Bảo thủ là gì?

Bảo thủ là gì? Bảo thủ là một tính cách không xấu, thậm chí khi biết tiết chế nó vừa đủ còn giúp bạn trở thành người có bản lĩnh và tính kiên quyết. Tuy nhiên nếu như sống quá bảo thủ nó sẽ khiến bạn thua thiệt, thiếu hiểu biết và nhàm chán, cổ hủ. Thế kỷ XXI rồi, đừng để bảo thủ là sợi dây trói buộc tiến bộ và phát triển bạn nhé!

Bảo thủ là gì? 

Bảo thủ (Conservative) là luôn cố tình duy trì cái cũ, không chịu tiếp thu cái mới, không chịu cải tiến và thay đổi những cái có sẵn nhưng đã quá lạc hậu, lỗi thời. Nếu cứ để tồn tại và áp dụng sẽ gây hậu quả xấu và tác động tiêu cực đến sự tiến bộ, phát triển của con người, của tổ chức và các phong trào, xã hội. 

Bảo thủ là gì?
Bảo thủ là gì?

Người cố ý giữ những ý kiến, cách suy nghĩ, cách làm lạc hậu thường được gọi là người có đầu óc bảo thủ. Tuy nhiên, việc duy trì những cái có sẵn nhưng vẫn còn giá trị hiện thực, mang lại kết quả và sự tác động tích cực, thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ xã hội thì không coi bảo thủ mà là sự kế thừa. 

Chủ nghĩa bảo thủ là gì?

Chủ nghĩa bảo thủ hay tư tưởng bảo thủ là những triết lý chính trị và xã hội, thúc đẩy các thiết chế xã hội truyền thống trong bối cảnh văn hóa văn minh. Người theo chủ nghĩa bảo thủ đi ngược lại chủ nghĩa hiện đại, luôn tìm cách quay trở lại “cách thức mọi thứ đã từng tồn tại”.

Tư duy bảo thủ –  “Sợi dây” trói buộc sự tiến bộ, phát triển cần loại bỏ
Tư duy bảo thủ –  “Sợi dây” trói buộc sự tiến bộ, phát triển cần loại bỏ

Thuật ngữ “chủ nghĩa bảo thủ” xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1818 trong thời kỳ phục hồi Bourbon luôn tìm cách đẩy lùi các chính sách của Cách mạng Pháp. Các hình thức của chủ nghĩa bảo thủ gồm:

  • Chủ nghĩa bảo thủ tự do
  • Chủ nghĩa tự do bảo thủ
  • Chủ nghĩa bảo thủ tự do cá nhân
  • Chủ nghĩa bảo thủ tài chính
  • Chủ nghĩa bảo thủ dân tộc và chủ nghĩa bảo thủ truyền thống
  • Chủ nghĩa bảo thủ văn hóa & chủ nghĩa bảo thủ xã hội
  • Bảo vệ bất bình đẳng
  • Chủ nghĩa bảo thủ tôn giáo
  • Chủ nghĩa bảo thủ gia trưởng
  • Chủ nghĩa bảo thủ độc đoán

Nhận diện người bảo thủ

Dấu hiệu nhận biết và biểu hiện người bảo thủ là rất nhiều. Tuy nhiên, theo nghiên cứu thì chúng ta có thể dễ dàng nhìn ra người bảo thủ thông qua một số đặc điểm nổi bật dưới đây. 

1. Phản ứng tỏ ra ghê sợ bao hàm sự thông minh 

Kết quả nghiên cứu của nhóm nghiên cứu thuộc 2 trường đại học Harvard và Yale (Mỹ) do Giáo sư David Pizarro đứng đầu: “Phản ứng tỏ ra ghê sợ – Loại phản ứng vốn là để một người tự bảo vệ mình khỏi nguy hiểm hoặc bệnh tật tiềm ẩn từ môi trường hay hại về đạo đức lại có mối liên quan đến tính bảo thủ của con người”. Người có chỉ số cảm giác ghê sợ cao thì chỉ số bảo thủ càng lớn.

