Những cách từ chối nhận việc khéo léo nhất

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì nhu cầu thị trường việc làm cũng tăng cao đáng kể. Người lao động thường ứng tuyển ở nhiều nơi khác nhau trước khi xem xét và đưa ra lựa chọn môi trường làm việc phù hợp nhất. Khi đã chọn được công việc tốt nhất thì việc dành thời gian thông báo từ chối nhận việc đến nhà tuyển dụng cần nên làm. Vậy cách từ chối nhận việc thế nào cho thật khéo léo, không gây mất lòng nhà tuyển dụng? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu vấn đề này qua nội dung bên dưới đây nhé! 

Gợi ý cách từ chối nhận việc cực khéo mà bạn nên biết!
Gợi ý cách từ chối nhận việc cực khéo mà bạn nên biết!

Một số lưu ý quan trọng khi từ chối nhận việc 

Để vừa thể hiện được sự chuyên nghiệp tạo, vừa gây ấn tượng cũng như giữ được mối quan hệ tốt với nhà tuyển dụng; thì khi từ chối nhận việc ứng cử viên cần lưu ý một vài vấn đề quan trong dưới đây:

1. Loại bỏ lối suy nghĩ “từ chối trong im lặng”

Một trong những cách từ chối nhận việc gây mất thiện cảm nhất đó chính là lựa chọn im lặng. Lời từ chối đôi khi rất khó nói ra, nhưng cũng không có lý do gì để bạn chọn im lặng là sự hồi đáp duy nhất dành cho nhà tuyển dụng.

Đừng bao giờ chọn cách từ chối trong sự “im lặng”
Đừng bao giờ chọn cách từ chối trong sự “im lặng”

Nhiều doanh nghiệp tổ chức 1-2 vòng phỏng vấn và thực hành trước khi đưa ra kết quả cuối cùng; nhưng đối với nhà tuyển dụng và hội đồng đánh giá thì là cả một quy trình. Phải nhớ rằng, khi đưa ra quyết định chọn bạn thì đôi khi nhà tuyển dụng phải từ chối rất nhiều ứng viên khác. Và dĩ nhiên, chẳng một nhà tuyển dụng nào mong muốn nhận được cách hồi đáp này của ứng viên.

Tuy nhiên, đáng buồn thay thực tế hiện nay đây lại là cách ứng kém xử chuyên nghiệp mà không ít người lựa chọn khi từ chối nhận việc. Điều này làm hình ảnh chung của ứng cử viên bị xấu đi trong mắt các nhà tuyển dụng. Vậy nên hãy từ bỏ ngay lối suy nghĩ này khi từ chối nhận việc bạn nhé!

2. Thời gian phản hồi lại nhà tuyển dụng càng sớm càng tốt

Vấn đề đầu tiên chính là thời gian; bạn cần phải trả lời càng sớm càng tốt. Dù bạn được phép cân nhắc thật kỹ để đưa ra sự lựa chọn phù hợp, nhưng không có nghĩa bạn được suy nghĩ quá lâu. Hãy nghĩ đến nhà tuyển dụng đang phải ráo riết tìm nhân sự nên nếu muốn từ chối thì phải làm điều đó thật nhanh chóng. 

Thời gian hợp lý nhất để có cách từ chối nhận việc lịch sự là trong vòng 24 giờ, tính từ lúc nhận được thông báo trúng tuyển của nhà tuyển dụng. Hãy cùng giúp nhau tiết kiệm thời gian, tránh gây ảnh hưởng đến tiến độ làm việc của doanh nghiệp cũng như chính bạn. 

3. Bày tỏ lời cảm ơn chân thành về buổi phỏng vấn và lời mời nhận việc của công ty

Đừng biến bản thân mình thành một người kém chuyên nghiệp khi không bày tỏ sự cảm kích đến nhà tuyển dụng. Bởi, họ xứng đáng nhận được sự biết ơn của bạn vì đã dành thời gian sàng lọc hồ sơ, tìm hiểu về bạn cũng như tốn thời gian trao đổi phỏng vấn. 

Bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc với nhà tuyển dụng
Bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc với nhà tuyển dụng

Nếu từ chối nhận việc, hãy tìm cách thể hiện sự trân trọng đối với thiện chí của nhà tuyển dụng giúp bạn có cơ hội được tiếp xúc với công ty và được chia sẻ thêm nhiều kinh nghiệm làm việc trong cuộc phỏng vấn vừa qua. Và lời cảm ơn chính là sự trân trọng của bạn dành cho nhà tuyển dụng; đồng thời sẽ góp phần xây dựng ấn tượng tốt của bạn đến họ.

