Kpop là gì?

Kpop là gì? Kpop là thuật ngữ chỉ một thể loại âm nhạc như một phần trong văn hóa của đất nước Hàn Quốc. Hiện nay, làn sóng Kpop vươn tầm thế giới và trở thành hiện tượng âm nhạc toàn cầu. Trong nội dung bài viết hôm nay, hãy cùng Chamsocxehoi.org đi làm rõ thông tin về Kpop và tìm hiểu lý do vì sao Kpop lại phổ biến toàn thế giới!

Kpop là gì?

K-pop là viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Korean popular music” – Nghĩa là nhạc pop tiếng Hàn, nhạc pop Hàn Quốc. Đây là một thể loại âm nhạc bắt nguồn từ Hàn Quốc; bị ảnh hưởng bởi các phong trào và thể loại từ khắp nơi trên thế giới như pop, rock, jazz, hip hop, R&B, reggae, EDM, dân gian, đồng quê,… dựa trên nguồn gốc âm nhạc truyền thống của quốc gia này. 

Kpop là gì?
Kpop là gì?

Thuật ngữ Kpop phổ biến vào những năm 2000, với sự hình thành của một trong các nhóm nhạc đời đầu Kpop là nhóm nhạc nam Seo Taiji and Boys vào năm 1992.

Nguồn gốc của Kpop

Kpop hiện nay là sự hòa trộn của nhiều nền văn hóa trong thời gian dài, được du nhập và phát triển theo từng thời kỳ. Cụ thể, vào khoảng thời gian nội chiến với Triều Tiên; những người đam mê âm nhạc và các nghệ sĩ Mỹ – Châu Âu đã mang văn hóa phương Tây đến Hàn Quốc. 

Andrew Sisters – The Ronettes
Andrew Sisters – The Ronettes

Những thập kỷ sau đó, nền âm nhạc Hàn Quốc đã đi theo những nhạc sĩ vĩ đại nhất mọi thời đại thời ấy như là Marilyn Monroe trong nền văn hóa nhạc pop của Mỹ. Sự hình thành Kpop bắt nguồn từ việc thành lập các nhóm nhạc nữ. Nó chính là ý tưởng mà Hàn Quốc đã vay mượn từ huyền thoại Andrew Sisters và The Ronettes. 

Do đó, có thể nói lịch sử của Kpop là rất rộng lớn. Nó trải qua hàng thập kỷ với ý tưởng bắt nguồn cảm hứng từ những tên tuổi nổi tiếng hàng đầu ngành công nghiệp âm nhạc toàn cầu, đặc biệt nhất là văn hóa nhạc pop của Mỹ.

Đặc điểm của Kpop

Nhạc Kpop mang các đặc điểm riêng biệt và nổi bật, khác hẳn so với Vpop cũng như âm nhạc của các nước khác trên thế giới. Cụ thể có thể kể đến như sau:

1. Nội dung nghe nhìn

Dù Kpop thường dùng để chỉ nhạc pop Hàn Quốc, nhưng một số người coi đây là thể loại tổng hợp thể hiện nhiều yếu tố âm nhạc và hình ảnh. Theo Viện Nghe nhìn Quốc gia Pháp; Kpop là sự kết hợp của âm nhạc tổng hợp, các điệu nhảy sắc nét và các bộ trang phục thời trang đầy màu sắc. Các bài hát thường bao gồm một hoặc hỗn hợp nhiều thể loại pop, rock, hip hop, R&B và nhạc điện tử.

2. Đào tạo nghệ sĩ có hệ thống bài bản

TOP những công ty giải trí lớn nhất làng nhạc Kpop hiện nay
TOP những công ty giải trí lớn nhất làng nhạc Kpop hiện nay

Các công ty quản lý Hàn Quốc sẽ đưa ra hợp đồng ràng buộc với nghệ sĩ tiềm năng, đôi khi ở độ tuổi còn rất trẻ. Thực tập sinh sẽ sống cùng nhau trong một môi trường quy định, dành nhiều giờ mỗi ngày để học hát, học nhảy và các kỹ năng khác để chuẩn bị cho sự debut – ra mắt.

