Giỗ tổ Hùng Vương là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa ngày

Dòng sông lịch sử dân tộc Việt Nam đã trải qua dòng chảy hơn 4000 năm văn hiến. Trải qua nhiều biến động trong lịch sử nhưng lễ hội Đền Hùng – Giỗ tổ Hùng Vương vẫn luôn là một trong những tín ngưỡng quan trọng hàng đầu trong tiềm thức mỗi con dân đất Việt. Giỗ tổ Hùng Vương là gì? Tại sao Giỗ tổ Hùng Vương lại được coi là Quốc giỗ của Việt Nam? Tất cả các thông tin cần thiết sẽ được chúng tôi giải đáp trong bài viết dưới đây, mời quý vị quan tâm theo dõi.

Tìm hiểu chung về ngày Giỗ tổ Hùng Vương mùng mười tháng ba âm lịch

Theo truyền thuyết trong lịch sử xa xưa của dân tộc, chúng ta có 18 đời vua Hùng, mỗi đời Vua Hùng là một triều đại. Lạc Long Quân và Âu Cơ được xem là thủy tổ của người Việt, là cha mẹ đã sinh ra vị Vua Hùng đầu tiên.

giỗ tổ hùng vương là gì
Tìm hiểu về ngày Quốc giỗ – Giỗ tổ Hùng Vương là gì?

Lễ hội Đền Hùng được coi là ngày Giỗ tổ Hùng Vương và còn được biết đến là Quốc giỗ của toàn dân tộc Việt Nam hiện nay. Giỗ tổ Hùng Vương diễn ra vào ngày mùng mười tháng 3 âm lịch hàng năm. Lễ hội Đền Hùng được tổ chức tại Đền Hùng, núi Nghĩa Lĩnh, Tp.Việt Trì, Phú Thọ.

Ngày chính hội diễn ra với nghi thức rước kiệu, dâng hương, dâng hoa tại các đền thờ Vua Hùng. Khoảng một tuần lễ trước ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch, lễ hội Đền Hùng đã diễn ra với nhiều hoạt động văn hóa dân gian đậm đà bản sắc dân tộc.

Đây cũng là một ngày hội chung của tất cả những người con đất Việt. Giỗ tổ Hùng Vương là dịp để những người Việt (đang sinh sống trong nước hoặc ở nước ngoài) hướng về cội nguồn, tỏ tấm lòng thành kính, tri ân các Vua Hùng đã có công dựng nước, các danh tướng, bậc tiền nhân vì dân giữ nước, mở mang bờ cõi.

Xem thêm::
Giỗ tổ Hùng Vương được nghỉ mấy ngày?
Giỗ tổ Hùng Vương thì ăn món gì?

Nguồn gốc của ngày Giỗ tổ Hùng Vương là gì?

Theo truyền thuyết được lưu truyền trong văn hóa người Việt, Tổ phụ Lạc Long Quân lấy Tổ mẫu Âu Cơ và sinh ra bọc trăm trứng. 50 người con theo Lạc Long Quân xuống biển còn 50 người con theo mẹ Âu Cơ lên núi, người con cả được truyền ngôi và lấy hiệu là Hùng Vương. 

giỗ tổ hùng vương
Giỗ tổ Hùng Vương là dịp tưởng nhớ các vị vua khai quốc

Trong thời khai quốc thì Kinh Dương Vương (cha của Tổ phụ Lạc Long Quân), Lạc Long Quân, các đời Vua Hùng đều là những Tổ phụ quan trọng của dòng máu Lạc Hồng. Bởi vậy, ngày Giỗ tổ cũng là ngày để những người con Việt Nam tưởng nhớ những vị vua thời khai quốc, những người có công trong việc xây dựng đất nước thời kỳ đầu.

Vậy Giỗ tổ Hùng Vương xuất hiện khi nào, nguồn gốc của ngày Giỗ tổ Hùng Vương là gì? Theo những tài liệu còn lại thì hình thức sơ khai của ngày Giỗ tổ Hùng Vương đã xuất hiện từ rất sớm – cách ngày nay khoảng 2000 năm. Vào thời Thục Phán An Dương Vương, một chiếc cột đá thề đã được dựng trên núi Nghĩa Lĩnh với lời hứa giữ gìn giang sơn, trông nom lăng miếu của các Vua Hùng.

Trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, các triều đại phong kiến Việt Nam cũng xác lập Ngọc phả về thời đại Vua Hùng và công lao to lớn đối với non sông, đất nước.

Ngay từ thời Lý, Hậu Lê đều có tục làm Giỗ tổ Hùng Vương vào ngày mùng mười tháng ba âm lịch hàng năm. Cho đến đời vua Khải Định thứ hai của nhà Nguyễn đã chính thức công nhận ngày 10 tháng 3 âm lịch hằng năm là ngày Giỗ tổ Hùng Vương và được quy định trong luật pháp.

ý nghĩa giỗ tổ hùng vương
Giỗ tổ Hùng Vương là truyền thống lâu đời của người dân Việt Nam

Ý nghĩa của ngày Giỗ tổ Hùng Vương là gì trong văn hóa người Việt?