4. Trình bày lý do thật ngắn gọn và hợp lý

Sau buổi phỏng vấn, nếu như bạn cảm thấy mình không phù hợp với văn hóa công ty, hoặc công việc không như bạn tưởng tượng, mức lương chưa như mong đợi,… cũng đừng nói thẳng nguyên nhân từ chối nhận việc ra như thế.

Đây là vấn đề khá “nhạy cảm” nên thay vào đó, hãy sử dụng các nguyên nhân ngắn gọn và chuyên nghiệp như công việc không giống với định hướng của bản thân; muốn thay đổi mục tiêu nghề nghiệp;… Đặc biệt bạn không nên “tỉ tê” những gì bản thân phải trải qua để đưa ra quyết định khó khăn như thế. 

5. Bày tỏ mong muốn được hợp tác khi có cơ hội

Khéo léo gửi thêm lời mong muốn được giữ mối liên hệ với nhà tuyển dụng chính là một cách từ chối nhận việc rất thông minh. Đừng quên tỏ rõ sự tiếc nuối khi không được hợp tác cùng nhau, hy vọng trong tương lai sẽ có cơ hội hợp tác cùng phát triển vì trái đất tròn lắm không gặp nhau ở cơ hội này, biết đâu bạn sẽ gặp lại nhà tuyển dụng ở cơ hội khác. 

Ứng viên nên giữ liên hệ với nhà tuyển dụng để mở ra cơ hội trong tương lai
Ứng viên nên giữ liên hệ với nhà tuyển dụng để mở ra cơ hội trong tương lai

Ngoài ra, một cách xử lý từ chối nhận việc thông minh và “có tâm” đó là hãy giới thiệu đến quý công ty một số ứng viên tiềm năng phù hợp khác. Bởi, khi bạn thông báo gấp thì họ cũng khó tìm được ứng cử viên thay thế trong ngày một ngày hai. Việc bạn đề xuất người khác vừa đảm bảo các tiêu chí công ty đang tuyển dụng, vừa giúp họ giảm được thời gian – công sức – chi phí tuyển dụng. 

Hướng dẫn cách từ chối nhận việc khéo léo, tinh tế

Theo đó, để từ chối nhận việc thì ứng viên có thể từ chối thông qua 2 hình thức gọi điện và gửi email. Dẫu vậy thì dù là bằng cách nào thì việc từ chối offer cũng đòi hỏi thể hiện khéo léo để giữ được mối quan hệ tốt đẹp với nhà tuyển dụng; đồng thời mở rộng cơ hội làm việc trong tương lai. 

1. Cách từ chối nhận việc thông qua điện thoại

Thường thì nhà tuyển dụng sẽ gọi điện để tìm hiểu sơ lược về mỗi ứng viên trước khi đến cuộc phỏng vấn. Ngay lúc đấy, bạn cảm thấy môi trường không phù hợp với mình thì hãy trả lời một cách nhẹ nhàng với giọng điệu tôn trọng, chân thành. Lưu ý rằng, đừng vội tắt máy ngang hoặc thẳng thừng đưa ra lý do. Hãy lắng nghe và bày tỏ lý do, đồng thời cảm ơn vì đã dành thời gian gọi điện cho bạn. 

Hướng dẫn cách từ chối nhận việc qua điện thoại
Hướng dẫn cách từ chối nhận việc qua điện thoại

Trường hợp sau phỏng vấn bạn quyết định từ chối nhận việc, hãy gọi điện thoại cho người đã liên lạc trực tiếp với bạn khi phỏng vấn và tiến hành thực hiện theo cách từ chối nhận việc nêu bên trên. 

Lưu ý, nói chuyện qua điện thoại nên bạn cần tìm nơi yên tĩnh; kiềm chế cảm xúc, sử dụng ngôn ngữ dễ hiểu và quan trọng là không được tỏ thái độ thiếu tôn trọng. Hãy để lại ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng, vì có thể thời điểm hiện tại bạn từ chối nhưng tương lai thì không biết thế nào được, bạn lại ứng tuyển vào công ty đó thì sao. 

2. Cách từ chối nhận việc thông qua email

Để có cách từ chối nhận việc qua email thể hiện được sự chuyên nghiệp của bản thân, bạn cần lưu ý phải có những nội dung dưới đây trong email:

Cấu trúc của một email từ chối nhận việc 
Cấu trúc của một email từ chối nhận việc
  • Tiêu đề email: Họ và tên ứng viên – Vị trí công việc đã ứng tuyển.
  • Lời mở đầu: Chào hỏi/Kính gửi Anh/Chị; giới thiệu bản thân, vị trí phỏng vấn ứng tuyển và ngày phỏng vấn.
  • Lời cảm ơn: Hãy có lời cảm ơn công ty về lời đề nghị và khoảng thời gian quý báu mà nhà tuyển dụng dành cho bạn.
  • Lời từ chối: Thông báo về lý do bạn không thể đảm nhận vị trí được nhận việc và bày tỏ sự tiếc nuối (lý do ngắn gọn nhất có thể).
  • Lời kết: Bày tỏ sự cảm kích thêm một lần nữa và thể hiện mong muốn hợp tác nếu có cơ hội trong tương lai.