Năm 2012, theo The Wall Street Journal chi phí đào tạo một thần tượng Hàn Quốc ở SM Entertainment được ước tính trung bình khoảng 3 triệu USD. 

3. Thể loại kết hợp và những giá trị xuyên quốc gia

Kpop là một sản phẩm văn hóa có giá trị, bản sắc và ý nghĩa vượt ra ngoài giá trị thương mại nghiêm ngặt vốn có của chúng. Nó được đặc trưng bởi có sự pha trộn của:

  • Âm thanh hiện đại phương Tây 
  • Ảnh hưởng của người Mỹ gốc Phi (âm thanh từ hip-hop, R&B, jazz, black pop, soul, funk, techno, disco, house và afrobeats).
  • Cách thức biểu diễn của Hàn Quốc như nhảy đồng bộ, thay đổi đội hình,… gọi là điểm nhấn vũ đạo với các chuyển động chính nối tiếp và lặp đi lặp lại.
Kpop mang đến những giá trị xuyên quốc gia
Kpop mang đến những giá trị xuyên quốc gia

Người ta nhận xét rằng, có một “tầm nhìn hiện đại hóa” vốn có ở trong văn hóa đại chúng Hàn Quốc. Đối với một số người, các giá trị xuyên quốc gia của Kpop chính là nguyên nhân dẫn đến thành công của nó. Văn hóa đại chúng Hàn Quốc đương đại được xây dựng là dựa trên dòng chảy xuyên quốc gia, diễn ra xuyên suốt, xa hơn và bên ngoài ranh giới quốc gia, thể chế.

4. Tiếp thị

Các công ty giới thiệu nhóm nhạc thần tượng mới với khán giả thông qua một “debut showcase” gồm tiếp thị trực tuyến và quảng bá trên truyền hình, thay vì thực hiện phát thanh. 

Các nhóm nhạc sẽ được đặt tên và “concept” cùng với một câu chuyện tiếp thị để đảm bảo một màn ra mắt thành công. Đôi khi các đơn vị nhỏ hoặc nhóm nhỏ sẽ được hình thành giữa các thành viên hiện có. Ví dụ như 2 nhóm nhỏ là Super Junior-K.R.Y. gồm thành viên Kyuhyun, Ryeowook, Yesung của Super Junior, và Super Junior-M gồm Ryeowook, Sungmin, Donghae, Eunhyuk, Kyuhyun và Zhou Mi.

Tiếp thị trực tuyến gồm các video âm nhạc được đăng tải lên Youtube nhằm tiếp cận khán giả trên toàn thế giới. Trước khi đến video thực tế thì sẽ phát hành ảnh teaser và trailer. 

5. Vũ đạo

Vũ đạo chính là điểm nhấn ấn tượng và là sự khác biệt của Kpop
Vũ đạo chính là điểm nhấn ấn tượng và là sự khác biệt của Kpop

Vũ đạo là một phần không thể thiếu trong Kpop. Nó là sự kết hợp nhiều ca sĩ, họ thường xuyên chuyển đổi vị trí của nhau trong khi hát và nhảy bằng cách thực hiện các chuyển động nhanh chóng, đồng bộ theo một chiến lược chung gọi là “thay đổi đội hình”.

Vũ đạo Kpop thường bao gồm cái gọi là điểm nhấn vũ đạo, đề cập đến 1 điệu nhảy được tạo thành từ những chuyển đổi nối tiếp và lặp đi lặp lại trong vũ đạo phù hợp với đặc điểm trong lời bài hát. Ví dụ cho bài hát có điểm nhấn vũ đạo nổi bật đó là “sorry sorry” của Super Junior và “Abracadabra” của Brown Eyed Girls.

6. Thời trang

Trang phục các thần tượng thường phản ánh xu hướng thời trang thịnh hành của giới trẻ ở từng thời điểm. Cụ thể:

Thập niên 1990

  • Với nhóm nhạc nam, các thành viên áp dụng gu thẩm mỹ hip hop với áo phông và áo nỉ quá khổ, áo gió, quần yếm mặc một dây, quần yếm xắn lên một ống quần, áo thi đấu,… Phụ kiện gồm mũ bóng chày đeo ngược, mũ xô, do-rags; sau đó có thêm kính trượt tuyết (đeo quanh đầu hoặc cổ),  tai nghe đeo quanh cổ, găng tay quá khổ,… 
Thời trang các nhóm nhạc những năm 1990
Thời trang các nhóm nhạc những năm 1990
  • Với nhóm nhạc nữ, trang phục đồng nhất được tạo kiểu giống hệt nhau. Thời gian đầu quảng bá, trang phục nữ thần tượng thường tập trung vào việc khắc họa hình ảnh ngây thơ, trẻ trung. Sử dụng phụ kiện đơn giản như những chiếc nơ lớn, đồ trang trí trên tóc, dây buộc tóc. 