Có nhiều người băn khoăn, không biết tại sao các bậc tiền nhân lại lựa chọn mùng mười tháng ba làm ngày Giỗ tổ chứ không phải là ngày nào khác. Theo một số nhà phân tích, Dịch học thì:

  • Số 3 (tháng 3) là số của địa chỉ: theo đó, tháng 3 trong âm lịch là tháng Thìn – con rồng, tiếng hán đọc là “Lung”, Hán Việt đọc là “Long”. “Lung”, “Long” đều là cách đọc đồng âm của “Lang” và con rồng còn là đại diện, biểu tượng cho các vị vua.
  • Số 10 (ngày 10) là số của Thiên can: số 10 là can “Kỷ” khi đi hết 1 vòng trở về khởi đầu sẽ là “Kỷ”. Người ta cũng cho rằng “Kỷ” cũng là ngày “kỵ” (giỗ).

Do đó, ngày mùng 10 tháng 3 được dịch ra là ngày “Kỵ long” – giỗ vua. Và ngày này được Ban Bí thư ghi trong thông báo năm 1995 là một ngày lễ lớn trong năm.

Hàng năm, cứ vào dịp này, mọi người lại trẩy hội về với Đền Hùng, tìm về nguồn cội đất nước. Đây cũng là thời gian để chúng ta được ôn lại lịch sử hảo dùng của dân tộc – một dân tộc nhỏ bé nhưng đã rất gan góc chống lại kẻ thù xâm lược kể từ đế chế Mông Cổ, Mãn Thanh cho đến các đế quốc thời hiện đại như Pháp, Mỹ… Điều này vừa là niềm tự hào, vừa là niềm kiêu hãnh của cả dân tộc Việt Nam, con cháu của các vua Hùng.

giỗ tổ hùng vương 2022
Đông đảo người dân hành hương về Đền Hùng tỏ lòng biết ơn các Vua Hùng

Lễ hội Đền Hùng (Giỗ tổ Hùng Vương) thể hiện truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của người dân Việt. Đồng thời, đây cũng  được tổ chức UNESCO công nhận là một trong những di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại: “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ”.

Một số hoạt động văn hóa trong ngày Giỗ tổ Hùng Vương là gì?

Giỗ tổ Hùng Vương là ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch, trong năm 2022 thì ngày này trùng với ngày chủ nhật 10/04/2022. Do đó, người lao động, học sinh, sinh viên sẽ được nghỉ từ 2 – 3 ngày. Vì thế, mọi người có thể đến Phú Thọ để tham dự các nghi thức hoặc các trò chơi, lễ hội văn hóa thú vị trong dịp Lễ hội Đền Hùng.

Về phần lễ

Giỗ tổ Hùng Vương có nhiều hoạt động diễn ra trước ngày mùng mười tháng ba và kết thúc với lễ rước kiệu và dâng hương tại Đền Thượng trong ngày chính 10/3 âm lịch. 

Theo đó, 2 lễ quan trọng nhất trong ngày Giỗ tổ Hùng Vương đó là:

  • Lễ rước kiệu: Đoàn người rước kiệu với trang phục truyền thống, rực rỡ cùng cờ hoa, lọng, kiệu,… thực hiện rước kiệu từ chân núi qua các đền thờ Vua Hùng và kết thúc tại Đền Thượng.
giỗ tổ hùng vương mang ý nghĩa gì
Phần rước kiệu từ chân núi lên Đền Thượng trong ngày mừng mười tháng ba
  • Lễ dâng hương: Những người hành hương từ khắp nơi trên đất nước về Đền Hùng có thể thực hiện việc thắp hương tại đất Tổ để tỏ lòng thành kính, biết ơn tới tổ tiên.

Về phần hội

Có nhiều trò chơi dân gian được tổ chức trong dịp này như các cuộc thi hát xoan, đấu vật, kéo co, thi bơi, thi làm bánh chưng, bánh dày,… Bên cạnh đó là những hoạt động trưng bày, biểu diễn nghệ thuật đánh trống đồng, múa rối nước giúp giới thiệu nét văn hóa thờ cúng Vua Hùng.

Cùng với đó, các cuộc thi gói, nấu bánh chưng, giã bánh dày cũng thi hút rất nhiều người tham gia. Hoạt động này không chỉ được người lớn hưởng ứng mà các bạn nhỏ cũng rất hứng thú. Và đây là một trong những hoạt động thiết thực giới thiệu văn hóa dân gian tới lớp trẻ.

Lời kết

Vừa rồi là những thông tin của chúng tôi sẽ giúp bạn hiệu ngày Giỗ tổ Hùng Vương là gì. Để biết thêm những kiến thức thú vị khác về Lễ hội Đền Hùng, quý vị có thể ấn theo dõi Website để cập nhật mỗi ngày nhé!

About Phạm Xuân Thanh

Tôi là Phạm Xuân Thanh – Tôi đã có kinh nghiệm hơn 3 năm review đánh giá về các loại máy móc công nghiệp, thiết bị vệ sinh công nghiệp, cách chăm sóc xe hơi. Tôi hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn về các công dụng, chức năng của các loại thiết bị công nghiệp và các cách chăm sóc xe hơi này.

View all posts by Phạm Xuân Thanh →