Phản ứng tỏ ra ghê sợ và chỉ số bảo thủ có mối quan hệ thuận chiều 
Phản ứng tỏ ra ghê sợ và chỉ số bảo thủ có mối quan hệ thuận chiều

Người bảo thủ cho rằng sự ghê sợ bản thân đã hàm chứa sự thông minh vốn có của họ. Cảm giác cho họ thấy cái gì là đáng ghê sợ, không cần sử dụng đến lý trí hoặc lí do nào biện minh hết.

Sự bảo thủ không cần lý lẽ này khiến họ hay “cãi cùn” trong những cuộc tranh luận và trở nên nóng nảy. Người bảo thủ thường từ chối lắng nghe, luôn khăng khăng cho rằng những gì khiến người ta ghê tởm đồng nghĩa với việc nó là xấu xa.

2. Tôn thờ chủ nghĩa cá nhân

Theo nhà triết học Michael Oakeshott cho rằng: “Người bảo thủ là người thích sự quen thuộc hơn những điều chưa biết, thích cái đã được thử nghiệm hơn cái chưa từng thử nghiệm, thích sự thật hơn điều bí ẩn, thích thực tế hơn những cái có thể, thích giới hạn hơn vô hạn, thích gần hơn xa, thích đủ hơn quá dư thừa, thích thuận tiện hơn hoàn hảo và thích tiếng cười hiện tại hơn hạnh phúc không tưởng”.

Đặc điểm nổi bật nhất của người bảo thủ là tính cách ngang bướng, luôn bảo vệ cái tôi của mình, khăng khăng giữ lập trường của bản thân mà bác bỏ tất cả ý kiến của mọi người xung quanh. 

3. Luôn tư duy theo lối cũ

Người bảo thủ ngại thử sức, ngại tiếp cận với những điều mới lạ trong cuộc sống. Thay vào đó, họ lại có xu hướng làm theo cái có sẵn, đi theo “lối mòn” dựa vào lối sống hoặc kinh nghiệm đã lỗi thời. 

Người bảo thủ luôn tư duy theo lối cũ, lối mòn lỗi thời 
Người bảo thủ luôn tư duy theo lối cũ, lối mòn lỗi thời

Trong cuộc sống hay trong công việc, người bảo thủ thường chỉ làm việc một cách “rập khuôn” và không chịu đổi mới, sáng tạo cũng như cập nhật những thông tin theo thời đại. Đó có lẽ là do họ ngại cái mới không phù hợp, ngại thử sức và ngại thất bại. 

Thực tế hiện nay, tính cách bảo thủ không chỉ xuất hiện ở những người lớn tuổi hay trung tuổi mà còn đang dần phổ biến ở ngay thế hệ trẻ. Nguyên có thể là bởi được di truyền từ ông bà, bố mẹ và cũng có thể do sự giáo dục của gia đình,… 

4. Không muốn giao tiếp, trò chuyện với nhiều người

Vì luôn cho mình là đúng cho nên người bảo thủ thường không muốn tiếp xúc hay giao tiếp với nhiều người. Họ chỉ sống trong chiếc “vỏ ốc” của riêng mình để có cảm giác an toàn trước sự thay đổi hàng ngày của xã hội. Đồng thời, người bảo thủ không thích lãng phí tiền bạc vào việc kết giao bạn bè mới, đi chơi, du lịch hoặc phát triển bản thân; trong khi chính cởi mở cực kỳ có ích trong việc làm phong phú tri thức và trí tuệ của bản thân. 

