Nghệ thuật nói “không” và cách từ chối khéo khi bị nhờ vả cực hiệu quả

Giúp đỡ người khác là một việc nên làm, đặc biệt là đối với những người đồng nghiệp và người thân yêu xung quanh ta. Tuy nhiên, ở một số trường hợp quá thường xuyên thì “lòng tốt bị lợi dụng” thì ta phải làm thế nào để từ chối khéo? Dưới đây là những cách từ chối khéo khi bị nhờ vả và nghệ thuật nói “không” trong giao tiếp cực hay!

Lợi ích mang lại của kỹ năng từ chối khéo trong giao tiếp

Trong giao tiếp, kỹ năng từ chối (Rejection skills) là kỹ năng nói “không” trong những trường hợp cá nhân không thể giúp đỡ hay tiếp nhận công việc. Việc sử dụng ngôn ngữ, cử chỉ để thể hiện việc không chấp nhận những điều được nhờ vả hay yêu cầu mà không làm mất lòng người khác cũng như đúng chuẩn mực. 

Kỹ năng từ chối khéo khi bị nhờ vả mang đến rất nhiều lợi ích
Kỹ năng từ chối khéo khi bị nhờ vả mang đến rất nhiều lợi ích

Khi hiểu được những lợi ích của việc biết từ chối đúng lúc, đúng thời điểm thì bạn sẽ nhận ra tầm quan trọng của kỹ năng từ chối khéo khi bị nhờ vả trong cuộc sống và trong công việc.

  • Người bị nhờ vả sẽ có nhiều thời gian tập trung vào các công việc chuyên môn, sở thích cá nhân, nghỉ ngơi, thư giãn, cân bằng cuộc sống,… cũng như dành nhiều công sức hơn cho giá trị của bản thân.
  • Giảm bớt được tình trạng căng thẳng, mệt mỏi kéo dài; bởi đa phần việc chấp nhận quá nhiều công việc ít nhiều khiến cho bạn cảm thấy áp lực và thậm chí là khó chịu khi phải làm quá nhiều nhưng vẫn không thể nào từ chối. 
  • Có thêm nhiều thời gian cho việc rèn luyện các kỹ năng cần thiết cho bản thân, phát triển và theo đuổi dự án riêng; tập trung chăm sóc gia đình và những người thân yêu.
  • Sẽ tự khẳng định được giá trị của bản thân; đặc biệt nếu biết cách từ chối khéo thì giá trị của chính bạn sẽ được nâng cao và tôn trọng hơn, thay vì bị nghĩ là người dễ dãi, dễ bắt nạt, thích lo chuyện bao đồng. 
  • Từ chối sự nhờ vả từ người khác chính là cách giúp đỡ họ rèn luyện thêm kỹ năng sống, nhất là đối với loại người lười nhác và ỷ quyền ép thế. Bạn sẽ giúp họ nhận ra trong cuộc sống này phải làm việc thì mới có thể tồn tại được. 
  • Học được kỹ năng từ chối khéo cũng chính là học được cách đánh giá mọi sự vật, sự việc xung quanh một cách rõ ràng, công tâm phân minh hơn; sẽ biết nhìn nhận vấn đề một cách khách quan hơn thay vì cứ tập trung làm việc mãi. 

Cách thức để rèn luyện kỹ năng từ chối khéo khi bị nhờ vả

Thực chất, kỹ năng từ chối khi bị nhờ vả là điều rất đơn giản; nhưng chủ yếu bạn cần phải thay đổi cách nghĩ cũng như dám nói lời từ chối người khác. Một số cách thức giúp rèn luyện kỹ năng từ chối trong giao tiếp đó là:

  • Đánh giá đúng khả năng bản thân: Trước khi quyết định từ chối hay đồng ý lời nhờ vả của đối phương, bạn cần đánh giá đúng khả năng của bản thân mình. Bạn cần phải hiểu rõ bản thân của mình có thật sự giúp đỡ được người khác không; khả năng của bản thân có làm được hay không và việc giúp đỡ có làm ảnh hưởng đến công việc của mình không.
  • Thái độ từ chối: Thái độ nói “không” là kỹ năng hàng đầu giúp bạn giữ được mối quan hệ với đối phương cùng sự tôn trọng chính bản thân bạn. Bạn cần khôn khéo, mềm mỏng trong thái độ từ chối; học cách mỉm cười tự nhiên và xin lỗi. Đồng thời phải học cách kiểm soát sự nóng giận trong thái độ của mình khi từ chối. 
Rèn luyện kỹ năng từ chối khéo trong giao tiếp hàng ngày 
Rèn luyện kỹ năng từ chối khéo trong giao tiếp hàng ngày
  • Giải thích cho sự từ chối: Muốn việc từ chối đạt hiệu quả tốt nhất, bạn cần phải có lý do từ chối hợp lý. Lý do có sức thuyết phục lớn có thể đến từ các vấn đề liên quan đến gia đình, công việc, người thân,… 
  • Đừng cảm thấy có lỗi: Đa phần lý do mọi người không dám nói “không” đều vì nể nang, sợ mất lòng người khác. Vậy nên một khi đã muốn rèn kỹ năng từ chối thì điều đầu tiên bạn cần phải làm là không để bản thân cảm thấy có lỗi và phải nhớ rằng bạn có quyền từ chối khi bị nhờ vả. Đặc biệt, nếu đối phương gây khó khăn, nói xấu hay chỉ trích bạn thì cũng đừng “tự” xuyên tạc bản thân; dẫu biết giúp đỡ người khác là điều tốt nhưng không có khả năng giúp thì hãy cho qua, đừng nghĩ nhiều tới nó. 
  • Đọc thêm tư liệu: Việc học cách từ chối khéo khi bị nhờ vả trong thực tiễn cũng có thể rèn luyện thông qua sách báo, tư liệu hay phương tiện truyền thông đại chúng. Có nhiều tư liệu nói về kỹ năng từ chối khi bị nhờ vả hiệu quả, các câu chuyện của người nổi tiếng, doanh nhân và diễn giả. Khi thông tin và kỹ năng đầy đủ cho xử lý các tình huống thì cách bạn từ chối cũng sẽ thể hiện trình độ khác; giúp người khác dễ thấu hiểu và cảm thông hơn.