Gợi ý 4 mẫu thư từ chối nhận việc tinh tế, chuyên nghiệp không mất lòng nhà tuyển dụng

Bạn đang khó khăn trong việc gửi thư từ chối nhận việc cho đúng và phù hợp thì có thể tham khảo một số mẫu thư dưới đây. Với từng lý do từ chối nhận việc khác nhau, bạn có thể áp dụng trong từng mẫu thư đảm bảo tiêu chí lịch sự, khéo léo và trân trọng với lời mời công việc.

Những mẫu email từ chối nhận việc lịch sự, khôn khéo nhất năm 2023!
Những mẫu email từ chối nhận việc lịch sự, khôn khéo nhất năm 2023!

Mẫu 1: Khi công việc chưa phù hợp với bạn

TIÊU ĐỀ EMAIL: THƯ PHẢN HỒI LỜI MỜI LÀM VIỆC CHO VỊ TRÍ [TÊN VỊ TRÍ] TẠI CÔNG TY [TÊN CÔNG TY]

Kính gửi: Anh/Chị [Tên người phỏng vấn] + [Tên Đơn vị]

Em là [Họ và tên], em đã nhận được lời mời nhận việc cho vị trí [Tên vị trí] vào ngày [Thời gian nhận công việc]. 

Trước hết, em xin phép được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Anh/Chị  [Họ và tên người phỏng vấn] và Quý công ty [Tên công ty] đã gửi lời đề nghị em làm việc tại công ty với vị trí [Tên vị trí]. Em vô cùng biết ơn và đánh giá cao lời đề nghị, cũng như sự quan tâm của anh/chị vì đã dành thời gian trao đổi trong suốt quá trình phỏng vấn vừa qua. 

Đây là một quyết định khó khăn, nhưng bản thân em không thể nhận công việc tại vị trí này. Sau thời gian dài cân nhắc kỹ lưỡng, vị trí [Tên vị trí] chưa thực sự phù hợp với mục tiêu nghề nghiệp hiện tại của em. 

Một lần nữa, em muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Anh/Chị và Quý công ty [Tên công ty] đã tạo cơ hội cho em. Em thật sự rất tiếc vì không thể trở thành một phần của công ty tại thời điểm này! Mong công ty có thể sớm tìm được một ứng viên khác phù hợp cho vị trí này.

Em xin cảm ơn anh/chị và công ty một lần nữa vì có cơ hội được gặp gỡ và trò chuyện tuyệt vời như vậy với mọi người. Chúc Anh/Chị và Quý công ty [Tên công ty] ngày càng phát triển trong thời gian sắp tới.

Trân trọng cảm ơn,

Ký tên.

Mẫu 2: Khi bạn đã nhận lời mời nhận việc của một công ty khác 

TIÊU ĐỀ EMAIL: [HỌ VÀ TÊN] – [TÊN VỊ TRÍ ỨNG TUYỂN] [TÊN CÔNG TY]

Kính gửi: Phòng tuyển dụng nhân sự Quý công ty [Tên công ty]

Em là [Họ và tên] đã ứng tuyển vào [Tên vị trí]. Trước hết, xin được cảm ơn Quý công ty đã dành thời gian trong buổi phỏng vấn vào ngày [Thời gian phỏng vấn] và có lời mời em đảm nhận vị trí [Tên vị trí] tại Quý công ty.

Tuy rất tiếc nhưng em gửi thư này để thông tin đến Quý công ty em đã chấp nhận lời mời làm việc ở một công ty khác phù hợp với định hướng công việc hiện tại của em hơn. Cho phép em gửi lời xin lỗi chân thành vì sự bất tiện này và hy vọng công ty thông cảm giúp em.

Một lần nữa, em vô cùng biết ơn công ty đã quan tâm hồ sơ ứng tuyển của em cũng như dành thời gian phỏng vấn và tạo cơ hội cho em được tiếp quản vị trí [Tên vị trí ứng tuyển] tại công ty. Hy vọng công ty có thể sớm tìm được ứng cử viên khác thích hợp. Mong rằng tương lai em sẽ có cơ hội hợp tác cùng Quý công ty.

