Làm đúng theo hướng dẫn lắp đặt tháp giải nhiệt của nhà sản xuất sẽ giúp các đơn vị doanh nghiệp tiết kiệm được nhiều chi phí vận hành, cho hiệu quả làm mát cao; mang tới nhiều lợi ích cho người dùng. Nếu bạn chưa nắm được quy trình lắp đặt cho tháp làm mát thì đừng bỏ lỡ những thông tin dưới đây nhé!
Contents
Hướng dẫn lắp đặt tháp giải nhiệt
Trước khi tiến hành lắp đặt, người dùng cần nghiên cứu kỹ về các bộ phận, linh kiện tháp giải nhiệt https://yenphat.vn/linh-kien-thap-giai-nhiet để tránh trường hợp lắp đặt sai hay chưa chính xác; dễ gây ra các vấn đề như hiệu quả giải nhiệt kém, ảnh hưởng tới tuổi thọ sản phẩm.
Lắp giá đỡ quạt của tháp giải nhiệt
Giá đỡ quạt tháp giải nhiệt được làm từ chất liệu xi mạ kẽm chống rỉ sét. Linh kiện này thường xuyên phải tiếp xúc trực tiếp với hơi nước nóng nên yêu cầu về độ bền đặt ra là nhiệt độ rất cao.
Bộ phận này đã được nhà sản xuất nghiên cứu và tính toán rất kỹ về kết cấu; như vậy, nếu được bảo dưỡng tốt phần giá đỡ này có độ bền cao, thời gian sử dụng có thể lên tới 10 năm.
Thân tháp giải nhiệt
Thân tháp giải nhiệt được làm từ nhựa composite có độ bền cao, cùng khả năng chịu được các loại hóa chất. Độ cao của thân tháp giải nhiệt được nhà sản xuất tính toán hợp lý, đảm bảo được tính vững chãi của tháp giải nhiệt và hiệu suất giải nhiệt của tháp.
Quạt tháp giải nhiệt cooling tower
Để đảm bảo độ bền của cánh quạt tháp giải nhiệt thường được làm từ vật liệu nhựa hoặc nhôm. Cánh quạt tháp có thiết kế khá đặc biệt, hoạt động ở vòng tua thấp để đảm bảo những yêu cầu về độ ồn. Nhưng vẫn đáp ứng đủ lưu lượng và tốc độ gió cần thiết để phục vụ công việc.
Tấm tản nhiệt filling
Tấm tản nhiệt filling thường sử dụng màng PVC được xử lý lượn sóng thông qua nhiều năm nghiên cứu, xử lý chân không nhằm đảm bảo phù hợp cho việc trao đổi nhiệt tốt hơn.
Bên cạnh đó, với những yêu cầu đặc biệt mà người ta có thể sử dụng nhiều loại filling khác nhau như: tấm tản nhiệt gỗ sử dụng cho môi trường bụi bẩn và nhiệt độ nước vào cao trên 80ºC. Tấm tản nhiệt HDPE sử dụng cho môi trường có nhiệt độ cao và nước giải nhiệt có nhiễm hóa chất ăn mòn.
Đầu chia nước tháp giải nhiệt
Chủ yếu được làm từ nhựa hoặc nhôm để đảm bảo độ bền cao với cơ cấu xoay và chia nước qua các ống dẫn. Linh kiện này đảm nhận nhiệm vụ chia đều nước cần giải nhiệt lên bề mặt của tấm tản nhiệt, tăng hiệu quả giải nhiệt của tháp.
>> Bài viết liên quan: Tháp giải nhiệt là gì? Tìm hiểu về nhiệm vụ của tháp giải nhiệt
Các bước lắp đặt tháp giải nhiệt cooling tower
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ các linh kiện, đồ dùng cần thiết như: bản vẽ, giàn giáo, đế bồn, vỏ bồn, ống phun, đầu phun, motor, cánh quạt, tấm tản nhiệt, các dụng cụ để vặn ốc.
Bước 2: Lắp đế bồn: Với tháp nhỏ, đế bồn liền với thân tháp, chúng ta chỉ cần lắp vào bộ khung đỡ là được. Đối với tháp lớn, đế bồn sẽ gồm nhiều mảnh, người dùng cần dùng keo để ghép các mảnh đế bồn lại với nhau.
Bước 3: Lắp quạt tháp giải nhiệt: Sau khi lắp, người dùng cần điều chỉnh độ nghiêng của cánh quạt sao cho phù hợp với công suất của tháp. Điều này giúp đưa lượng gió lớn vào tháp, cho hiệu quả giải nhiệt cao.
Bước 4: Lắp đặt các linh kiện khác như: Thanh đỡ tản nhiệt, tấm tản nhiệt, đầu chia nước cho tháp.
Bước 5: Lắp vỏ bồn bên ngoài tháp: Vỏ bồn tháp giải nhiệt loại nhỏ sẽ được sản xuất liền khối, chúng ta chỉ cần lắp ráp cố định phần vỏ với đế bồn là được. Đối với các tháp lớn, vỏ bồn được làm từ nhiều mảnh nhỏ thì bạn cần ghép chúng với nhau. Chú ý bắt vít chặt các mảnh với đáy tháp để thiết bị thêm chắc chắn, vận hành êm ái và bền bỉ.
Bước 6: Lắp tấm lưới xám chắn nước: Việc lắp tấm lưới xám sẽ giúp hạn chế nước bị bắn ra bên ngoài. Nước bắn vào lưới sẽ chảy xuống bồn và không bị thất thoát.
Hy vọng rằng qua hướng dẫn lắp đặt tháp giải nhiệt được chúng tôi chia sẻ trên đây sẽ giúp người dùng có thêm kiến thức trong việc vận hành tháp làm mát. Để thiết bị luôn hoạt động ổn định thì bạn nên chú ý vệ sinh và bảo dưỡng tháp định kỳ.