Cuối thập niên 1990

Cùng với sự trưởng thành của các nhóm nhạc nữ và sự loại bỏ của bubblegum pop ở cuối thập niên 1990, các nhóm nhạc nữ tập trung vào việc chạy theo xu hướng thời trang lúc bấy giờ đó là kiểu trang phục hở hang.

Các xu hướng đang hot cuối thập niên 1990 đó là quần dài, váy ngắn siêu nhỏ, áo crop top, áo cánh nông dân, hàng may mặc trong suốt, áo cánh ở phần trên của thân áo. 

Cuối thập niên 2000 đến 2010

Từ cuối thập niên 2000, Kpop trở thành sự kết hợp hiện đại giữa văn hóa phương Tây và châu Á. Các xu hướng thời trang từ cuối thập niên 2000 đến 2010 phần lớn có thể được phân loại theo các mục sau:

  • Đường phố: Sẽ tập trung vào tính cá nhân; có màu sắc tươi sáng, kiểu dáng kết hợp với hình in đồ họa và những nhãn hiệu thể thao như Adidas và Reebok.
  • Retro: Nhằm mục đích gợi lại “hoài niệm”, có họa tiết dấu chấm và hoa viết. Mặt hàng quần áo phổ biến gồm áo khoác denim, quần ống rộng, băng đô, khăn quàng cổ và kính râm.
Thời trang TVXQ năm 2002
Thời trang TVXQ năm 2002
  • Gợi cảm: Để làm nổi bật sự nữ tính hay nam tính; có loại trang phục hở hang làm bằng sa tanh, ren, lông thú và da. Những mặt hàng quần áo phổ biến gồm váy mini, áo nịt ngực, tất lưới, giày cao gót, áo vest cộc tay, áo sơ mi xuyên thấu.
  • Đen & Trắng: Thường để nhấn mạnh sự hiện đại và sang trọng, tượng trưng cho sự sang trọng và lôi cuốn nên chủ yếu được áp dụng cho loại trang phục trang trọng.

Từ 2010 đến nay

Từ năm 2010 đến nay, Kpop với thế hệ gen 3 và gen 4 thực sự phát triển vươn tầm thế giới với một số nhóm nhạc thần tượng nổi tiếng như BTS, EXO, Blackpink, Twice,… 

Trang phục của các idol có sự biến hóa, đa dạng mọi phong cách. Ngoài tiêu chí phù hợp với concept chung của các đợt comeback, thì làn sóng Hallyu đổ bộ vào thế giới nên nhiều hãng thời trang và thương hiệu tuyển chọn thần tượng Kpop làm gương mặt đại diện thương hiệu, đại sứ thương hiệu. 

Một số xu hướng thịnh hành được các idol Kpop yêu thích hiện nay có thể đến như:

Phong cách Y2K được idol ưa chuộng hiện nay
Phong cách Y2K được idol ưa chuộng hiện nay
  • Phong cách Y2K: Là viết tắt của Year 2000, đề cập đến xu hướng văn hóa đại chúng thời kỳ vào những năm đầu 2000. Những mặt hàng quần áo nổi bật là áo cardigan, quần ống loe, túi đeo vai, kẹp tóc bảng lớn, 
  • Thời trang phi giới tính: Quần áo bất chấp định kiến giới tính là làn gió mới trong thời trang Kpop. Điển hình như âu phục, váy, tóc nối,… 
  • Thời trang học đường: Như váy xếp ly, áo sơ mi thắt nơ hoặc cà vạt,…
  • … 

Xem thêm:: Đẽo cày giữa đường là gì?