Nguyên nhân gây ra tính bảo thủ

Có nhiều yếu tố dẫn đến tính cách bảo thủ ở mỗi con người. Cụ thể:

  • Do con người ta có thói quen bám vào một cái cơ sở khoa học không chắc chắn, nhưng lại ngại thay đổi tư duy và hành động để phù hợp với tình hình mới.
  • Thái độ bảo thủ có thể bắt nguồn từ những ám ảnh thời thơ ấu; có thể là do bị phê bình, phản bác, bị chỉ trích quá nhiều theo hướng tiêu cực hoặc bị so sánh với “con nhà người ta”. 
Tính cách bảo thủ có thể bắt nguồn từ những ám ảnh thời thơ ấu
Tính cách bảo thủ có thể bắt nguồn từ những ám ảnh thời thơ ấu
  • Theo Jannine Estes – Là người thành lập nhóm trị liệu tâm lý Estes Therapy tại San Diego, nguyên nhân khiến một người trở nên bảo thủ là “khi còn nhỏ, những đứa trẻ không biết làm cách nào để đối diện với khó khăn; chúng thường tìm những lý do để bảo vệ cho mình và nó dễ trở thành một thói quen xấu khi lớn lên”.
  • Do học tập được từ người xung quanh; khi thấy những người lớn luôn đổ lỗi cho hoàn cảnh thay vì tự nhìn nhận chính bản thân.

Xem thêm:: Sến là gì?

Hậu quả mà bảo thủ gây ra trong cuộc sống

Bảo thủ sẽ phát huy điểm tốt của nó là giúp bạn trở thành người có bản lĩnh, có kiên định và chính kiến riêng. Tuy nhiên, khi bảo thủ “quá” thì lại gây ra rất nhiều phiền toái trong cuộc sống lẫn công việc của bạn. 

1. Tụt hậu, tự loại bỏ mình và không thể phát triển

Cá nhân nếu phải chịu sự áp đặt từ người có tính bảo thủ đã rất khó chấp nhận và nó sẽ đặc biệt nguy hại hơn khi tư tưởng bảo thủ áp đặt vào tập thể. 

Sẽ thế nào nếu người mang tư tưởng bảo thủ giữ chức vụ cao, nhất là người giữ vai trò chủ trì, chủ chốt ở từng cơ quan, đơn vị hay địa phương? Quá rõ ràng rồi, đơn vị hay tổ chức đó chắc chắn sẽ khó phát triển và khó vượt qua được các đối thủ cạnh tranh.

Dần bị tụt lùi, bị bỏ lại phía sau và không thể phát triển 
Dần bị tụt lùi, bị bỏ lại phía sau và không thể phát triển

Nếu bảo thủ càng lớn thì ảnh hưởng càng mạnh, cá nhân và tập thể sẽ dần bị tụt hậu, không theo kịp xu hướng phát triển của thời đại. Trong công việc, sản phẩm và dịch vụ làm ra cũng lạc hậu, không ký kết được hợp đồng, khách hàng ít dần; các đối thủ cạnh tranh vượt lên dẫn đến. Phá sản là chuyện dĩ nhiên. 

Đặc biệt, nếu không tỉnh táo kiểm điểm; và bỏ đi những cái lỗi thời, sai hỏng thì nhất định sẽ bị bỏ rơi, tụt hậu và bị vượt mặt. Không nhận sai, không tự phê bình và không chỉ trích thì không bao giờ bắt kịp thời đại và phát triển được.

2. Tăng thêm kẻ thù và dễ xảy ra các tranh cãi

Chẳng ai muốn trao đổi, tranh cãi với người chỉ khăng khăng cho rằng mình là đúng. Bởi cuộc sống này là không ngừng vận động, không ngừng tiếp thu để thay đổi và tiến bộ. Việc cứ khư khư cho là mình đúng sẽ chỉ làm hại đến quyền lợi của bản thân, và đồng thời làm cản trở người khác mà thôi.

Người bảo thủ bị người khác tránh né, không muốn làm việc cùng
Người bảo thủ bị người khác tránh né, không muốn làm việc cùng

Người bảo thủ thường không suy nghĩ đến cảm nhận của người khác nên thường không có bạn bè thân thiết, mà phần lớn là kẻ thù. Vì thế, nếu khó khăn người bảo thủ luôn phải chống chọi một mình, và chết dần trong sự cổ hủ của chính bản thân.