Chúc Quý công ty [Tên công ty] luôn thành công, phát triển vững mạnh và mọi công việc được thuận buồm xuôi gió!

Trân trọng cảm ơn,

Ký tên.

Mẫu 3: Khi mức lương của nhà tuyển dụng đưa ra chưa phù hợp

TIÊU ĐỀ EMAIL: THƯ PHẢN HỒI LỜI MỜI LÀM VIỆC CHO VỊ TRÍ [TÊN VỊ TRÍ] TẠI CÔNG TY [TÊN CÔNG TY]

Kính gửi: Phòng tuyển dụng nhân sự Quý Công ty [Tên công ty]

Tôi là [Họ và tên]. Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn Quý công ty đã tạo cơ hội để tôi được hiểu thêm nhiều về tầm nhìn cho sự phát triển của Quý công ty trong buổi phỏng vấn vào ngày [Thời gian phỏng vấn]. Tôi rất vui và rất trân trọng khi được Quý công ty tin tưởng trao cơ hội cho tôi đảm nhận vị trí [Tên vị trí]. 

Tận đáy lòng, tôi vô cùng biết ơn Quý công ty đã dành thời gian trao đổi và cân nhắc để đưa ra các chính sách lương thưởng, phúc lợi phù hợp cho vị trí [Tên vị trí] tại Quý công ty. Tuy nhiên, thông tin liên quan đến chính sách lương thưởng và phúc lợi của Quý công ty đưa ra chưa thực sự phù hợp với những mong đợi của tôi.

Một lần nữa, xin cảm Quý công ty đã quan tâm đến năng lực làm việc của tôi và tạo cơ hội để tôi làm việc tại vị trí [Tên vị trí]. Hy vọng công ty sẽ sớm tìm được ứng viên phù hợp nhất với vị trí này! Mong rằng sẽ có được cơ hội cùng công ty trong một dịp khác. 

Chúc công ty [Tên công ty] luôn thành công và phát triển!

Trân trọng cảm ơn,

Ký tên.

Mẫu 4: Khi văn hóa và phong cách làm việc tại công ty không phù hợp

TIÊU ĐỀ EMAIL: THƯ PHẢN HỒI LỜI MỜI LÀM VIỆC CHO VỊ TRÍ [TÊN VỊ TRÍ] TẠI CÔNG TY [TÊN CÔNG TY]

Kính gửi: Anh/Chị [Tên người phỏng vấn] + [Tên Đơn vị]

Em là [Họ và Tên]. Trước tiên, cho phép em được gửi một lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến Anh/Chị và Quý công ty đã tạo cơ hội cho em được tiếp quản vị trí [Tên vị trí ứng tuyển] tại công ty. 

Sau thời gian cân nhắc kỹ lưỡng, em cảm thấy văn hóa và phong cách làm việc tại công ty không thực sự phù hợp với bản thân mình. Em vô cùng tiếc nuối khi phải từ chối lời mời nhận công việc tại Quý công ty. Rất mong được Anh/Chị và Quý công ty thông cảm.

Một lần nữa, em vô cùng biết ơn Anh/Chị và Quý công ty đã quan tâm đến hồ sơ ứng tuyển, dành thời gian phỏng vấn và gửi cho em lời mời đề nghị nhận việc cho vị trí [Tên vị trí ứng tuyển]. Hy vọng rằng chúng ta sẽ có cơ hội hợp tác trong tương lai không xa.

Chúc Anh/Chị và Quý công ty sẽ nhanh chóng tìm được ứng viên phù hợp cho vị trí này. Chúc Quý công ty sẽ luôn thành công và phát triển vững bền!

Trân trọng,

Ký tên

Qua những cách từ chối nhận việc đầy tinh tế gợi ý bên trên, chúng tôi tin rằng bạn sẽ không còn phải “sợ hãi” khi từ chối nhận việc các nhà tuyển dụng nữa. Việc từ chối nhận việc có thể sẽ là một nhiệm vụ khó khăn nhưng khi đã thực hiện tốt thì nó cho phép bạn chuyển sang công việc phù hợp nhất, đồng thời giữ nguyên vẹn mạng lưới kết nối trong ngành của bạn.

About Phạm Xuân Thanh

Tôi là Phạm Xuân Thanh – Tôi đã có kinh nghiệm hơn 3 năm review đánh giá về các loại máy móc công nghiệp, thiết bị vệ sinh công nghiệp, cách chăm sóc xe hơi. Tôi hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn về các công dụng, chức năng của các loại thiết bị công nghiệp và các cách chăm sóc xe hơi này.

View all posts by Phạm Xuân Thanh →