Công đức vô lượng là gì? “Công đức vô lượng” là cụm từ thường được nghe trong Phật giáo. Theo lời Phật dạy, “hành thiện mỗi ngày” giúp đời giúp người với tâm vô cầu thì công đức vô lượng vô biên, may mắn sẽ tự đến với mình. Cùng chúng tôi đi tìm hiểu tìm hiểu ý nghĩa của “công đức vô lượng” trong từ điển Phật học để có cái nhìn tốt nhất!
Contents
- 1 Công đức vô lượng là gì?
- 2 Công đức vô lượng vạn thụ vô cương nghĩa là gì?
- 3 Cách để tạo công đức vô lượng
- 3.1 1. Giữ ngũ giới, tu thập thiện nghiệp, hiếu kính với cha mẹ
- 3.2 2. Trì tụng Thần chú nhà Phật
- 3.3 3. Đọc, tụng hay thọ trì kinh Phật
- 3.4 4. Niệm Phật hay niệm danh hiệu các vị Đại Bồ Tát
- 3.5 5. Chép kinh, chú
- 3.6 6. Nghiên cứu về Phật pháp và Hoằng dương Phật Pháp
- 3.7 7. Thực hành nghe Pháp Âm Mầu Nhiệm
- 3.8 8. Lạy Phật, lễ kính Phật và các vị Đại Bồ Tát
- 3.9 9. Sám hối nghiệp chướng và hồi hướng công đức mỗi ngày
- 3.10 10. Thờ Phật tại gia
- 3.11 11. Quy y tam bảo
- 3.12 12. Tâm hướng Phật
- 3.13 13. Ăn chay
- 3.14 14. Vẽ tranh về Phật
- 3.15 15. Thường xuyên phóng sinh
- 3.16 16. Ấn tống kinh sách về Phật hàng tháng
- 4 Tìm hiểu về một số bộ truyện có tên liên quan đến “công đức vô lượng”
Công đức vô lượng là gì?
Theo Phật Giáo Việt Nam, “công đức vô lượng” (功德無量) được hiểu như sau:
“Công đức”
Hàm ý công năng phúc đức, đồng thời cũng chỉ “quả báo” do làm việc thiện mà được. Trong Đại Thừa Nghĩa Chương quyển 9 có nói: Công nghĩa là công năng, có công giúp vun bồi phúc đức, cho nên được gọi là Công. Công ấy khéo làm việc đức nên được gọi là công đức.
“Vô lượng”
Là tứ phạm trú, còn gọi là bốn trạng thái tâm thức vô lượng. “Vô lượng” là thuật ngữ chỉ một phép thiền định và lúc này thì hành giả sẽ tạo điều kiện cho bốn tâm thức cao thượng phát sinh. Tứ vô lượng tâm này gồm:
- Từ vô lượng
- Bi vô lượng
- Hỷ vô lượng
- Xả vô lượng
Trong “công đức vô lượng” thì vô lượng là một loại tính từ để chỉ cái không thể đo được hoặc rất khó để đo được. Nghĩa của “vô lượng” giúp làm nổi bật lên ý nghĩa của sự hạnh phúc, tình yêu, tình bạn,…
⇒ “Công đức vô lượng” được người đời sử dụng để chỉ sự lập công làm thiện, thi ân bố đức của một cá nhân giúp mang lại lợi ích cho nhiều người. Cụ thể, công trong “công đức vô lượng” nghĩa là những hành động, công năng có công trong việc giúp vun bồi và tạo nên phước đức.
Công đức vô lượng vạn thụ vô cương nghĩa là gì?
Trước tiên, “vạn thụ vô cương” là cụm từ chỉ sự sống lâu. Nó hàm chứa ý nghĩa chỉ sự không giới hạn về tuổi tác hay tuổi thọ.
Kết hợp với ý nghĩa của “công đức vô lượng” bên trên, ta có thể hiểu ý nghĩa của “công đức vô lượng vạn thụ vô cương” là nếu như bản thân chúng ta làm nhiều việc phước đức, nhiều việc tốt và giúp đỡ được cho nhiều người thì sẽ nhận được nhiều phước báu; phước báu đó sẽ được đổi lại bằng tuổi tác. Vậy nên làm nhiều việc tốt sẽ giúp chúng ta sống thọ, sống lâu.
Xem thêm: Ý nghĩa của thuận vợ thuận chồng tát biển đông cũng cạn
Cách để tạo công đức vô lượng
Cuộc sống của chúng ta có nhiều điều diễn ra, cũng có nhiều điều xoay chuyển và ta hoàn toàn có thể dễ dàng tạo ra công đức vô lượng. Dưới đây là gợi ý của chúng tôi về các cách tạo công đức vô lượng mà bạn có thể áp dụng linh hoạt, lưu ý cần cân nhắc cách tích phước nào phù hợp nhất với bản thân nhé!
