Ăn vạ là gì? Nguyên nhân, cách xử lý những cơn ăn vạ ở trẻ

Ăn vạ là gì? Ăn vạ là hành vi phổ biến thường thấy ở trẻ nhỏ. Và chắc hẳn thuật ngữ này không còn xa lạ gì đối với các bậc phụ huynh. Tuy đã quen với tình trạng trẻ ăn vạ nhưng nhiều bố mẹ vẫn không hiểu vì sao bé lại hay ăn vạ? Cũng như cách khắc phục tính ăn vạ ở trẻ là gì? Để trả lời những câu hỏi này, mời bạn đọc cùng tham khảo những thông tin trong bài viết sau. 

Ăn vạ là gì? 

Theo Wiktionary, “ăn vạ là ở ỳ, nằm ỳ ra để đòi cho kì được hoặc để bắt đền.” Theo đó, ăn vạ là hành vi phổ biến của các bạn nhỏ khi không được bố mẹ chiều chuộng và đáp ứng mong muốn. Hành động ăn vạ thường gặp của các bé là gào khóc, nằm lăn ra sàn, nôn trớ… Điều này nhằm thu hút sự chú ý của cha mẹ hoặc ông bà hòng đòi bằng được điều trẻ đang muốn. 

Ăn vạ là hành vi phổ biến của trẻ nhỏ để đòi cho bằng được thứ mình muốn
Ăn vạ là hành vi phổ biến của trẻ nhỏ để đòi cho bằng được thứ mình muốn

Hành vi ăn vạ ở bé sẽ được hình thành theo mô hình phản xạ có điều kiện như sau: Bé muốn ăn bánh nên khóc, ba mẹ thấy bé khóc liền cho bánh, khi có bánh thì bé sẽ nín khóc. Điều này lặp lại nhiều lần, bé sẽ mặc định chỉ cần khóc là được cho bánh. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng hiểu rằng chỉ cần cho bánh là bé sẽ nín không khóc nữa. 

Lý do trẻ hay ăn vạ là gì?

Trẻ có xu hướng ăn vạ nhiều nhất là trong khoảng thời gian từ 1 – 3 tuổi. Vì đây cũng là giai đoạn trẻ đang trong quá trình phát triển trí tuệ, ngôn ngữ và bắt đầu học cách biểu đạt mong muốn, cảm xúc của mình với các thành viên khác trong gia đình. Nói về hành vi ăn vạ ở trẻ, có một số nguyên nhân điển hình sau đây.

Độ tuổi từ 1 - 3 tuổi là giai đoạn trẻ có xu hướng ăn vạ nhiều nhất
Độ tuổi từ 1 – 3 tuổi là giai đoạn trẻ có xu hướng ăn vạ nhiều nhất

Ăn vạ do tâm sinh lý thay đổi

Ngoài ra, việc ăn vạ ở trẻ có thể là do tâm sinh lý thay đổi. Ví dụ khi trẻ lên 2, trẻ dễ khóc lóc, dỗi hờn, khó chịu, ăn vạ, tức giận khi mong muốn không được đáp ứng. Hay khi không được ở gần cha mẹ, đói bụng, mệt mỏi, trẻ cũng mè nheo hơn. Trẻ cũng chưa hoàn thiện về mặt ngôn ngữ nên khi muốn biểu đạt mong muốn, trẻ thường có xu hướng tức giận và khóc lóc. 

Mong muốn không được đáp ứng

Trẻ hay ăn vạ có một lý do rất đơn giản đó là không được cha mẹ đáp ứng các mong muốn, yêu cầu của mình. Vì khả năng ngôn ngữ của trẻ còn hạn chế nên việc khóc lóc, ăn vạ dường như là cách nhanh nhất để trẻ thu hút sự chú ý của mọi người. Với mục đích chính là mau chóng được đáp ứng yêu cầu của trẻ. 

Được bố mẹ nuông chiều quá mức

Nhiều người cho rằng hiện tượng này xuất phát từ những mong muốn không được đáp ứng nơi bé. Nhưng thực chất nó lại xuất phát từ sự nuông chiều con quá mức của bậc cha mẹ. Khi bé đã quen được chiều chuộng rồi bỗng nhiên không được đáp ứng mong muốn, bé nảy sinh ra hành động ăn vạ. 

Ăn vạ có thể xuất phát từ sự nuông chiều con quá mức của bậc cha mẹ
Ăn vạ có thể xuất phát từ sự nuông chiều con quá mức của bậc cha mẹ

Việc trẻ ăn vạ là điều hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên nếu như tình trạng này trở thành một thói quen thì thực sự không tốt. Trẻ có thể không hiểu những điều mà mình không được phép làm, từ đó gây khó khăn cho trẻ khi đi học hay sinh hoạt bên ngoài. Chưa kể hành vi này có thể dẫn đến xu hướng gây hấn, chống đối ở trẻ khi nhu cầu không được đáp ứng.

Xem thêm:: Đỉnh lưu là gì?