Giải thích thuật ngữ Kpop mà fan chính hiệu nào cũng cần biết

Trong Kpop, các thuật ngữ được sử dụng rất đa dạng. Nếu muốn trở thành một fan Kpop chính hiệu, hãy phải học ngay những thuật ngữ này để tránh bị “quê độ” bạn nhé!

Tổng hợp những thuật ngữ Kpop cơ bản fan cần biết
Tổng hợp những thuật ngữ Kpop cơ bản fan cần biết
  • OTP Kpop: “OTP” là viết tắt của cụm từ “One True Pairing”, dùng để chỉ 1 mối quan hệ lãng mạn hư cấu do fan tự tưởng tượng về cặp nhân vật, cặp thần tượng hay người nổi tiếng bất kỳ mà họ yêu thích.
  • Card Kpop: Là thẻ in ảnh idol –  thứ khiến người hâm mộ phải phấn khích. Các fan sẵn sàng bỏ ra hàng chục triệu đồng chỉ để sở hữu 1 chiếc card có in hình idol của mình với kích thước chỉ chưa đến 10 cm.
  • Goods Kpop: Là những mặt hàng, sản phẩm được bày bán. Đó là những món đồ có liên quan đến các idol, nhóm nhạc Kpop như là photobook, báo, mũ, balo, card,… 
Goods Kpop
Goods Kpop
  • Visual trong Kpop: Là thành viên có gương mặt nổi bật của nhóm, họ sở hữu bề ngoài vô cùng cuốn hút khiến ai nhìn thấy cũng phải “mất hồn”. Họ chính là gương mặt đại diện của nhóm, visual không nhất thiết phải là người tài năng nhất hay hát hay nhất nhóm nhưng vai trò của họ lại quan trọng nhất. 
  • Gen 3 Kpop: Gen là là viết tắt của “Generation” – Thế hệ. Gen 3 Kpop là thuật ngữ chỉ những idol thuộc thế hệ thứ 3 của Kpop; tiêu biểu như EXO, BTS, BLACKPINK, TWICE,… Đây được xem là thế hệ thần tượng có sự phổ biến rộng rãi nhất trên toàn cầu với số lượng fan đông đảo từ khắp các quốc gia  trên thế giới.
Gen 3 Kpop – Thế hệ thần tượng mang Kpop phủ sóng khắp thế giới
Gen 3 Kpop – Thế hệ thần tượng mang Kpop phủ sóng khắp thế giới
  • Gen 4 Kpop: Chỉ những idol thuộc thế hệ thứ 4 của Kpop. Những nhóm nhạc gen 4 hiện nay phần lớn được ra mắt từ công ty quản lý đã tạo nên thành công cho thần tượng thế hệ gen 3 hoặc từ những chương trình thử giọng như Produce 101, Idol School,… Một số nhóm nhạc gen 4 nổi bật có thể kể đến là TXT, Treasure, ENHYPEN, Stray Kids, ITZY, Aespa, (G) I-DLE, Tempest,… 
  • Trade card Kpop: “Trade” có nghĩa là trao đổi, nên trade card Kpop được hiểu là hành động các fans trao đổi card cho nhau để có thể sở hữu cho mình 1 chiếc card có in đúng hình idol của mình.
  • Unoff trong Kpop: “Unoff” là viết tắt của “Unofficial”, dùng để ám chỉ những thứ không chính thức, không chính hãng,  không được công nhận. Vậy nên unoff trong Kpop là hàng được order từ Trung Quốc, tức là hàng do fan làm chứ không phải hàng chính hãng do các công ty chủ quản bán ra. Mặt hàng unoff Kpop có thể là card bo góc, photobook, lightstick,… với ưu điểm là giá rẻ, nhưng nhanh bị hỏng.
  • ACE Kpop: ACE Kpop là thuật ngữ dùng để chỉ những idol giỏi vượt bậc so với người khác. Những ACE không chỉ giỏi về khả năng hát, nhảy hay rap mà còn có khả năng diễn xuất, sáng tác, thiết kế,… Hiện nay, các công ty giải trí Hàn Quốc đều có xu hướng tập trung đẩy mạnh phát triển idol có khả năng gánh vác vai trò ACE để giúp làm tăng thêm giá trị cho cả nhóm. 
