Giời leo là bệnh gì? Nguyên nhân và cách chữa trị

“Giời leo” là bệnh lý về da liễu thường gặp do nhiễm siêu vi có hướng thần kinh và da. Vậy giời leo là bệnh gì? Nguyên nhân và cách chữa trị giời leo như thế nào? Mời bạn tham khảo nội dung bên dưới để nắm được thông tin chuẩn nhất về căn bệnh này!

Giời leo là bệnh gì?

Giời leo là bệnh viêm da dị ứng bởi axit photpho hữu cơ. Bệnh này xảy ra khi tiếp xúc với chất độc từ con bọ giời. Bệnh giời leo có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể người như đùi, tai, sườn, mắt, cổ, vai, lưng, mắt. 

Giời leo là bệnh gì?
Giời leo là bệnh gì?

Biểu hiện có thể dễ nhận biết nhất của bệnh giời leo đó là các vùng da có vết tổn thương ngoằn ngoèo. Trên các vết thương sẽ xuất hiện các nốt mụn nhỏ li ti trên da, trong mỗi mụn có nước và gây đau rát khó chịu. Nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách thì chỉ trong vòng 5 – 7 ngày sẽ khỏi bệnh.

Bệnh giời leo xuất hiện phổ biến nhất vào mùa mưa, khi thời tiết giao mùa chuyển sang lạnh hoặc độ ẩm trong không khí tăng cao. Ngoài ra, nguy cơ bị giời leo sẽ tăng cao hơn với các đối tượng sau:

  • Người lớn tuổi, đặc biệt trên 60 tuổi có sức khỏe kém, đề kháng yếu và cơ thể thường xuyên mệt mỏi.
  • Người bị suy giảm miễn dịch.
  • Người có tiền sử bị thủy đậu.

Nguyên nhân gây ra căn bệnh giời leo

Tác nhân gây ra bệnh giời leo đó là một loại côn trùng có tên bọ giời. Đây là côn trùng mang trong mình độc tố; khi bị đập chết thì các độc tố bên trong sẽ phóng thích ra bên ngoài. Nếu da dính phải độc tố sẽ gây kích ứng, tạo cảm giác bỏng rát. 

Con bọ giời gây bệnh giời leo
Con bọ giời gây bệnh giời leo

Vậy bọ giời là con gì? Bọ giời là loài côn trùng có hình dáng dài, nhiều chân giống như con rết nhưng kích thước nhỏ hơn. Chúng di chuyển khá nhanh, thường sống ở những nơi ẩm thấp như khe tường, gầm bàn, ghế, giường, tủ, kệ,… và hoạt động vào ban đêm khi chúng ta ngủ. Chúng có thể bò lên người và tiết ra dịch độc acid photpho gây ra bệnh giời leo.

Triệu chứng khi bị giời leo 

Dưới đây là các dấu hiệu, biểu hiện căn bệnh giời leo mà bạn cần nắm được:

Dấu hiệu ban đầu

Ban đỏ tạo thành vệt dài
Ban đỏ tạo thành vệt dài

Khi phát bệnh, da sẽ xuất hiện các ban đỏ và tạo thành vệt dài ngoằn ngoèo gây đau, ngứa làm cho vùng bị nhiễm trở nên khó chịu. Cảm giác ngứa giống như bị châm chích bằng kim, khiến người bệnh cảm thấy khó chịu và nhức nhối.

Biểu hiện bệnh giời leo ở giai đoạn sau

  • Vùng da bị nhiễm trở nên sưng và nổi nhiều bọng nước. Mụn nước sẽ căng lên và chứa dịch ở bên trong. Sau vài ngày thì chúng chuyển từ màu trong suốt sang màu đục dần; và cuối cùng tiến triển thành mụn mủ.
Bọng nước sưng đau
Bọng nước sưng đau
  • Giời leo gây sưng và đau ở các vùng lân cận vùng bị nhiễm. Biểu hiện sưng và đau có thể xuất hiện ở các vùng như cổ, nách, hông, lòng bàn tay. Ngoài ra, có thể xuất hiện hạch sưng bất thường tại xung quanh vùng bị giời leo, gây khó chịu và đau nhức.