1. Giữ ngũ giới, tu thập thiện nghiệp, hiếu kính với cha mẹ
Ngũ giới là 5 mệnh lệnh đạo đức và tôn giáo trong Phật giáo; và là 5 điều răn “không được làm” của hàng tu sĩ tại gia mà Phật tử xin phát nguyện thọ lãnh 5 giới (giới là hàng rào ngăn cấm những việc xấu của thân, khẩu, ý). Người đã phát nguyện hoặc quy y cửa Phật thì cần phải giữ 5 giới lại.
Sở dĩ đức Phật đặt ra năm giới này là vì Ngài mong muốn cho người Phật tử tại gia thọ hưởng được quả báo tốt đẹp; tránh đi vào con đường ác và có thể tự mang đến niềm an vui cho bản thân. Song song với đó, mỗi người cần phải học cách tu thập thiện nghiệp. Đây được xem là sự căn bản của mọi pháp lành đến với mỗi người.
Ngũ giới gồm:
- Không sát sinh
- Không trộm cắp
- Không tà dâm
- Không nói dối
- Không uống rượu bia hoặc chất kích thích
Trong 10 thiện nghiệp bao gồm 3 nghiệp của thân, 4 nghiệp của miệng và 3 nghiệp của ý. Cụ thể như sau:
Ba nghiệp của thân
- Không sát sanh
- Không trộm cướp
- Không tà dam
Bốn thiện nghiệp của miệng
- Không nói dối
- Không nói thêm nói bớt (không nói thêu dệt)
- Không nói hai lời
- Không nói thô ác
Ba thiện nghiệp của ý
- Không tham lam
- Không giận hờn
- Không si mê tà kiến
Bên cạnh giữ giới và tu 10 thiện nghiệp thì mỗi người cần phải hiếu kính với cha mẹ. Bởi, đức Phật đã dạy rằng “Cha mẹ tại tiền như Phật tại thế”; “Tâm hiếu là tâm Phật, hạnh hiếu là hạnh Phật”; mà Phật thì phước đức vô lượng.
Đức Bổn sư Thích-ca Mâu-ni đã tịch diệt cho đến ngày nay đã gần 2600 năm mà phước báu của Ngài vẫn còn nhân lên mãi. Do đó, ai theo và thực hành theo lời dạy của Ngài vẫn được giải thoát, an lạc và hưởng nhiều phước báu vô cùng vô tận. Do đó, phụng dưỡng tốt cha mẹ khi còn sống được xem như phụng dưỡng 2 vị Phật sống tại nhà.
2. Trì tụng Thần chú nhà Phật
Đây là một cách tạo ra công đức vô lượng, không thể bàn cãi và rất dễ thực hiện. Theo đó, bạn có thể trì tụng nhiều loại chú khác nhau; phổ biến nhất đó là Chú Đại Bi, Lục Tự Đại Minh Chú , Chú Dược Sư,…
3. Đọc, tụng hay thọ trì kinh Phật
Chúng ta không cần phải quá cứng nhắc trong việc đọc kinh Phật, bởi không thể so sánh bắt buộc bản thân phải đọc được nhanh và đọc hay như các nhà sư. Việc đọc, tụng hay thọ trì các kinh Phật cũng sẽ giúp bạn tạo công đức cho mình.
Tùy vào khả năng của mình thì bạn có thể thực hành theo các cấp độ khác nhau, và lưu ý cứ tăng lên một cấp thì công đức cũng từ đó tăng thêm nhiều lần. Có 4 cấp độ sau:
- Cấp 1: Nhìn kinh và đọc (Đọc).
- Cấp 2: Học thuộc lòng, tụng không cần nhìn kinh (Tụng).
- Cấp 3: Thuộc lòng, hiểu, vận dụng và thực hành trong cuộc sống (Thọ trì).
- Cấp 4: Giảng cho người khác nghe, hiểu, thực hành theo.
4. Niệm Phật hay niệm danh hiệu các vị Đại Bồ Tát
Niệm Phật hay niệm danh hiệu các vị Đại Bồ Tát là cách tạo công đức vô lượng đơn giản nhất mà ai cũng có thể thực hành. Có thể, thực hiện việc niệm Phật hay niệm danh các vị Đại Bồ Tát ở mọi nơi.
Chẳng hạn niệm
- Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
- Nam Mô A Di Đà Phật
- Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát
- Nam Mô Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát
- Nam Mô Dược Sư Phật
5. Chép kinh, chú
Cách này dù mất khá nhiều thời gian nhưng công đức mang lại thì vô cùng to lớn và không thể tính được. Khi chép kinh, chú thì đầu bạn sẽ không bị vọng tưởng; tập trung vào từng câu Kinh, câu Chú để chép. Đồng thời, những cuốn kinh hay chú mà bạn chép có thể gửi lại về các ngôi chùa để tạo thêm công đức.
