhiên, thế hệ mạng không dây này cũng có những ưu và nhược điểm cần được xem xét. 

Mạng 5G có tốc độ truyền dữ liệu rất nhanh
Mạng 5G có tốc độ truyền dữ liệu rất nhanh

Về ưu điểm

  • Mạng 5G có tốc độ truyền dữ liệu rất nhanh, cho phép người dùng tải và truyền dữ liệu với tốc độ cao hơn nhiều so với các thế hệ trước.
  • Độ trễ thấp của mạng 5G trong kết nối giúp việc giao tiếp, chơi game, sử dụng các ứng dụng trực tuyến khác trở nên mượt mà, không bị gián đoạn.
  • Mạng 5G có khả năng kết nối đồng thời với hàng triệu thiết bị IoT (Internet of Things). Điều này mở ra tiềm năng lớn cho phát triển các ứng dụng thông minh và tự động hóa.
  • Với tốc độ lớn và độ trễ thấp, mạng không dây 5G cung cấp khả năng tương tác AR/VR mượt mà hơn. Mang lại trải nghiệm sống động hơn cho các ứng dụng giáo dục, giải trí và kinh doanh.

Về nhược điểm

  • Phạm vi phủ sóng của mạng 5G bị hạn chế do sử dụng băng tần cao hơn so với các thế hệ trước. Yêu cầu cài đặt nhiều trạm phát sóng gần nhau để đảm bảo phủ sóng rộng rãi. Điều này có thể gây rào cản trong việc triển khai mạng 5G ở vùng sâu, nông thôn, những nơi có mật độ dân số thấp.
  • Xây dựng hạ tầng mạng 5G đòi hỏi đầu tư lớn với việc triển khai hàng loạt trạm phát sóng mới và cải thiện hệ thống mạng hiện có. Như vậy sẽ làm tăng chi phí cho nhà cung cấp dịch vụ, kéo dài quá trình triển khai.
  • Cũng như các công nghệ mạng khác, mạng 5G cũng đối mặt với các vấn đề liên quan đến an ninh mạng và quản lý dữ liệu. Việc kết nối hàng triệu thiết bị cũng sẽ gây rủi ro về bảo mật và riêng tư, đòi hỏi sự chú ý đặc biệt từ các nhà cung cấp dịch vụ và người dùng cuối.
Phạm vi phủ sóng của mạng 5G còn bị hạn chế
Phạm vi phủ sóng của mạng 5G còn bị hạn chế

Những điểm khác biệt giữa mạng 4G và 5G 

Mạng 4G và 5G là hai thế hệ mạng di động khác nhau, với nhiều điểm khác biệt quan trọng. Để biết sự khác nhau giữa mạng 4G và 5G là gì, chúng ta sẽ so sánh dựa trên các tiêu chí sau đây.  

Tiêu chí Mạng 4G Mạng 5G
Băng tần Dao động từ 700MHz – 2.600MHz Dao động từ 30GHz – 300GHz
Tốc độ mạng Chỉ khoảng 1 GBps Khoảng 10 GBps
Nguyên lý phát sóng Trạm kết nối trên mặt đất, có giới hạn Sử dụng trạm HAPS trên không, độ phủ sóng rộng
Xử lý hoạt động phức tạp Giới hạn, phải mất đến 7 phút để tải được một tập phim dài 2h. Không bị giật lag ngay cả khi dùng di động. Chỉ mất khoảng 10s để tải tập phim dài 2h.
Độ trễ kết nối Khoảng 75ms Từ 4ms – 1ms
Kết nối nhiều thiết bị Chỉ kết nối giữa các thiết bị cá nhân ở phạm vi giới hạn Gấp 10 – 100 lần thiết bị kết nối cùng lúc
Tiêu thụ năng lượng Ở mức bình thường Giảm 90% năng lượng tiêu thụ
Khu vực phủ sóng tại Việt Nam Trên toàn quốc Hà Nội, Tp,HCM và một số tình thành lớn. (Dự kiến hoàn thành phủ sóng toàn dân trước năm 2030). 

=> Từ bảng so sánh trên, chúng ta có thể thấy các dữ liệu 4G và 5G đều có sự khác biệt lớn cả về số lượng và chất lượng. Bên cạnh tốc độ mạng nhanh hơn 10 lần, độ trễ của 5G cũng thấp hơn 4G rất nhiều. Trong khi đó phạm vi cho phép kết nối của 5G cũng được mở rộng hơn từ 10 – 100 lần.

Ứng dụng tuyệt vời của mạng không dây 5G 

Mạng 5G là gì có tiềm năng thúc đẩy sự phát triển và cải thiện nhiều lĩnh vực khác nhau, mang lại lợi ích cho người dùng. Dưới đây là một số ứng dụng tiêu biểu của mạng 5G tại Việt Nam:

 5G mang lại trải nghiệm mới cho người dùng, thúc đẩy sự phát triển internet
5G mang lại trải nghiệm mới cho người dùng, thúc đẩy sự phát triển internet
  • Mạng không dây 5G giúp tạo ra một hệ sinh thái công nghiệp thông minh, trong đó các thiết bị và máy móc có khả năng kết nối và trao đổi dữ liệu với nhau. Điều này cho phép kiểm soát tự động, quản lý tài nguyên hiệu quả hơn và nâng cao năng suất sản xuất.
  • Mạng 5G cung cấp khả năng kết nối nhanh chóng và ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai y tế thông minh. Bác sĩ và nhân viên y tế có thể thực hiện các cuộc tư vấn từ xa, theo dõi bệnh nhân từ xa và truyền dữ liệu y tế trực tiếp để đưa ra chẩn đoán và điều trị hiệu quả.
  • Công nghệ mạng 5G thông minh cung cấp độ trễ thấp và khả năng kết nối hàng triệu thiết bị, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển xe tự lái và giao thông thông minh. Xe tự lái có thể truyền dữ liệu với hạ tầng đường bộ để cải thiện giao thông một cách an toàn và hiệu quả.
  • Mạng 5G cũng chính là nền tảng cơ sở cho việc xây dựng các thành phố thông minh. Với khả năng kết nối hàng triệu thiết bị, mạng 5G cho phép giám sát và quản lý tốt các nguồn tài nguyên công cộng như ánh sáng đường phố, đèn giao thông, hệ thống phân phối nước,… 
  • Nhờ ưu điểm cung cấp tốc độ truyền dữ liệu nhanh chóng và độ trễ thấp, mạng 5G mang lại trải nghiệm giải trí tuyệt vời cho người dùng. Các dịch vụ streaming video chất lượng cao, trò chơi trực tuyến và thực tế ảo (AR/VR) được cải thiện đáng kể.

Vừa rồi là những chia sẻ chi tiết nhất của chúng tôi về 5G là gì, cách thức hoạt động cũng như những lợi ích to lớn mà 5G có thể mang lại. Hy vọng rằng bài viết trên đã cung cấp đến bạn đọc những thông tin hữu ích và giúp các bạn hình dung được “bức tranh” tổng thể về công nghệ mạng không dây 5G.

Xem thêm:: Du di nghĩa là gì?

About Phạm Xuân Thanh

Tôi là Phạm Xuân Thanh – Tôi đã có kinh nghiệm hơn 3 năm review đánh giá về các loại máy móc công nghiệp, thiết bị vệ sinh công nghiệp, cách chăm sóc xe hơi. Tôi hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn về các công dụng, chức năng của các loại thiết bị công nghiệp và các cách chăm sóc xe hơi này.

View all posts by Phạm Xuân Thanh →