Một số dấu hiệu khác 

Bệnh giời leo còn có thể xuất hiện một số dấu hiệu khác như:

  • Giời leo gây tăng nhiệt độ cơ thể, tuy nhiên đây là tình trạng không xảy ra thường xuyên và không phải lúc nào cũng xuất hiện.
  • Một số người bị bệnh giời leo có thể trải qua hiện tượng giảm thính lực ở 1 bên tai do tác động lên hệ thần kinh trong khu vực đó; hoặc mất vị giác 1 phần trước lưỡi làm người bệnh không cảm nhận được đúng mùi vị.
  • Đối với người bị giời leo ảnh hưởng đến vùng mặt; tuyến nước mắt có thể bị ảnh hưởng dẫn đến tình trạng khô mắt, mắt khó chịu và kèm theo hiệu ứng hoa mắt.
  • Giời leo có thể gây ra tình trạng chảy nước mũi không ngừng.

Cách chữa giời leo tại nhà

Bệnh giời leo không phải là một bệnh lý nguy hiểm và dễ điều trị nếu như được phát hiện kịp thời. Theo đó, bạn hoàn toàn có thể chữa trị bệnh này bằng thuốc hoặc áp dụng một vài cách chữa trị của dân gian. 

1. Chữa bệnh giời leo bằng thuốc

Ngay khi phát hiện bị giời leo do côn trùng, đồng thời xuất hiện các triệu chứng đỏ da, bạn cần rửa vùng bị đỏ với nước muối sinh lý 0,9% để chống viêm và loại bỏ độc tố. Sau đó tùy từng giai đoạn tiến triển, dưới sự thăm khám và tư vấn của bác sĩ bạn có thể sử dụng một số loại thuốc như thuốc giảm đau, kháng viêm, thuốc kháng sinh, sát khuẩn,… để điều trị.

Chữa bệnh giời leo bằng thuốc bôi 
Chữa bệnh giời leo bằng thuốc bôi
  • Để giảm thời gian phát ban và hạn chế tình trạng đau rát do các nốt mụn gây ra, bạn có thể sử dụng các loại thuốc kháng virus như acyclovir, valacyclovir, famciclovir.
  • Nếu tình trạng vẫn không hề thuyên giảm thì tốt nhất bạn nên sử dụng thêm một số loại thuốc giảm đau như như pregabalin, gabapentin trong thời gian từ 1- 3 tuần.
  • Sử dụng các thuốc bôi như jarish, dalibour hoặc dung dịch kháng sinh đối với dạng vết thương tiết ra nhiều dịch. Còn đối với da khô, có thể bôi kem acyclovir để giảm đau và làm mát vết thương.
  • Với da bị nhiễm trùng, bạn nên lựa chọn các loại mỡ kháng sinh như foban hay bactroban. 

2. Chữa bệnh giời leo bằng các mẹo dân gian 

Chữa bệnh giời leo bằng các mẹo dân gian thì bạn cần căn cứ vào tình trạng bệnh ở mức độ nhẹ hay nặng để áp dụng phương pháp phù hợp. 

Mức độ nhẹ

Đối với trường hợp vùng da bị bệnh nhỏ, chưa lây lan nhiều thì bạn có thể sử dụng đậu xanh hoặc lá khổ qua – 2 thực phẩm có tính hàn để điều trị. Các bước thực hiện như sau:

Chữa giời leo bằng mẹo dân gian ở mức độ nhẹ
Chữa giời leo bằng mẹo dân gian ở mức độ nhẹ
  • Bước 1: Lấy 1 nắm lá khổ qua hoặc đậu xanh đi đem giã nát cùng gạo nếp.
  • Bước 2: Sử dụng hỗn hợp vừa thu được đắp lên vùng da bị giời leo, tiến hành đắp liên tục trong khoảng từ 5-7 ngày để vết thương khô miệng, chóng lành.

Mức độ nặng

Đối với trường hợp bệnh nặng hơn thì bạn có thể áp dụng mẹo chữa sau:

  • Sử dụng nhựa quả sung non hoặc nhựa cây sung bôi vào vùng da bị bệnh, bôi 2 lần/ ngày vào buổi sáng và buổi chiều. Sau khi thực hiện liên tục trong 2-3 ngày, vùng da bị bệnh sẽ bớt đau và mụn nước cũng xẹp xuống.
Chữa giời leo bằng mẹo dân gian ở mức độ nặng
Chữa giời leo bằng mẹo dân gian ở mức độ nặng
  • Sử dụng hỗn hợp lá trúc đào (nghiền nhuyễn) + dầu dừa để đắp lên vùng da tổn thương mỗi ngày 2 lần. Nếu kiên trì thực hiện thì bệnh sẽ mau khỏi. 