  • Pola Kpop: Chỉ những tấm polaroid được chụp từ máy ảnh polaroid, thông qua một vài bước xử lý sẽ được in ra ngay sau đó với kích thước là 5.8cm x 8.7cm và có đường một đường viền trắng bao quanh xung quanh. Ảnh pola Kpop thường là hình do idol tự selfie, và trên đó có chữ ký của họ.
Pola Kpop
Pola Kpop
  • Idol Kpop: Chỉ một người nổi tiếng nào đó hoạt động trong Kpop với tư cách là ca sĩ solo hoặc thành viên một nhóm nhạc. Thần tượng Kpop sẽ ra mắt trong công ty giải trí chính quy, phải trải qua quá trình đào tạo chuyên sâu về vũ đạo, thanh nhạc và ngoại ngữ. Họ cần duy trì hình ảnh bản thân trước công chúng, hiện diện trên mạng xã hội và đồng thời dành thời gian, nguồn lực đáng kể để xây dựng mối quan hệ mật thiết với người hâm mộ qua những buổi hòa nhạc, gặp mặt.
  • All-rounder Kpop: Thuật ngữ dùng để chỉ những idol giỏi toàn diện, tức là họ thực sự xuất sắc ở tất cả các mảng như hát, rap, nhảy, trình diễn, sáng tác,… Những all-rounder Kpop nổi tiếng như G-Dragon (BIGBANG), Soyeon (G)I-DLE, Mark (NCT),…
G-Dragon là idol toàn năng với biệt danh “Ông hoàng Kpop”
G-Dragon là idol toàn năng với biệt danh “Ông hoàng Kpop”
  • Stan Kpop: “Stan” là từ ghép của “stalker” – Người theo dõi và “fan” – Người hâm mộ; từ đó “stan Kpop” mang nghĩa là những người hâm mộ một người trong một nhóm nhạc hoặc hâm mộ toàn bộ cả nhóm nhạc đó.
  • Fan Kpop: Là tên gọi chung của những người hâm mộ, người yêu thích âm nhạc Hàn Quốc hay cụ thể là các nhóm nhạc, ca sĩ Hàn Quốc. Fan của mỗi nhóm sẽ có một tên gọi khác nhau, có màu sắc biểu tượng và lightstick thiết kế riêng biệt để có thể dễ dàng nhận biết.
  • Center Kpop: Center trong 1 nhóm nhạc Kpop là vị trí quan trọng nhất, thường do 1 hoặc 2 thành viên đảm nhận. Họ có vai trò định hình phong cách, là hình ảnh cho cả nhóm. 
Yoona (SNSD) là một trong số những center “gây thương nhớ” nhất!
Yoona (SNSD) là một trong số những center “gây thương nhớ” nhất!
  • Bias trong Kpop: Bias trong Kpop nói riêng và bias trong cộng động âm nhạc trên thế giới dùng để chỉ 1 thành viên mà bạn yêu thích nhất trong 1 nhóm nhạc thần tượng idol nào đó.
  • Fansign Kpop: Là sự kiện được tổ chức để thần tượng tương tác trực tiếp với fan của mình. Đây là dịp để fan có thể nói chuyện, được chạm vào idol “bằng xương bằng thịt” của mình. Mỗi fansign sẽ cho phép khoảng 100 người tham gia, đến đây người hâm mộ có thể mang theo album hay đồ vật liên quan đến thần tượng. 
Buổi fansign để người hâm mộ tiếp xúc trực tiếp với thần tượng 
Buổi fansign để người hâm mộ tiếp xúc trực tiếp với thần tượng
  • Concept Kpop: Được hiểu là ý tưởng chủ đạo, mang tính bao quát, định hướng và chính là mục tiêu chung để từ đó triển khai thành các ý tưởng nhỏ, chi tiết. Một số concept quen thuộc trong MV hoặc bài hát Kpop như concept thể thao,retro, siêu nhiên, học sinh trung học, dễ thương, trong sáng,…
