Tất tần tật những thông tin thú vị về nền tảng mã nguồn Arduino

Ô tô điều khiển từ xa là một trong những loại đồ chơi “tuổi thơ” hẳn đã không còn quá xa lạ với mỗi chúng ta. Để xe hoạt động, nó phải được trang bị nguồn Arduino. Vậy chính xác Arduino là gì? Mã nguồn này đã và đang được ứng dụng như thế nào trong cuộc sống hiện đại ngày nay? Nếu bạn cũng đang có hứng thú với vấn đề này, cùng chúng tôi làm rõ trong bài viết chia sẻ dưới đây nhé!

Arduino
Arduino là gì? Hệ thống này được sử dụng trong những thiết bị nào?

Bạn biết gì về nền tảng mã nguồn Arduino?

Arduino là gì? Arduino được phát triển bởi ai? Nó được ra đời tại đâu, như thế nào? Dưới đây là một vài thông tin chia sẻ đến bạn!

Arduino là gì?

Arduino được hiểu là mã nguồn mở. Nó được sử dụng để xây dựng và điều khiển các ứng dụng điện tử được tương tác với nhau. Hiểu đơn giản nó vận hành như một chiếc máy tính nhỏ mà người dùng có thể lập trình cũng như thực hiện các dự án mà không cần sử dụng tới các công cụ chuyên biệt. 

Để vận hành Arduino tương tác với các bộ phận, ứng dụng khác dựa trên các cảm biến điện tử, động cơ và đèn. 

Lịch sử ra đời Arduino

Về lịch sử ra đời, Arduino được phát triển tại thị trấn Ivrea của nước Ý. Nó được đặt theo tên của một vị vua vào thế kỷ thứ 9. Năm 2005, Arduino chính thức được giới thiệu như một công cụ hỗ trợ học tập và nghiên cứu của giáo sư nổi tiếng Massimo Banzi. Ông cũng là một trong những người tham gia phát triển Arduino tại ngôi trường Interaction Design Instistute Ivrea. 

Dù không được tiếp thị hay quảng cáo rầm rộ song thời điểm đó, Arduino nhận về khá nhiều sự quan tâm từ phía người dùng. Từ một nền tảng cơ bản, hiện nay Arduino đã và đang được nâng cấp và cải tiến cả về công nghệ cùng hiệu năng. Nó dần được ứng dụng phổ biến và đa dạng hơn trong nghiên cứu, chế tạo cũng như đời sống của con người. 

Arduino là gì
Arduino được sáng chế và phát triển tại Ý với nhiều ứng dụng nổi bật

Cấu tạo của một hệ thống Arduino

Phần lớn các hệ thống Arduino hiện nay đều có cấu tạo khá đơn giản. Arduino được cấu thành từ những bộ phận sau: 

  • Đầu cổng USB cho mạch Arduino
  • Đầu cổng USB cho máy tính.
  • Cổng nguồn ngoài
  • IC Atmega 16U2
  • Nút reset
  • ICSP
  • Chân xuất tín hiệu
  • Chân lấy tín hiệu
  • IC Atmega 328
  • Chân ICSP

Một số loại Arduino được sử dụng phổ biến

Khác với hầu hết các loại board mạch lập trình trước đó, Arduino không yêu cầu phần cứng để lập trình mã mới. Do đó thay vì phức tạp với các mã code, chúng ta chỉ cần sử dụng cáp USB. Để phù hợp cũng như tiện dụng hơn cho người dùng, các loại Arduino cũng được sử dụng phổ biến hơn. Dưới đây là một số loại Arduino cơ bản: 

Arduino Uno

Đây có lẽ là loại Arduino cơ bản phù hợp nhất với những người mới bắt đầu tìm hiểu về Arduino. Arduino Uno có dữ liệu gồm 14 chân với 6 chân 5V. Mạch có khả năng phân giải khoảng 1024 mức, tốc độ 16MHz. Arduino Uno có kích thước 5,5x7cm, điện áp sử dụng từ 7 – 12V.

Arduino Micro

Arduino Micro hoạt động với 20 chân với 7 chân có thể phát PWM. Loại mạch này có thiết kế khá nhỏ với kích thước chỉ khoảng 5x2cm.

Arduino Nano

Đúng với tên gọi, đây là loại Arduino nhỏ nhất với kích thước chỉ 2x3cm. Chính điều này giúp việc lắp đặt và sử dụng mạch được thực hiện dễ dàng. 

Arduino nghĩa là gì
Arduino đang được sử dụng phổ biến với nhiều ứng dụng cho người dùng

Arduino Pro

Đây là phiên bản nâng cấp với số chân không có sẵn mà sẽ được gắn tùy vào nhu cầu sử dụng của người dùng. Điều này giúp chúng ta có thể tận dụng tối đa diện tích sử dụng và lắp đặt. Mạch có hai loại là nguồn 3,3V và 5V. 