6. Nghiên cứu về Phật pháp và Hoằng dương Phật Pháp
Trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, nếu như bạn không có thời gian đi chùa nghe kinh hay pháp thì có thể tiếp cận kiến thức Phật giáo thông qua mạng xã hội, YouTube,…
7. Thực hành nghe Pháp Âm Mầu Nhiệm
Bạn có thể nghe các sư Giảng Pháp tại chùa hay đơn giản là lên mạng tìm và nghe các bài giảng Pháp. Bởi vì người nghe Pháp, hiểu và thực hành theo cũng sẽ tạo ra công đức vô lượng.
8. Lạy Phật, lễ kính Phật và các vị Đại Bồ Tát
Khi tham gia các khóa tu hoặc lúc đến chùa thì bạn nên dành thời gian để lễ, lạy các vị Phật, Đại Bồ Tát,… Trong trường hợp không có bàn thờ Phật và thậm chí không có tượng Phật thì bạn có thể quỳ và lạy Phật ở bất cứ nơi đâu (trừ nơi không sạch sẽ, trong lành); miễn là trong đầu quán tưởng đến các Ngài là được.
Bên cạnh đó, trong quá trình lạy Phật thì bạn nên kết hợp xưng tán công đức của Như Lai và tùy hỷ cúng dường công đức của các Ngài.
9. Sám hối nghiệp chướng và hồi hướng công đức mỗi ngày
Sám hối với oan gia trái chủ – sám hối tập khí, phiền não – sám hối những việc xấu tạo ra trong quá khứ và hiện tại. Việc sám hối mỗi ngày giúp chúng ta tiêu trừ nghiệp chướng, tiêu trừ tập khí xấu,… càng ngày việc tu hành của chúng ta sẽ ngày càng thêm tinh tấn, cuộc sống sẽ tốt đẹp lên.
Sau khi đã sám hối và tu tập thì nên Hồi hướng công đức cho Tam Bảo, gia đình và cho các chúng sanh mau có duyên lành Phật Pháp.
10. Thờ Phật tại gia
Nếu như nhà có ban thờ Phật thì hàng ngày bạn có thể tự làm đồ ăn chay, mua hương, hoa, đèn và đồ trang trí để cúng dường lên ban thờ Phật. Còn nếu nhà không có ban thờ Phật thì bạn có thể mua đồ và mang lên chùa cúng Phật.
11. Quy y tam bảo
Quy y tam bảo chính là một trong những dấu mốc đánh dấu việc bạn trở thành Phật tử. Để quy y tam bảo, bạn cần phải có những lời hứa khi quy y và việc thực hiện theo lời hứa đó sẽ góp phần giúp bạn tích lũy được nhiều phước đức cho bản thân.
Mỗi ngày bạn sẽ thực hiện việc tự quy y. Lời nói quy y có tam quy và tam kết như sau: Đệ tử chúng con tên là …(tên tục) suốt đời quy y Phật, suốt đời quy y Pháp, suốt đời quy y Tăng (lặp lại 3 lần). Quy y Phật rồi, quy y Pháp rồi, quy y Tăng rồi (lặp lại 3 lần).
12. Tâm hướng Phật
Hướng tâm, nhớ, nghĩ về các vị Phật và siêng năng niệm Phật với một tấm lòng thành kính là một trong những cách đơn giản giúp bạn tạo ra được công đức hằng ngày.
13. Ăn chay
Nếu như không thể ăn chay trường, bạn có thể linh hoạt ăn chay theo ngày, theo kỳ hoặc theo tháng. Việc ăn chay này sẽ giúp tạo ra công đức, giúp hạn chế việc sát sanh.
Ví dụ, có thể ăn chay ngày rằm, mồng một; hay nếu hơn nữa thì ta ăn chay ngày thập trai (1, 8, 14, 15, 18, 23, 24, 28, 29 và 30).
14. Vẽ tranh về Phật
Không cần phải có năng khiếu vẽ đẹp; bạn chỉ cần thành tâm, dồn hết công sức và niềm tôn kính của mình vào bức tranh là được. Với trường hợp không thể vẽ thì bạn có thể thực hiện in tranh Phật và tự tay tô điểm, trang trí tranh Phật. Đó là biểu hiện để bạn tích lũy, sản sinh công đức.
15. Thường xuyên phóng sinh
Chúng ta không cần quá cứng nhắc về việc phóng sinh; không nhất thiết là vào ngày Rằm hay ngày mùng 1 mới đi phóng sanh mà chỉ trong trường hợp nào đó bạn vô tình và hữu duyên gặp được thì có thể mua chúng để phóng sinh.