  • Deal card Kpop: “Deal” là thuật ngữ diễn tả 1 sự giao dịch, thỏa thuận, chấp nhận hoặc sự đồng ý về một vấn đề, 1 ý kiến nào đó. Deal card Kpop là khi bạn chấp nhận giao dịch card có in hình idol với 1 seller. 
  • Disband Kpop: “Disband” là giải tán, giải thể và “disband Kpop” để chỉ sự tan rã của 1 nhóm nhạc thần tượng. 
  • Lucky draw Kpop: Là một hình thức đẩy mạnh việc bán album của 1 nhóm nhạc hay ca sĩ solo do công ty chủ quản thực hiện. Bên cạnh việc bán album thì card đi kèm sẽ đặc biệt hơn, bởi nó giống với 1 chiếc thẻ ATM.
Lucky draw Kpop do công ty quản lý thực hiện
Lucky draw Kpop do công ty quản lý thực hiện
  • In-ear Kpop: Chính là một loại tai nghe được các idol Kpop sử dụng trong các show trình diễn. Thiết bị này có thuôn dài, có thể nhét sâu vào ống tai của nghệ sĩ giúp truyền âm thanh và lọc tạp âm bên ngoài tốt hơn để quá trình biểu diễn đạt chất lượng tốt nhất.
  •  Merch Kpop: “Merch” là viết tắt của “Merchandise”, được hiểu là bất cứ thứ gì được mua và bán tại cửa hàng. Merch Kpop chính là mặt hàng có liên quan đến các nhóm nhạc thần tượng hay idol Hàn Quốc. Hiện nay, xuất hiện không ít các shop “Merch Kpop” với dịch vụ bán online, kinh doanh những mặt hàng thời trang thần tượng lấy cảm hứng từ Kpop. 
  • Sleeve Kpop: Là 1 lớp vỏ nhựa trong suốt dùng để lồng card bo góc in hình idol bên trong để card không bị hỏng. Card không bọc sleeve dễ bị dính nước, trầy xước. 
  • Showcase Kpop: Là một buổi biểu diễn giới thiệu. Nó có thể là buổi biểu diễn để giới thiệu album mới, giới thiệu tour mới hoặc cũng có thể là ra mắt tại một nước nào đó. 
  • SSF Kpop: Là viết tắt của cụm từ “sasaeng fan”, được hiểu đơn giản là 1 bộ phận fan cuồng nhiệt thái quá và có những hành động bồng bột đến mức đáng sợ với idol. Họ có thể làm mọi thứ, thậm chí là xâm phạm đời sống cá nhân thần tượng để được tiếp cận. 
“Sasaeng fan” – Nỗi ám ảnh kinh hoàng của Idol Kpop
“Sasaeng fan” – Nỗi ám ảnh kinh hoàng của Idol Kpop
  • Ver trong Kpop: “Ver” là viết tắt của “version”, nghĩa là phiên bản. Trong Kpop, ver được dùng cho album; mỗi nhóm nhạc sẽ ra album với nhiều ver khác nhau nhằm kích sale để bán được nhiều album hơn, giúp công ty thu về lợi nhuận cao và đặc biệt dễ giành giải trong các lễ trao giải cuối năm cho hạng mục “album bán chạy nhất”. 
  • Concert Kpop: Là một buổi hòa nhạc, 1 buổi liveshow được diễn ra trực tiếp trước đám đông khán giả. 
Concert Blackpink Pork Pink tổ chức tại Việt Nam tháng 7/2023
Concert Blackpink Pork Pink tổ chức tại Việt Nam tháng 7/2023
  • Lời nguyền 7 năm Kpop: “7 năm” là thời hạn hợp đồng kết thúc giữa công ty quản lý và thần tượng, vì theo quy định của Ủy ban Thương mại Công bằng Hàn Quốc thì từ năm 2009 “hợp đồng giữa nghệ sĩ và công ty giới hạn tối đa là 7 năm”. Đã có rất nhiều nhóm nhạc không thể vượt qua được cột mốc này, lựa chọn tan rã thay vì gắn bó bên nhau. Một số cái tên có thể đến như 4Minute, 2NE1, MissA, Kara, SNSD, Wonder Girl, G-Friend, Mamamoo, Exid,… 