Một số lưu ý ăn uống khi bị bệnh giời leo 

Khi bị giời leo, bạn cần chú ý chế độ ăn uống của mình; bởi nó có ảnh hưởng lớn đến thời gian khỏi bệnh:

1. Thực phẩm nên bổ sung 

  • Thực phẩm chứa nhiều vitamin C; nhằm tăng cường sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch và giúp lành vết thương nhanh chóng như các loại rau xanh sậm màu và các loại trái cây cam, quýt, bưởi, dâu tây,… 
  • Thực phẩm chứa nhiều lysine (amino acid ngăn ngừa tình trạng viêm sưng) như thịt đỏ,… 
  • Ăn thực phẩm mát và thanh nhiệt; nhiều khoáng chất và nguyên tố vi lượng như bí xanh, mướp đắng, rau má, hạt sen,…
Thực phẩm nên bổ sung khi bị giời leo
Thực phẩm nên bổ sung khi bị giời leo
  • Thực phẩm chứa nhiều kẽm (khoáng chất tái tạo tế bào) cho cơ thể như thịt bò, thịt heo nạc,… 
  • Thêm tỏi vào khẩu phần ăn hàng ngày trong quá trình điều trị bệnh giời leo. Vì tỏi chứa hợp chất allicin, có khả năng ngăn ngừa và điều trị nhiễm trùng, kháng khuẩn hiệu quả.

2. Thực phẩm nên tránh 

  • Đường và đồ ăn nhiều đường.
  • Các loại thực phẩm cay nóng như ớt, tiêu,… 
Một số thực phẩm, đồ ăn và đồ uống nên kiêng để nhanh khỏi bệnh giời leo
Một số thực phẩm, đồ ăn và đồ uống nên kiêng để nhanh khỏi bệnh giời leo
  • Thực phẩm được chế biến sẵn có nhiều chất phụ gia, chất béo như đồ ăn nhẹ đóng gói, món tráng miệng làm sẵn, nước sốt đóng hộp, thịt chế biến sẵn,… 
  • Thực phẩm giàu arginine như gà tây, sườn lợn, hạt bí, đậu nành, đậu phộng, tảo biển, bánh mì trắng, yến mạch, socola,…
  • Những thức uống có cồn như rượu, bia, whisky, cider, mead, pulque,… 

Các biện pháp giúp phòng ngừa bệnh giời leo hiệu quả

Việc phòng ngừa bệnh giời leo không hề khó, vì vốn dĩ nguyên nhân gây bệnh cũng không quá phức tạp. Theo khuyến cáo của các chuyên gia Y tế, để loại trừ các nguy cơ mắc bệnh giời leo thì chúng ta cần:

  • Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ và thường xuyên tắm rửa; sau khi tiếp xúc với những nguồn ô nhiễm thì phải rửa tay chân sạch sẽ.
  • Vệ sinh môi trường sống để đảm bảo sự thông thoáng cho nhà cửa, sân vườn
  • Phun thuốc tiêu diệt các loại côn trùng có khả năng gây bệnh giời leo, điển hình nhất là kiến ba khoang.
Chủ động phun thuốc để tiêu diệt các loại côn trùng 
Chủ động phun thuốc để tiêu diệt các loại côn trùng
  • Vào mùa gặt hái nên đề phòng sự tấn công của loài sâu tiêu ban. 
  • Tránh tiếp xúc với người đang mắc bệnh để ngăn ngừa giời leo lây nhiễm;  không dùng chung đồ dùng cá nhân như khăn mặt, khăn tắm, quần áo,… với người mắc bệnh.
  • Đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, tăng cường ăn các loại trái cây tươi và rau xanh để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
  • Tiêm vắc xin phòng bệnh thủy đậu, vì người được chủng ngừa bệnh thủy đậu ít có khả năng phát triển bệnh giời leo trong cuộc sống.

Một số câu hỏi liên quan đến bệnh giời leo 

Sau quá trình phân tích và tổng hợp thông tin, dưới đây là một số câu hỏi liên quan đến bệnh giời leo phổ biến nhất! 

1. Bệnh giời leo có lây không?

Giời leo có lây có thể lây từ người này sang người khác thông qua những tiếp xúc thông thường với mụn nước của người bệnh. Do đó, việc lây nhiễm chỉ có thể xảy ra kể từ khi bọng nước hình thành cho đến lúc chúng kết vảy.