Hạn chế tính bảo thủ như thế nào?

Để loại bỏ hoàn toàn tính bảo thủ của một người là điều rất khó, tuy nhiên nếu loại bỏ bớt phần nào bảo thủ thì không phải là không có cách. Với điều kiện, người bảo thủ đó thực sự muốn thay đổi bản thân, thì dưới đây là những gợi ý hữu ích mà bạn có thể tham khảo:

1. Bỏ qua mọi định kiến

Đối với người bảo thủ, suy nghĩ của họ là đúng và đổi mới; còn mọi suy nghĩ của người khác là sai và không hợp với ý tưởng của họ. Vì vậy, để giảm bớt tính bảo thủ, bạn cần phải lắng nghe người khác nói một cách chân thành. Đồng thời bạn cần phải bỏ qua ý kiến và định kiến cá nhân để có thể trao đổi về vấn đề người khác đang nói đến.

Bỏ qua mọi định kiến cá nhân
Bỏ qua mọi định kiến cá nhân

Khi đã biết nghĩ cho cảm xúc của người khác thì chắc chắn rằng bạn sẽ giảm thiểu được tính bảo thủ một cách hiệu quả.

2. Thay đổi cách nói chuyện

Để hạn chế tính bảo thủ, nhà tâm lý học Lisa Kift cho rằng: “Hãy nói với người kia về việc họ có một ý nghĩa như thế nào đối với bạn. Điều này khiến cho họ cảm thấy dù có bị bạn phê bình đi chăng nữa thì họ vẫn được quan tâm và chấp nhận theo một cách nào đó.”

Ngoài ra, cần tránh chỉ trích và làm lớn vấn đề từ câu chuyện của người khác. Thay vì chê bai và phản bác, hãy tôn trọng – lắng nghe người khác nói và ghi nhận sự nỗ lực từ người khác. 

Thực tế, nhiều người vốn dĩ không muốn trở thành người bảo thủ và thậm chí họ biết bản thân sai và luôn nhìn nhận vấn đề. Nhưng do bị người khác dồn nén, bị đem ra chỉ trích quá thẳng thắn thậm tệ và không được công nhận mọi cố gắng nên khiến họ trở nên bảo thủ, mang tư tưởng chống đối người khác khi bị nhắc đến.

3. Tránh sử dụng từ ngữ tạo cảm giác đổ lỗi

Tránh sử dụng từ ngữ tạo cảm giác đổ lỗi với người khác
Tránh sử dụng từ ngữ tạo cảm giác đổ lỗi với người khác

Đổ lỗi hay sử dụng từ ngữ làm tổn thương người khác sẽ tạo nên thói quen coi bản thân là tâm vũ trụ, buộc người khác để ý đến mình và buộc người khác phải nghe theo mình. Nhưng điều này vô tình khiến người khác rơi vào thế “tiến thoái lưỡng nan” và buộc họ phải quay ra chống đối bạn. Do đó, khi hạn chế nó sẽ giúp bạn thu hẹp khoảng cách với mọi người xung quanh và giảm bớt sự bảo thủ trong tính cách.

4. Tập trung vào cảm xúc của chính bản thân mình

Tập trung vào cảm xúc và ý kiến về bản thân mình trước khi vạch trần hay trưng cầu ý kiến của người khác. Điều này có thể làm giảm đến mức thấp nhất cảm giác phòng thủ từ đối phương, khiến họ khó tỏ ra bảo thủ với suy nghĩ của chính họ. Chí ít họ cũng biết cụ thể rằng điều gì mà họ làm khiến cho bạn không vui, chứ thay vì cứ phải tự suy diễn và kết luận là bạn không ưa họ.