Bật mí những sự thật trong nhóm nhạc Kpop

Liệu bạn có biết, dù không công khai nhưng các công ty quản lý của Kpop đều tuân thủ theo một số quy tắc ngầm nhằm đảm bảo sự phát triển của nhóm. Cụ thể:

1. Nhóm trưởng thường sở hữu nhóm máu A

Hàn Quốc là đất nước của tín ngưỡng, họ tin tưởng nhóm máu có thể quyết định đến tính cách con người. Vì thế mà nó ảnh hưởng rất nhiều đến việc tuyển chọn thành viên, đặc biệt là người trưởng nhóm.

Leader toàn năng Leeteuk của Super Junior
Leader toàn năng Leeteuk của Super Junior

Bên cạnh các yếu tố như giọng hát, tài năng, tính cách, đạo đức thì nhóm máu là một trong các yếu tố quyết định giúp công ty chủ quản tin tưởng lựa chọn người có nhóm máu A làm leader. Những người này thường sẽ có tính cách nghiêm túc, trách nhiệm; tỉ mỉ, cầu toàn giúp ích rất lớn trong việc lãnh đạo nhóm đi lên.

Một số leader tài năng của các nhóm nhạc mang nhóm máu A như Yunho (DBSK), Leeteuk (Super Junior), G-Dragon (Big Bang), CL (2NE1), JB (GOT7),… 

2. Thành viên visual hút fan cho nhóm

Ngoài các vị trí chủ đạo như trưởng nhóm hay hát chính thì thành viên đảm nhận vị trí visual sẽ là “chuyên gia hút fan”. Thành viên visual là người có ngoại hình nổi bật, hút mắt và luôn được chọn đứng ở vị trí trung tâm (center).

Các visual thuộc hàng TOP trong Kpop có thể kể đến như Yoona (SNSD), Irene (Red Velvet), V (BTS), Siwon (Super Junior), Tzuyu (TWICE),… 

3. Thành viên em út năng động

Thành viên nhỏ tuổi trong nhóm gọi là maknae, nhận được nhiều sự quan tâm của các thành viên còn lại. Tính cách ngộ nghĩnh, đáng yêu của maknae cũng chính là lý do giúp họ nhận được sự chú ý rất lớn của khán giả.

“Em út vàng” Jungkook toàn năng của nhà BTS
“Em út vàng” Jungkook toàn năng của nhà BTS

Một số em út nổi bật trong làng giải trí Kpop đó là Jungkook (BTS), Dino (Seventeen), Sehun (EXO),… 

3. Thành viên có tính cách 4D – Four-dimensional

Thuật ngữ 4D dùng chỉ người có cái tôi cá nhân cao, có lối suy nghĩ và tính cách “khác người”. Nó được dùng như một lời khen hơn là lời chê. Thành viên sở hữu tính cách 4D thường rất khác biệt, có sức hút kỳ lạ với khán giả. 

Những thành viên sở hữu tính cách 4D rất nổi tiếng như Heechul (Super Junior), V (BTS), Dongwoo (Infinite),…

4. Lightstick và màu bóng đặc trưng

Lightstick – Biểu tượng cho idol và fan hâm mộ
Lightstick – Biểu tượng cho idol và fan hâm mộ

Nhắc đến Kpop, chúng ta không thể quên văn hóa fandom và màu sắc đặc trưng nhóm thông qua màu bóng và Lightstick. Nó được xem là biểu tượng cho cả idol và người hâm mộ. Một nhóm nhạc mới ra đời nếu chọn màu sắc trùng với các nhóm nhạc tiền bối (dù còn đang hoạt động hay đã tan rã) đều được xem là hành động bất kính. 

Thông tin được chia sẻ trên đây của chúng tôi mong rằng đã giúp bạn hiểu về Kpop là gì cùng những đặc điểm cơ bản của Kpop. Mọi thắc mắc về các thông tin bên trên, hãy để lại bình luận bên dưới để được giải đáp bạn nhé! 

About Phạm Xuân Thanh

Tôi là Phạm Xuân Thanh – Tôi đã có kinh nghiệm hơn 3 năm review đánh giá về các loại máy móc công nghiệp, thiết bị vệ sinh công nghiệp, cách chăm sóc xe hơi. Tôi hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn về các công dụng, chức năng của các loại thiết bị công nghiệp và các cách chăm sóc xe hơi này.

View all posts by Phạm Xuân Thanh →