Cách từ chối cho mượn tiền khôn ngoan, không gây mất lòng ai

Cách từ chối cho mượn tiền được xem là một kỹ năng cần thiết đối với mỗi người. Bởi tiền bạc là vấn đề khá nhạy cảm, không cho vay thì sợ mất lòng mà cho vay rồi thì ái ngại việc đòi; chưa kể gặp phải một số người hay “quên” nữa lại càng đau đầu. Nếu có những lời đề nghị vay tiền khiến bạn cảm thấy khó xử, muốn từ chối nhưng không biết phải làm sao thì hãy tham khảo bài viết sau. 

Cách từ chối cho mượn tiền không gây mất lòng 

Thực tế việc vay tiền có thể dẫn đến nhiều vấn đề tế nhị, khi cho vay thì mình là “bà hoàng” còn khi đòi nợ lại là “ăn xin”. Thậm chí nhiều trường hợp còn mất đi cả mối quan hệ và số tiền cho vay. Thế nên trước khi cho ai đó vay tiền, hãy cân nhắc kỹ để giảm thiểu rủi ro. Nếu không muốn cho mượn tiền, các bạn có thể áp dụng cách từ chối dưới đây để không làm mất lòng đối phương.

Cách từ chối cho mượn tiền không làm đối phương mất lòng 
Cách từ chối cho mượn tiền không làm đối phương mất lòng

Lấy lý do để từ chối cho vay tiền 

Đây là một trong những cách từ chối cho mượn tiền đơn giản, phổ biến nhất. Có rất nhiều lý do để bạn từ chối cho ai đó vay tiền, nhưng cần nói với thái độ khéo léo, mềm mỏng. Ví dụ như: “Mình dạo này cũng kẹt”, “Tôi đang dồn tiền để mua… (thứ gì đó)”, “Dạo này tôi đầu tư nhiều quá, không còn tiền dư giả”,…

Nếu đã đưa ra những lý do trên, những người biết điều khi vay 1 – 2 lần nhưng bạn từ chối thì họ cũng hiểu cho bạn. Còn kiểu hỏi vay liên tục thì đôi khi chúng ta cũng không cần “quá khéo” nữa. Chỉ đơn giản là nói không mà thôi: “Tao không có mày ạ”, “Tiền tớ tiêu còn chả đủ lấy đâu ra mà cho vay”…

Cách từ chối khéo khi người khác hỏi mượn tiền cho người cả nể
Cách từ chối khéo khi người khác hỏi mượn tiền cho người cả nể

“Ôi, sao bạn không nói sớm?”

Cách từ chối mượn tiền làm sao để người ta không cảm thấy bạn đang cố giả vờ? Với câu “sao bạn không nói sớm với mình?”, không chỉ là lời từ chối vay tiền khéo léo mà còn tỏ thái độ thành thật của bạn. Câu nói này dường như có thể áp dụng trong mọi trường hợp. 

Ví dụ như: “Ôi, sao bạn không nói sớm với mình, mình mới cho anh A mượn tiền rồi!” Chỉ cần nói câu này kèm với thái độ tiếc nuối vì bạn không thể giúp được họ. Và người đó cũng không thể trách rằng bạn “keo kiệt” vì không phải bạn không muốn cho vay tiền mà vì bạn cho người khác mượn trước rồi. 

Nghệ thuật từ chối cho mượn tiền với câu nói “sao bạn không nói sớm?”
Nghệ thuật từ chối cho mượn tiền với câu nói “sao bạn không nói sớm?”

Giúp bằng cách khác, không liên quan đến tiền

Một cách từ chối cho mượn tiền khác mà bạn có thể áp dụng đó là đưa ra những hỗ trợ khác mà không phải tiền bạc. Cách này phù hợp khi bạn không đủ khả năng tài chính để giúp đỡ người khác. Hãy lắng nghe vấn đề của đối phương và đưa cho họ những lời khuyên hay hướng đi để giải quyết vấn đề. Bạn cũng có thể tư vấn cho họ cách vay tiền từ những mối quan hệ khác. 

Nếu người hỏi vay tiền để mua chiếc xe cao cấp hơn, hãy khuyên họ chọn các dòng xe phù hợp với số tiền mà họ đang có. Hoặc giới thiệu cho họ những gói vay của ngân hàng dành cho những người muốn mua xe. Hãy yên tâm rằng không ai có thể giận bạn với sự giúp đỡ nhiệt tình này đâu.

Giúp đỡ họ bằng cách khác là tuyệt chiêu để từ chối cho vay tiền 
Giúp đỡ họ bằng cách khác là tuyệt chiêu để từ chối cho vay tiền

Hỏi lại rõ ràng mốc thời gian sẽ hoàn trả tiền

Một trong những lý do mà nhiều người không muốn cho người khác vay tiền là vì không biết khi nào mình nhận lại được chính đồng tiền của mình. Vì lẽ đó mà việc bạn đưa ra câu hỏi về thời gian hoàn trả khoản vay là điều hợp lý. Với những mối quan hệ không quá thân thiết, bạn nên hỏi rõ đối phương về mốc thời gian hoàn trả. 

Sau đó thể hiện sự tiếc nuối vì không thể giúp được họ, lý do là khoảng thời gian trả trùng với thời điểm mà bạn cần dùng món tiền đó. Không phải do bạn không muốn giúp, chỉ là do thời điểm đó không phù hợp mà thôi. Đây là một trong những cách từ chối cho mượn tiền khéo léo, giúp mối quan hệ của bạn không bị ảnh hưởng. 