5. Quan tâm đến cảm xúc người khác

Quan tâm đến phản ứng của người khác một cách thật lòng
Quan tâm đến phản ứng của người khác một cách thật lòng

Hãy thật lòng mình quan tâm đến phản ứng của người khác, bởi thường thì người bảo thủ luôn cảm thấy bị bỏ lại, bị tổn thương, tự ti và cần có sự công nhận từ người khác. Do đó, hãy nói và quan tâm người khác nhiều hơn để tránh gây ra tranh cãi, phòng vệ. 

6. Giữ bình tĩnh 

Sự nóng giận sẽ chỉ “thêm dầu vào lửa” và khiến cho bạn tự chuốc ức chế vào người mà thôi. Đôi khi, vấn đề nằm ở bản thân người ấy chứ không phải do cách tiếp cận của bạn. Vậy nên hãy làm những gì có thể, nhưng cũng đừng quên đặt ra giới hạn để tránh tự làm tổn thương bản thân mình.

Đầu tiên hãy tôn trọng ý kiến của người khác, lắng nghe ý kiến mọi người rồi công bằng trong việc tiếp thu, góp ý. Đừng đi dồn ép và tấn công người khác bằng ngôn ngữ khó nghe. Nó sẽ vô tình làm bạn và đối phương cảm thấy mất bình tĩnh và phải bảo thủ ý kiến của bản thân.

7. Đọc sách tiếp thu kiến thức

Theo quan điểm của nhà tâm lý học George Kelly trong “Lý thuyết cấu trúc tư duy cá nhân” thì “cấu trúc tư duy cá nhân là quan niệm hình thành từ những kiến thức, kỳ vọng, đánh giá và tư duy ở trong quá khứ”. Tức là khi gặp hoàn cảnh tương tự, não của bạn sẽ hiện ra kinh nghiệm quá khứ để phán đoán và đánh giá vấn đề. 

Đọc sách để nâng cao nhận thức, cập nhật xu hướng thời đại mới 
Đọc sách để nâng cao nhận thức, cập nhật xu hướng thời đại mới

Nếu như năng lực nhận thức thấp, đồng nghĩa cấu trúc tư duy cá nhân của bạn cũng thiếu sự linh hoạt. Vậy nên khi một vấn đề xảy ra, bạn chỉ có thể đưa ra hướng giải quyết nằm trong phạm vi hiểu biết của bản thân và luôn mặc định nó là cách duy nhất và hiệu quả nhất, từ chối tiếp nhận thêm ý kiến từ người khác. 

Do đó, đọc sách mỗi ngày sẽ giúp nâng cao nhận thức của bản thân; liên tục cập nhật những cái mới, và tư duy độc lập mỗi ngày. Khi tích lũy kiến thức, trải nghiệm nhiều hơn thì đầu óc sẽ rộng mở, cấu trúc tư duy cá nhân cũng đa dạng hơn. Từ đó, bạn có thể đứng ở một góc độ sâu xa hơn để nghĩ hướng giải quyết khi có vấn đề phát sinh. Sự bảo thủ của bản thân cũng sẽ dần dần thay đổi.

Mon rằng những thông tin trên đây đã giúp bạn đọc hiểu được bảo thủ là gì. Thế giới đang ngày càng phát triển, ngày càng tân tiến với nhiều điều thú vị nên hãy buông bỏ sự bảo thủ không cần thiết để bản thân có thể phát triển hơn, sống đúng nghĩa một cuộc đời tươi đẹp bạn nhé!

About Phạm Xuân Thanh

Tôi là Phạm Xuân Thanh – Tôi đã có kinh nghiệm hơn 3 năm review đánh giá về các loại máy móc công nghiệp, thiết bị vệ sinh công nghiệp, cách chăm sóc xe hơi. Tôi hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn về các công dụng, chức năng của các loại thiết bị công nghiệp và các cách chăm sóc xe hơi này.

View all posts by Phạm Xuân Thanh →