Cách xử lý khi trẻ ăn vạ hiệu quả

Nhiều mẹ chắc hẳn rất bối rối khi bé có những hành động ăn vạ, và thường “dập tắt” cơn ăn vạ bằng cách chiều theo ý bé cho xong. Tuy nhiên, đây là hành động “chữa cháy” không phù hợp bởi khi chiều theo yêu cầu của bé sẽ khiến ăn vạ trở thành thói quen xấu. Vậy làm thế nào để giải quyết hành vi ăn vạ ở trẻ?

Cách ứng phó mỗi khi bé xuất chiêu ăn vạ
Cách ứng phó mỗi khi bé xuất chiêu ăn vạ

Ở phần này, chúng tôi sẽ mách bố mẹ một số cách ứng phó mỗi khi bé xuất chiêu ăn vạ!

Phớt lờ hành động ăn vạ của bé

Khi bé ăn vạ nhưng mẹ phớt lờ đi có thể sẽ khiến bé thất vọng và ăn vạ dữ dội hơn. Nhưng nếu mẹ tiếp tục lờ hành động đó đi bé sẽ tự nhận thấy ăn vạ cũng không còn tác dụng. Vậy nên khi bé ăn vạ mẹ hãy lờ bé đi, đảm bảo những lần sau sẽ thấy hiệu quả hơn hẳn. Tuy nhiên, mẹ vẫn nên trông chừng để nắm bắt được thái độ của bé, từ đó đưa ra cách xử lí đúng nhất đối với bé. 

Cho bé biết hành động đó là sai

Mẹ hãy cho bé thấy hành động ăn vạ là sai nếu bé bắt đầu ăn vạ dữ dội hơn. Mẹ có thể áp dụng các hình thức phạt cho bé như” úp mặt vào tường hoặc khoanh tay xin lỗi với thái độ dứt khoát. Tuyệt đối không nhượng bộ cho bé điều mà bé muốn, không cố gắng giải thích với bé khi bé đang trong cơn ăn vạ. Hãy để cơn ăn vạ tự lắng xuống và cho bé thời gian bình tĩnh lại. 

Cần thống nhất cách giải quyết 

Bố mẹ cần thống nhất cách giải quyết hành vi ăn vạ của bé đối với các thành viên trong gia đình. Điều này sẽ tránh được tình trạng mỗi người một ý sẽ gây khó khăn trong việc dạy bảo bé. Nếu không thống nhất được thì việc khắc phục thói quen ăn vạ của bé sẽ khó mà thực hiện được. Đôi khi còn càng làm cho tình trạng ăn vạ trở nên tồi tệ hơn.

Làm sao để tránh những cơn ăn vạ?

Để tránh những cơn ăn vạ ở trẻ, bố mẹ nên:

Hãy cố ngăn chặn cơn ăn vạ trước khi nó bắt đầu bùng phát
Hãy cố ngăn chặn cơn ăn vạ trước khi nó bắt đầu bùng phát
  • Cố gắng tìm hiểu nguyên nhân bé ăn vạ là gì. Ví dụ: Bé ăn vạ khi mệt mỏi, khi đói hoặc rất phấn khích.
  • Tuân thủ theo đúng giờ giấc sinh hoạt thông lệ hàng ngày. Hãy đảm bảo giờ giấc ăn uống, nghỉ ngơi và vui chơi của bé được diễn ra theo thông lệ hàng ngày. 
  • Giải quyết những vấn đề khiến bé cảm thấy bực bội, khó chịu. Ví dụ: Khi bé thử làm một việc gì đó mới, hãy hỏi bé xem bé có cần giúp đỡ không. 
  • Hãy cho bé thật nhiều thời gian để chơi vận động, giải phóng năng lượng. 
  • Giúp bé diễn tả cảm xúc của mình để bé cảm thấy được thấu hiểu và đỡ bực bội hơn. Ví dụ: Mẹ/ ba thấy là con đang tức giận. Mẹ/ ba không thể biết con muốn gì khi con cứ gào lên như vậy. Con hãy nói cho ba/ mẹ biết con muốn gì? Ba/ mẹ có thể sẽ làm được điều gì đó giúp con.”
  • Nếu bạn nhận thấy có dấu hiệu của cơn ăn vạ, hãy thay đổi hoạt động và làm gì đó bình tĩnh hơn. Hãy cố ngăn chặn cơn ăn vạ trước khi nó bắt đầu bùng phát. 

Với những chia sẻ trên đây, mong rằng các bậc cha mẹ sẽ hiểu hơn về hành vi ăn vạ là gì? Có thể việc trẻ ăn vạ là điều khiến nhiều bậc cha mẹ khó xử, đau đầu khi nghĩ cách giải quyết. Thế nhưng mình là người lớn, có đủ năng lực để quan sát, nhận định tình huống và kiểm soát hành vi của mình. Vì vậy chủ động lắng nghe, thấu hiểu và hướng dẫn trẻ cách quản lý tốt cảm xúc của bản thân.

About Phạm Xuân Thanh

Tôi là Phạm Xuân Thanh – Tôi đã có kinh nghiệm hơn 3 năm review đánh giá về các loại máy móc công nghiệp, thiết bị vệ sinh công nghiệp, cách chăm sóc xe hơi. Tôi hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn về các công dụng, chức năng của các loại thiết bị công nghiệp và các cách chăm sóc xe hơi này.

View all posts by Phạm Xuân Thanh →