Arduino Mega

Arduino Mega có số chân hoạt động khá lớn lên tới 64 chân. Trong đó có 14 chân có thể phát PWM và 4 cổng truyền tiếp. Arduino Mega có kích thước khá lớn khoảng 5x10cm.

Arduino Leonardo

Arduino Leonardo không sử dụng USB lập trình thay vào đó được điều khiển bằng 1 con chip nhỏ. Mạch kết nối qua COM ảo, có thể sử dụng với cả chuột và bàn phím. 

Arduino LilyPad

Đây là một công nghệ “dệt điện tử” được phát triển bởi Leah Sang Buechley. Arduino LilyPad bao gồm O, I, nguồn và các bo mạch cảm biến đặc biệt cho ngành “dệt may” điện tử. 

Arduino RedBoard

Arduino RedBoard được lập trình bằng cáp USB Mini-B. Nó có thể hoạt động bình thường trên Win 8 mà không cần thay đổi bảo mật. 

Không chỉ cấu tạo đơn giản mà việc sử dụng Arduino RedBoard cũng hoàn toàn dễ dàng. Người dùng chỉ cần cắm board và chọn menu Arduino UNO khi đã sẵn sàng tải lên chương trình. Sau đó thực hiện điều chỉnh Arduino RedBoard qua USB với rắc cắm thùng. 

Ứng dụng và phạm vi kết nối của Arduino

Bên cạnh phân loại cùng cấu tạo, ứng dụng cũng như cách thức và phạm vi kết nối của Arduino cũng là chủ đề được nhiều người quan tâm. Để sử dụng mạch hiệu quả nhất, cùng đi vào tìm hiểu rõ hơn tại mục chia sẻ dưới đây!

tìm hiểu arduino
Arduino được sử dụng với nhiều ứng dụng trong cuộc sống và chế tạo

Arduino đang được sử dụng như thế nào?

Hiện nay Arduino được sử dụng khá linh hoạt trong cuộc sống, đặc biệt là chế tạo các thiết bị điện, điện tử. Một số ứng dụng nổi bật mà bạn có thể tham khảo như!

  • Thiết kế, lập trình robot: Đây là một trong những bộ phận quan trọng được sử dụng trong trung tâm xử lý của robot. Nó cũng được đặc biệt kỳ vọng trong các dự án tương lai, lập trình máy bay không người lái,…
  • Tương tác trong game, Arduino được sử dụng để tăng tương tác giữa người chơi với màn hình, Joystick,… Qua đó tạo nên sự sáng tạo, hứng thú cũng như sự thú vị cho người dùng. 
  • Điều khiển cảm biến ánh sáng cũng là một ứng dụng nổi bật của Arduino. Không chỉ hệ thống đèn trang trí, Arduino cũng được sử dụng trong các tín hiệu đèn giao thông, đèn nháy, biển quảng cáo,…
  • Cuối cùng Arduino cũng được sử dụng cho máy in 3D cũng như các ứng dụng hỗ trợ tính sáng tạo của người dùng. 

Arduino được kết nối với những thiết bị nào?

Arduino có thể được sử dụng với những thiết bị nào? Hiện các hệ thống Arduino đang được ứng dụng cho nhiều lĩnh vực cũng vì vậy mà khả năng kết nối giữa mạch và các thiết bị cũng được cải tiến với nhiều phương thức. Ví dụ như:

Arduino 2022
Chúng ta có thể kết nối Arduino cho những hệ thống, thiết bị nào?
  • Hệ thống các thiết bị cảm biến bao gồm: Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, vận tốc, gia tốc, cường độ ánh sáng, vật thể, lưu lượng nước, phát hiện kim loại, chuyển động, khí độc,…
  • Arduino được hỗ trợ kết nối với các thiết bị hiển thị bao gồm: Đèn LED, màn hình LCD,…
  • Hệ thống Arduino có thể tự mình hoạt động độc lập hoặc kết nối với máy tính để cung cấp, truyền tải thông tin. Bạn cũng có thể kết nối các Arduino với nhau.
  • Toàn bộ các module với chức năng Shield được hỗ trợ kết nối có dây hoặc không dây (3G, Wifi, Bluetooth,…)
  • Các thiết bị hỗ trợ định vị, nhắn tin SMS,… 

Như vậy chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu chi tiết về mã nguồn Arduino cũng như phân loại, thông tin cùng ứng dụng và phạm vi kết nối của nó. Có thể nói đây là một trong những phát minh đánh dấu bước chuyển mình của nền công nghệ toàn thế giới, là bước đệm cho những đột phá trong tương lai. Hy vọng những chia sẻ trong bài viết có thể đưa đến cho bạn những thông tin hữu ích!

About Phạm Xuân Thanh

Tôi là Phạm Xuân Thanh – Tôi đã có kinh nghiệm hơn 3 năm review đánh giá về các loại máy móc công nghiệp, thiết bị vệ sinh công nghiệp, cách chăm sóc xe hơi. Tôi hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn về các công dụng, chức năng của các loại thiết bị công nghiệp và các cách chăm sóc xe hơi này.

View all posts by Phạm Xuân Thanh →