Lưu ý, khi chọn mua vật phóng sinh thì bạn không nên dặn hoặc đặt trước với người bán. Đồng thời, không nên mua con vật phóng sinh ở gần đền, chùa – là nơi người ta cố tính bán cho người đi chùa phóng sinh. Làm như vậy là bạn đang vô tình tiếp tay cho họ tiếp diễn hành động đi gom, bắt động vật về bán để kiếm lợi nhuận.
16. Ấn tống kinh sách về Phật hàng tháng
Khi gieo duyên Phật Pháp cho chúng sinh thì ngay trong kiếp này hoặc kiếp sau, bạn sẽ được người khác giúp đỡ trong tu tập Phật Pháp (gieo duyên lại), tăng trí huệ và tăng phước báu vô lượng.
Chú ý khi ấn tống Kinh, sách là phải cho tặng đúng đối tượng; có các ghi chú nhỏ giúp họ cẩn thận hơn trong bảo quản Kinh sách để tránh tình trạng phạm tội khinh nhờn hoặc phỉ báng Kinh Phật.
Ngoài ra, một số cách khác mà bạn cũng có thể thực hành những việc tạo công đức cho bản thân đó là:
- Khuyên, dẫn dắt những người khác năng niệm Phật, phóng sinh, làm việc thiện ăn chay, không nên sát sinh,…
- Từ thiện và bố thí cho người đang gặp khó khăn, hoạn nạn cần sự chung tay và giúp đỡ từ nhiều người.
- Làm công quả tại chùa, cúng dường để góp phần xây dựng chùa và kêu gọi cho nhà chùa.
- Thực hành bát quan trai.
- Phát Bồ đề tâm, rải tâm từ bi đến muôn loài.
- Thực hành hạnh nhẫn nhục; tu hạnh Quán Âm, hạnh Phổ Hiền và hạnh nguyện Địa Tạng Bồ tát.
- Bảo vệ lẽ phải, cứu giúp những người yếu thế và siêng bố thí cho chúng sinh.
Tìm hiểu về một số bộ truyện có tên liên quan đến “công đức vô lượng”
Ngoài việc được nhắc đến nhiều trong Phật pháp và đời sống, “công đức vô lượng” còn được sử dụng để đặt tên cho các bộ truyện. Một số bộ truyện có tên công đức vô lượng phổ biến hiện nay đó là:
1. Mạt thế chi công đức vô lượng
Là bộ truyện gồm 98 chương + 5 phiên ngoại, thuộc thể loại mạt thế, tang thi, hệ thống, chủ công, tùy thân không gian, tu chân, dị năng, 1×1 và có kết thúc HE (Happy Ending).
Theo đó, đây là câu chuyện trong hoàn cảnh mạt thế khảo nghiệm về nhân tính con người. Nhân vật chính bởi vì kiếm công đức mà cứu người, giết tang thi, liều mạng để làm việc tốt; đóng vai thánh mẫu và cuối cùng đã trở thành đấng cứu thế.
2. Nam chủ, anh ta công đức vô lượng (Nam chủ hắn ta công đức vô lượng)
Bộ truyện Nam chủ anh ta công đức vô lượng gồm có 171 chương, thuộc thể loại hiện đại, trong đó nữ mang âm khí nặng còn nam mang công đức vô lượng. Bộ truyện này là sự lựa chọn thích hợp dành cho những ai thích thể loại kinh dị xen chút ngôn tình ngọt ngào.
Nam chủ anh ta công đức vô lượng là bộ truyện hài hước, nhưng không kém phần ý nghĩa và cảm động. Bạn có thể bật cười trước những câu nói đầy ngây ngô của Việt Khê, có thể cực kỳ rùng rợn trước những phân cảnh kỳ dị u ám và cũng có thể bật khóc trước số phận của các oan hồn hóa thành lệ quỷ. Và đến cuối cùng sẽ cảm nhận được sự bình yên và thanh thản sau khi công lý đã được thực thi.
3. Xuyên nhanh chi nữ xứng công đức vô lượng (Khoái xuyên chi nữ phụ công đức vô lượng)
Đây là bộ truyện gồm có 70 chương và thuộc thể loại nguyên sang, ngôn tình, hiện đại, OE, xuyên nhanh, tình cảm.
Qua bài viết, chúng tôi tin rằng bạn đã hiểu công đức vô lượng là gì. Theo đó, có rất nhiều cách để tạo công đức vô lượng nhưng điều quan trọng nhất mà bạn cần nhớ rằng phải thực hiện bằng tất cả tấm lòng của bản thân mới gặt hái được thành quả!
Tôi là Phạm Xuân Thanh – Tôi đã có kinh nghiệm hơn 3 năm review đánh giá về các loại máy móc công nghiệp, thiết bị vệ sinh công nghiệp, cách chăm sóc xe hơi. Tôi hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn về các công dụng, chức năng của các loại thiết bị công nghiệp và các cách chăm sóc xe hơi này.