Xem thêm::
Tổng hợp các cách từ chối khéo trong giao tiếp hàng ngày
Từ chối đi chơi một cách khéo léo không bị mất lòng

Các cách từ chối khéo khi bị nhờ vả dành cho bạn 

Mỗi chúng ta hẳn đã không ít lần gặp phải trường hợp éo le như đồng nghiệp nhờ làm hộ hay mang danh hỗ trợ thực hiện công việc, sếp giao thêm việc ngoài giờ, bạn bè nhờ làm hộ bài tập, chị em nhờ làm hộ công việc nhà,… Dù không có khả năng hoặc không muốn đáp ứng nhưng vẫn cứ phải ậm ừ chấp nhận. Làm sao để từ chối khéo khi bị nhờ vả nhưng vẫn nhận được sự đồng thuận? Hãy cùng chúng tôi điểm qua những cách dưới đây nhé!

1. Từ chối bằng những lời nói nhẹ nhàng

Trước khi mở lời từ chối nhờ vả của một ai đó, hãy chuẩn bị thật kỹ càng. Nếu nói “không” một cách cứng nhắc thì đối phương có thể cảm thấy phật ý và thậm chí sẽ tỏ thái độ giận dỗi bạn. 

Sử dụng ngôn ngữ từ chối khéo léo, nhẹ nhàng
Sử dụng ngôn ngữ từ chối khéo léo, nhẹ nhàng

Vậy nên hãy nói lời từ chối nhẹ nhàng và khéo léo, hòa nhã để họ không có cách nào buông lời trách cứ. Hãy hạn chế tối đa lời từ chối trực tiếp như “Tôi không thể giúp bạn”; thay vì nói “không” hãy tinh tế hơn để truyền đạt cho họ biết rằng bạn rất áy náy và lấy làm tiếc nuối khi không thể giúp đỡ họ như “Thật không may, tôi không thể đồng ý với lần nhờ vả này của bạn”,… 

2. Tránh động tới thể diện và lòng tự trọng của đối phương

Khi nói lời từ chối, nếu bạn không tinh tế và khéo léo thì rất dễ làm tổn thương tới thể diện và lòng tự trọng của người đi nhờ vả. Bởi khi nhờ sự giúp đỡ, bạn lập tức nói “không được” thì họ sẽ cảm thấy xấu hổ, lúng túng và khiến cho những cuộc trò chuyện sau này của 2 người thật khó khăn. Vậy nên hãy thật tôn trọng đối phương, lắng nghe hết vấn đề của họ đã nhé. 

Tiếp đến, có thể bày tỏ sự thấu hiểu và cảm thông với khó khăn họ đang gặp phải. Trong lúc từ chối hãy giúp họ hiểu rằng bạn cũng không đủ khả năng để giải quyết vấn đề đó. Lưu ý, tuyệt đối không nói những lời chê bai năng lực của họ; phải cư xử lịch sự thể hiện sự tôn trọng và giữ thể diện cho nhau để không làm mối quan hệ của 2 người trở nên tồi tệ. 

3. Giảm bớt kỳ vọng của đối phương với bạn 

Khi người nào đó có lời nhờ vả tức là họ đang đặt kỳ vọng cao và tin tưởng vào khả năng giải quyết vấn đề của bạn. Thế nên nếu như bạn cố gắng khoe mẽ thế mạnh của mình và đề cao khả năng của bản thân thì chỉ làm gia tăng sự tín nhiệm, kỳ vọng của đối phương. Như vậy thì sẽ thật khó khăn để bạn mở lời nói “không” sau đó.

