Giỗ tổ Hùng Vương bắt đầu từ năm nào?

Không người con đất Việt nào không biết đến ngày Giỗ tổ Hùng Vương. Đây là một ngày lễ lớn của Việt Nam – ngày tưởng nhớ, tôn vinh công lao dựng nước của các Vua Hùng. Vậy bạn có biết ngày lễ đặc biệt này bắt đầu từ năm nào không? Nếu chưa biết hãy cùng chúng tôi khám phá ngay trong bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!

Tìm hiểu Giỗ tổ Hùng Vương bắt đầu từ năm nào?

Cứ đến mùng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm người dân từ khắp mọi miền đất nước đều hướng về Đền Hùng, Phú Thọ – nơi khởi nguồn của đất nước. Trong các văn bản cổ xưa lưu lại, không có bất cứ ghi chép nào liên quan đến ngày/ tháng/năm bắt đầu của lễ Giỗ tổ Hùng Vương. Nhưng có được nêu tại các bia ký ở đền Thượng, núi Hùng. Trong đó tấm “Hùng Miếu Điển Lệ Bi” được lập vào năm Khải Định thứ 8 (tức năm 1923) có 2 phần nội dung liên quan đến ngày Giỗ tổ Hùng Vương đó là: 

giỗ tổ hùng vương bắt đầu từ năm nào
Giỗ tổ Hùng Vương (lễ hội Hùng Vương) bắt đầu từ năm nào?
  • Phần thứ nhất: Là công văn của Bộ Lễ triều nhà Nguyễn (25/7/1917) gửi các vị phủ viện đường đại nhân tỉnh Phú Thọ nêu lên tình hình thờ phụng, cúng tế Vua Hùng của nhân dân lúc bấy giờ. Đại ý nói việc người dân làm lễ theo ý muốn riêng, chưa có quy định cụ thể dẫn đến lãng phí, không thể hiện được lòng thành… nên cần định lại, lấy ngày 10/3 âm lịch để kính tế Hùng Vương. 
  • Phần thứ hai: Viết về quy định “ Đệ niên kỷ niệm hội nhật lễ nghi” ( tức là Nghi lễ ngày hội kỷ niệm hằng năm). Đại ý của phần này nêu lên bộ lễ đã quy định chiều ngày 9/3 âm lịch hàng năm các quan lại trong tỉnh phải mặc phẩm phục và tề tựu tại nhà công quán để sáng mùng 10/3 tới miếu kinh tế. 

Như vậy thông qua bia đá tại đền Thượng ở núi Hùng, Phú Thọ chúng ta có thể thấy lễ Giỗ tổ Hùng Vương đã có từ rất lâu đời, nhưng phải đến năm 1917 mới có quy định chính thức, rõ ràng về điều này. Đến năm năm 2001 ngày Giỗ tổ Hùng Vương đã trở thành Quốc Lễ và từ năm 2007 đến nay ngày mùng 10/3 âm lịch hàng năm là ngày nghỉ lễ có hưởng lương tại Việt Nam.

Giải đáp một số câu hỏi liên quan đến Giỗ tổ Hùng Vương

Mặc dù lễ Giỗ tổ Hùng Vương đã có từ lâu nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về ngày lễ này. Do đó trong phần này chúng tôi sẽ giúp các bạn giải đáp những câu hỏi về ngày lễ hội Hùng Vương để các bạn có thể hiểu rõ hơn. 

giỗ tổ hùng vương bắt đầu năm nào
Giải đáp về lễ hội Giỗ tổ Hùng Vương

Giỗ tổ Hùng vương có ý nghĩa gì?