Hỏi mốc thời gian trả tiền là cách từ chối cho mượn tiền khéo léo
Hỏi mốc thời gian trả tiền là cách từ chối cho mượn tiền khéo léo

Cho họ biết mình cũng đang khó khăn

Cách từ chối cho mượn tiền khéo léo này sẽ cho người khác biết tình hình tài chính của bạn cũng trong trạng thái “kiệt quệ”. Thậm chí là khó khăn đến mức cũng đang đi vay tiền của người khác. Chính vì thế mà cho dù có muốn giúp đến đầu thì điều kiện tài chính của bạn cũng không cho phép.

 Cho người ấy biết tài chính của mình cũng trong trạng thái “kiệt quệ”
Cho người ấy biết tài chính của mình cũng trong trạng thái “kiệt quệ”

Đơn giản là nói “không có”

Mọi người thường nghĩ rằng mọi lời từ chối cần phải kèm theo lý do thật logic, nhưng thực tế không cần thiết phải như vậy. Nếu không muốn cho vay hoặc không đủ điều kiện, hãy từ chối một cách dứt khoát và lịch sự. Điều này sẽ giúp bạn tránh được những rắc rối khi không biết khi nào mới lấy lại được tiền. 

Với cách từ chối cho mượn tiền này, bạn nên nói ngắn gọn và nhẹ nhàng để người đi vay không cảm thấy ngại. Cách này có thể áp dụng đối với những mối quan hệ thân thiết, và bạn biết rằng việc bạn từ chối cho vay tiền sẽ không phải là vấn đề quá lớn đối với họ. 

Từ chối đề nghị vay tiền một cách dứt khoát
Từ chối đề nghị vay tiền một cách dứt khoát

Xem thêm::
Cách từ chối tình cảm qua tin nhắn hay nhất
Cách từ chối phỏng vấn lịch sự nhất

Những điều cần suy nghĩ trước khi cho mượn tiền

Bên cạnh các cách từ chối cho mượn tiền như trên, trước khi mượn tiền các bạn cũng cần suy nghĩ thật kỹ những điều sau. 

Chọn mặt gửi vàng

Chúng ta ai cũng sẽ có những người bạn thân thiết tới độ sẵn sàng đưa xe, rút hết sổ tiết kiệm để cho họ vay. Nhưng cũng có những người vay vài trăm nghìn mình cũng không muốn cho mượn. Cuộc sống là vậy, tiếp xúc và quen biết cũng sẽ giúp bạn hiểu được phần nào về ai đó. Bởi vậy nếu thấy không ổn, tốt nhất không cho vay mượn, vừa tránh dây dưa mất lòng về sau, vừa đỡ mệt đầu óc. 

 Nếu thấy không ổn, tốt nhất không nên cho người khác vay mượn tiền
Nếu thấy không ổn, tốt nhất không nên cho người khác vay mượn tiền

Không cho vay lắt nhắt khó đòi 

Đôi khi những khoản vay lắt nhắt vài chục, một vài trăm sẽ rất khó đòi hoặc bạn cũng ngại mở miệng nếu người ta không tự giác. Bởi vậy, nếu không muốn vay nhỏ gộp thành lớn, nên hạn chế cho vay để đỡ mất tiền. Nếu cho mượn rồi và ngại đòi thì cũng xác định là bạn sẽ phải chào tạm biệt luôn số tiền đó.

Không nên cho vay số tiền lớn 

Dù có tin tưởng ai đó đến mấy thì việc cho vay quá nhiều tiền cũng khá mạo hiểm. Đặc biệt khi cho vay để người đó đầu tư làm ăn sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro không lường trước. Và người đó có thể vỡ nợ và hoàn toàn mất khả năng chi trả số tiền đã vay của bạn. Dù là bạn bè thân thiết thì giấy vay nợ ký rõ ràng với những khoản tiền lớn là điều cần thiết.

Nếu cho vay số tiền lớn, cần có giấy vay nợ rõ ràng
Nếu cho vay số tiền lớn, cần có giấy vay nợ rõ ràng

Đừng biến mình thành cây ATM 

Đôi khi bản tính hào phóng cũng khiến bạn trở thành nơi “cần là có tiền” với bạn bè. Điều đó sẽ khiến họ có thói quen vay tiền bạn và mặc định rằng kiểu gì cũng sẽ vay được. Bạn cho người ta vay cả chục lần họ có thể quên, nhưng không cho vay một lần có lẽ họ sẽ nhớ lắm đấy. Vì thế, đừng cho người khác vay tiền quá dễ dàng bởi vay một lần chắc chắn sẽ có những lần tiếp theo.

Trên đây là những cách từ chối cho mượn tiền hiệu quả mà không làm mất lòng đối phương mà bạn có thể tham khảo. Tuy nhiên, tùy vào trường hợp mà bạn hãy sử dụng phương thức phù hợp nhất nhé. Đảm bảo không ai có thể trách bạn với những lý do hết sức hợp lý này đâu.

About Phạm Xuân Thanh

Tôi là Phạm Xuân Thanh – Tôi đã có kinh nghiệm hơn 3 năm review đánh giá về các loại máy móc công nghiệp, thiết bị vệ sinh công nghiệp, cách chăm sóc xe hơi. Tôi hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn về các công dụng, chức năng của các loại thiết bị công nghiệp và các cách chăm sóc xe hơi này.

View all posts by Phạm Xuân Thanh →