Nêu ra hạn chế của bản thân về vấn đề đối phương muốn nhờ vả
Nêu ra hạn chế của bản thân về vấn đề đối phương muốn nhờ vả

Với trường hợp này, cách phù hợp nhất là bạn phải khéo léo trình bày về những hạn chế của bản thân về vấn đề đối phương đang định nhờ vả để họ thấy bạn không còn phù hợp với vấn đề đó nữa. Bạn có thể nói rằng “Tiếc quá, tôi không thể thực hiện được điều này!” hay “Tôi không đủ kỹ năng và kiến thức để hoàn thành nhiệm vụ này”. Có như vậy thì đối phương sẽ thoải mái đón nhận lời từ chối tinh tế của bạn và sẽ đi tìm một đối tượng phù hợp hơn để nhờ sự giúp đỡ. 

4. Trình bày về hoàn cảnh của bạn với đối phương

Thường thì khi ai đó cần đến sự giúp đỡ của bạn thì họ luôn hy vọng yêu cầu của mình được đáp ứng đầu tiên, mà ít xem xét đến các hệ quả có thể bị kéo theo sau đó. Do đó, khi nhận lời nhờ vả từ người khác nếu như nó nằm ngoài khả năng của bản thân bạn hoặc có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến bản thân thì hãy chỉ ra cho họ thấy điều đó. 

Ví dụ, bạn đang bận “tối mắt tối mũi” trong công việc của mình thì hãy khéo léo thể hiện bằng cách nói “Tôi rất muốn giúp đỡ nhưng hiện tại tôi đang bị quá tải với công việc của mình trong thời gian này!”; hoặc “Tôi thật sự xin lỗi vì phải nói không thể, tôi đang cần phải ưu tiên cho chuyện gia đình vào thời điểm này!” nghĩa là bạn còn có chuyện cá nhân cần giải quyết sau giờ làm việc. Tin rằng sau khi nghe được điều đó thì đối phương sẽ tự đặt mình vào hoàn cảnh của bạn để suy ngẫm và cảm thông cho lời từ chối của bạn thôi. 

5. Từ chối bằng một thái độ chân thành 

Từ chối là điều mà chẳng ai muốn cả, dù là người nghe hay người nói. Tuy nhiên, bạn vẫn phải học cách nói “không” trong những tình huống cần thiết. Sau khi nhận được lời đề nghị nhờ vả giúp đỡ nào đó, dù trực tiếp hay gián tiếp (qua facebook, email,…) thì bạn cũng cần đưa ra các câu trả lời cho đối phương.

Bên cạnh đó, bạn cũng đừng quên gửi lời xin lỗi vì không thể đồng ý với sự nhờ của họ. Vì điều đó sẽ giúp đối phương cảm nhận được sự chân thành của bạn; cho thấy bạn thật sự quan tâm và luôn cân nhắc tới lời đề nghị giúp đỡ của họ. Có như vậy thì bạn sẽ không làm ảnh hưởng tới mối quan hệ của bạn và người đó. 

6. Đưa ra một giải pháp thay thế

Lời từ chối của bạn sẽ có thêm phần thuyết phục nếu như bạn gợi ý cho đối phương những giải pháp cụ thể. Trong tình huống lời nhờ vả không phù hợp với lịch trình thời gian của bạn hôm đó thì có thể đề nghị chuyển sang một ngày khác khi bạn rảnh hơn như “Thật tiếc khi hôm nay tôi không thể giúp được bạn, nhưng nếu như bạn không cần gấp thì ngày mai tôi có thể hoàn thành nó giúp bạn”. Tuy nhiên đừng dùng cách này để chống chế với họ, nếu như bạn thật sự không thể giúp đỡ thì hãy cư xử lịch sự và đồng thời giải thích thật ngắn gọn với họ.

Đưa ra gợi ý về một giải pháp thay thế
Đưa ra gợi ý về một giải pháp thay thế

Ngoài phương án trên, bạn còn có thể đưa ra cho đối phương những lựa chọn phù hợp nhất. Hãy phân tích cho họ thấy rằng với lĩnh vực họ đang gặp phải thì cô A/ anh B sẽ am hiểu và hỗ trợ họ tốt hơn. Có thể thấy rằng, việc đưa ra những lựa chọn thay thế cũng sẽ thể hiện sự quan tâm của bạn tới sự nhờ vả đó và làm người đi nhờ vả thật dễ chịu ngay cả khi bạn không đồng ý giúp đỡ. 

Nội dung bài viết trên chúng tôi đã cung cấp các thông tin về cách từ chối khi bị nhờ vả chân thành, không làm mất lòng đối phương. Các bạn thân mến, từ chối là một kỹ năng sống quan trọng và nghệ thuật giao tiếp hết sức cần thiết trong cuộc sống, công việc. Hãy lựa chọn cách thức phù hợp để giúp bản thân mình tự tin hơn khi nói “không” với mọi người nhé!

About Phạm Xuân Thanh

Tôi là Phạm Xuân Thanh – Tôi đã có kinh nghiệm hơn 3 năm review đánh giá về các loại máy móc công nghiệp, thiết bị vệ sinh công nghiệp, cách chăm sóc xe hơi. Tôi hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn về các công dụng, chức năng của các loại thiết bị công nghiệp và các cách chăm sóc xe hơi này.

View all posts by Phạm Xuân Thanh →