Giỗ tổ Hùng Vương là một ngày lễ lớn của dân tộc Việt chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu sắc cả về văn hóa, giáo dục lẫn kinh tế. Cụ thể như sau: 

  • Tự hào đất nước ta đã có từ lâu đời: Giỗ tổ Hùng Vương là một dịp tuyệt vời để ôn lại lịch sử dựng nước và giữ nước của ông cha ta. Tính đến nay nước ta đã có mấy ngàn năm văn hiến. 
  • Giáo dục về truyền thống của dân tộc: Giỗ tổ Hùng Vương cũng là một dịp tuyệt vời để giáo dục thế hệ trẻ hôm nay về truyền thống “uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta. Đồng thời cũng là dịp tuyệt vời để thế hệ hôm nay thấy được truyền thống hào hùng, anh dũng trong chống giặc ngoại xâm của đất nước ta. 
  • Quảng bá văn hóa, thúc đẩy du lịch phát triển: Đây cũng một dịp vô cùng cùng đặc biệt để quảng bá văn hóa của nước ta với bạn bè quốc tế. Hiện Nay tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã được Unesco công nhận là di sản văn hóa hóa phi vật thể. 
  • Tăng tình đoàn kết đại dân tộc: Giỗ tổ Hùng Vương cũng giống như lời nhắc nhở mỗi người con Việt về nguồn cội của mình. Nhắc nhở mỗi chúng ta đều có cùng một tổ tiên, 54 dân tộc anh em có cùng một cội nguồn, đều là con Lạc cháu Hồng. 
giỗ tổ hùng vương bắt đầu năm mấy
Giỗ tổ Hùng Vương có ý nghĩa gì về văn hóa giáo dục?

Giỗ tổ Hùng cúng gì? 

Mâm lễ cúng Giỗ Tổ Hùng Vương có thể là lễ chay hoặc lễ mặn. Tuỳ vào mỗi gia đình cũng như tùy vào phong tục tập quán của mỗi vùng miền mà sẽ bao gồm các món lễ vật khác nhau. Tuy nhiên trong mâm cỗ không thể thiếu 2 lễ vật đó là bánh chưng và bánh giầy.

Bánh chưng và bánh giầy là 2 sản vật  có từ thời kỳ Hùng Vương. Đây là tượng cho sự sinh sôi nảy nở của muôn loài, sự phát triển của nền nông nghiệp lúa nước đồng thời nó cũng thể hiện âm có dương đầy đủ. Cụ thể,

  •  Bánh giầy thuộc hệ dương hình tròn, không có góc cạnh, có thể giãn nở mọi phía. Vì là tượng trưng cho trời nên có màu trắng đồng thời không có nhân bánh. 
  • Bánh chưng thuộc hệ âm, có hình vuông,  góc cạnh và hình khối cụ thể. Nó tượng trưng cho đất đai, hoa cỏ, cây cối nên có màu xanh, bên trong bánh có nhân thịt và đậu xanh đãi vỏ.

Với sự đối lập giữa trời và đất, âm và dương, vuông và tròn đã thể hiện quan niệm triết lý của dân tộc ta về trời đất, tình nghĩa vợ chồng, công ơn sinh thành, dưỡng dục của ông bà cha mẹ. Ngoài ra, hai hình ảnh trên còn biểu tượng cho sự sinh sôi, nảy nở phát triển tươi tốt của động thực vật. 

giỗ tổ hùng vương năm bao nhiêu
Giỗ tổ Hùng Vương cúng gì – bánh chưng, bánh giầy

Lễ giỗ tổ Hùng Vương được tổ chức ở đâu? 