2. Giời leo có biến chứng không?

Giời leo có để lại biến chứng. Một tỷ lệ nhỏ người mắc bệnh giời leo có các biến chứng như bội nhiễm, rối loạn sắc tố da,… 

  • Bội nhiễm: Là 1 tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra ở vùng da bị tổn thương, trong trường hợp giời leo không được chăm sóc và điều trị đúng cách. Vết thương có thể trở nên sâu, dẫn đến loét và lâu lành gây đau, khó chịu. Từ đó đòi hỏi quá trình điều trị phức tạp và kéo dài.
Rối loạn sắc tố da do giời leo
Rối loạn sắc tố da do giời leo
  • Rối loạn sắc tố da: Sau khi vết thương giời leo lành thì có thể xảy ra rối loạn sắc tố da dẫn đến vết trắng (bạch biến) hoặc vết thâm. Màu sắc da có thể sẽ không đồng đều và đẹp mắt.
  • Một số biến chứng khác: Sự hình thành sẹo lồi, sẹo lõm,…

3. Phân biệt “giời leo” với “zona thần kinh” 

Bệnh giời leo có biểu hiện bên ngoài khá giống với bệnh zona thần kinh nên khiến không ít người nhầm lẫn. Chính vì vậy để phân biệt bạn cần quan sát thật kỹ vùng da bị bệnh. 

Zona thần kinh Giời leo
Nguyên nhân Do loại virus varicella (virus gây ra bệnh thủy đậu). Do acid photpho hữu cơ từ con bọ giời.
Vùng da bị bệnh Thường chỉ ở 1 vùng cơ thể, thuộc vùng chi phối của 1 dây thần kinh cảm giác đơn độc. Xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể người.
Biểu hiện trên da
  • Mụn nước ở trên da có màu đỏ và chứa dịch viêm màu hồng. Các mụn có thể liền lại với nhau tạo thành mảng. Mụn nước sẽ phát triển xung quanh gần với các trục của dây thần kinh.
  • Chỉ có tổn thương ở 1 bên cơ thể. Sau khoảng 7 – 10 ngày mụn nước chảy, khô và tạo thành vảy khô.
  • Vùng da bị ngứa, rát đỏ. Sau đó phù nề và xuất hiện mụn nước nhỏ.
  • Mụn nước sau vài ngày chuyển từ trắng sang đục dần. Cuối cùng trở thành mụn mủ.
  • Sau khoảng từ 5 – 7 ngày vùng da sạm lại với vảy da chết hoặc các mụn liên kết với nhau thành từng mảng lớn vỡ ra chảy nhiều mủ. 
  • Sau vài ngày thì vết loét khô dần và để lại vùng da thâm hoặc vùng da bị bạch biến.
Tiến triển Khoảng 2 tuần thì vảy bong ra để lại sẹo mờ, rồi hết dần sau vài tháng. Khoảng 7- 8 ngày các vết thương khô lại có màu đen, phủ lên vùng da bị thâm hoặc vùng da bị bạch biến.
Biến chứng Gây tổn thương mắt và giác mạc, mất thị lực; tổn thương da; đau tai, mất thính giác hoặc tê liệt mặt; viêm phổi, viêm não;…  Bội nhiễm, rối loạn sắc tố da, sẹo lồi, sẹo lõm,… 
Cơ chế lây 
  • Không lây truyền trực tiếp.
  • Lây virus cho người chưa có miễn dịch (ví dụ người chưa tiêm chủng) và làm họ bị mắc bệnh thủy đậu.
Lây từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc thông thường với mụn nước.

4. Liệu có thể bị giời leo nhiều lần trong đời hay không?

Hầu hết người bị bệnh giời leo chỉ có 1 lần mắc bệnh trong đời. Tuy nhiên trong một số trường hợp, 1 người có thể mắc bệnh giời leo lần thứ 2 và thậm chí lần thứ 3 vẫn có thể xảy ra.

Trên đây là thông tin giải thích cho câu hỏi giời leo là bệnh gì; nguyên nhân và cách chữa căn bệnh này. Mong rằng với nội dung trong bài viết, chúng tôi đã giúp bạn và người thân kiểm soát, phòng tránh bệnh giời leo hiệu quả.

About Phạm Xuân Thanh

Tôi là Phạm Xuân Thanh – Tôi đã có kinh nghiệm hơn 3 năm review đánh giá về các loại máy móc công nghiệp, thiết bị vệ sinh công nghiệp, cách chăm sóc xe hơi. Tôi hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn về các công dụng, chức năng của các loại thiết bị công nghiệp và các cách chăm sóc xe hơi này.

View all posts by Phạm Xuân Thanh →