Ngày giỗ Tổ Hùng Vương hay chính là Lễ hội Đền Hùng hoặc Quốc giỗ – một ngày lễ của Việt Nam. Đây là ngày hội truyền thống của dân tộc Việt nhằm tưởng nhớ công lao dựng nước của Hùng Vương. Nghi lễ truyền thống được tổ chức hàng năm vào mùng 10/3 theo lịch âm tại Đền Hùng, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Vào ngày này tại đây sẽ diễn ra 2 lễ quan trọng đó là: 

  • Lễ rước kiệu vua: Đám rước kiệu có nhiều màu sắc và nhiều cờ, hoa, lọng, kiệu. Người khiêng kiệu và đoàn rước kiệu sẽ mặc trang phục truyền thống xuất phát từ dưới chân núi sau đó rước kiệu lần lượt qua các đền để tới đền Thượng, nơi diễn ra lễ dâng hương.
  • Lễ dâng hương: Lễ dâng hương được tổ chức tại Đền thượng (ngôi đền cao nhất ở đây) do ban tổ chức thực hiện. Sau đó mỗi người dân có thể tự dâng hương lên các vị vua Hùng để thể hiện lòng thành kính cũng như gửi gắm những cầu của mình đến các vị. 

Giỗ tổ Hùng Vương đi làm được hưởng bao nhiêu lương?

Giỗ tổ Hùng Vương là một ngày lễ lớn của dân tộc ta và nằm trong số những  ngày lễ được nghỉ hưởng nguyên lương theo luật lao động. Vậy với những đối tượng lao động phải đi làm ngày Giỗ tổ Hùng Vương sẽ được hưởng bao nhiêu lương? 

năm bắt đầu giỗ tổ hùng vương
Tìm hiểu về lương thưởng ngày Giỗ tổ Hùng Vương

Theo như quy định ở Điểm c Khoản 1 Điều 97 Bộ luật Lao động 2012 thì người lao động sẽ được hưởng  300% lương nếu đi làm ngày Giỗ tổ Hùng Vương. Đồng thời hưởng thêm 100% lương ngày nghỉ lễ tết. Như vậy tổng cộng người lao động khi đi làm ngày Giỗ Tổ sẽ được tính tiền lương bằng 4 ngày làm việc bình thường.

Đối với người lao động làm thêm vào ban đêm trong lễ Giỗ tổ Hùng Vương sẽ được hưởng thêm 90% tiền lương của ngày bình thường. Như vậy lúc này tổng tiền lương được hưởng sẽ là 490% tiền lương của ngày bình thường. 

Giỗ tổ Hùng Vương 2022 được nghỉ mấy ngày?

Theo quy định của nhà nước thì Giỗ tổ Hùng Vương người lao động sẽ được nghỉ 1 ngày hưởng nguyên lương. Tuy nhiên Giỗ tổ Hùng Vương năm nay diễn ra vào chủ nhật – ngày nghỉ hàng tuần của nhiều đơn vị nên sẽ được nghỉ bù vào thứ 2 của tuần tiếp theo 11/4/2022. Như vậy số ngày nghỉ liên tiếp của người lao động trong dịp Giỗ tổ Hùng Vương sẽ có sự khác biệt cụ thể như sau: 

  • Được nghỉ 3 ngày liên tiếp đối với những ai làm theo chế độ tuần nghỉ 1 ngày vào thứ 7 và chủ nhật. 
  • Được nghỉ 2 ngày liên tiếp đối với những ai là theo chế độ tuần nghỉ 1 ngày vào chủ nhật. 
  • Được nghỉ 1 ngày đối với những ai có ngày nghỉ là ngày bất kỳ trong tuần. 

Trên đây là những thông tin về lễ hội Giỗ tổ Hùng Vương chúng tôi muốn chia sẻ với các bạn. Hy vọng qua bài viết này các bạn đã biết được giỗ tổ Hùng Vương bắt đầu từ năm nào cũng như ý nghĩa, chính sách nghỉ lễ, lương thưởng vào ngày này. 

About Phạm Xuân Thanh

Tôi là Phạm Xuân Thanh – Tôi đã có kinh nghiệm hơn 3 năm review đánh giá về các loại máy móc công nghiệp, thiết bị vệ sinh công nghiệp, cách chăm sóc xe hơi. Tôi hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn về các công dụng, chức năng của các loại thiết bị công nghiệp và các cách chăm sóc xe hơi này.

View all posts by Phạm Xuân Thanh →