Cách từ chối đi đám cưới lịch sự, khéo léo nếu bạn không muốn đến

Cách từ chối đi đám cưới sao cho hợp tình hợp lý là vấn đề được nhiều người quan tâm. Không thể phủ nhận rằng sẽ có đôi lần bạn nhận được lời mời dự đám cưới của bạn bè, đồng nghiệp, người bạn mới quen,… nhưng không muốn tham gia. Thế nhưng biết từ chối sao cho lịch sự và đỡ mất lòng đây? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ gợi ý một số lý do từ chối đi đám cưới mà bạn có thể áp dụng. 

Vì sao phải tìm cách từ chối đi đám cưới?

Việc từ chối đi đám cưới xuất phát từ nhiều lý do khác nhau. Ví dụ như lịch trình làm việc của bạn bận rộn, sức khỏe không tốt, hoặc không muốn tham gia,… Trong một vài trường hợp nhiều người thường mời khách đến đám cưới vô tội vạ. Dù chẳng thân thiết gì cũng mời, chỉ cần biết nhau hoặc thậm chí mới nói chuyện với nhau vài lần cũng mời đến ăn cưới.

Có nhiều lý do để từ chối đi đám cưới nếu không thể tham dự
Có nhiều lý do để từ chối đi đám cưới nếu không thể tham dự

Đành rằng đám cưới là ngày vui nhưng nhiều lúc người được mời cũng rơi vào những tình huống éo le, khó xử. Có những người một tháng “bị” mời đám cưới tới 3 – 4 lần. Đi cũng khó mà từ chối thì lại ngại, vì việc không tham gia đám cưới có thể sẽ gây thất vọng cho người mời. Thế nên khi muốn từ chối đi đám cưới, bạn nên trình bày lý do của mình một cách trung thực và tế nhị.

Nếu bạn không muốn tiết lộ lý do của mình, bạn có thể nói rằng bạn không thể tham dự và xin lỗi vì sự bất tiện này. Bất kể lý do đó là gì, hãy nhớ giữ lời nói của mình lịch sự và tôn trọng cảm xúc của người khác. Hơn nữa, dù có đi hay không, điều đầu tiên bạn cần làm là gửi lời chúc phúc, cám ơn vì họ đã nghĩ đến bạn trong ngày trọng đại này.

Những điều nên và không nên khi từ chối đi đám cưới

Khi từ chối đi đám cưới, bạn cần lưu ý một số điều nên và không nên để tránh gây khó chịu cho người mời. Dưới đây sẽ là những lời khuyên gửi đến bạn:

Những điều nên làm

  • Cảm ơn người mời vì đã nhớ đến và mời bạn đến dự đám cưới của họ.
  • Thông báo sớm đến người mời để họ có thể thay đổi kế hoạch (nếu cần thiết).
  • Nói lời chúc mừng và gửi lời tốt đẹp đến cô dâu, chú rể.
  • Nếu có thể, nên đề nghị gặp cô dâu và chú rể để chúc mừng họ một cách riêng tư.
  • Nếu bạn không thể tham dự đám cưới, một món quà cưới sẽ được đánh giá cao. 
  • Hãy trung thực về lý do từ chối dự đám cưới của bạn. 
Gửi những lời chúc phúc tốt đẹp nhất đến cô dâu và chú rể
Gửi những lời chúc phúc tốt đẹp nhất đến cô dâu và chú rể

Điều không nên làm

  • Không nên từ chối một cách thô lỗ hoặc bất lịch sự.
  • Đừng giải thích quá nhiều hoặc cung cấp quá nhiều chi tiết.
  • Tránh đưa ra lý do giả mạo hoặc xuyên tạc để từ chối đi đám cưới.
  • Đừng gây áp lực cho người mời bằng cách khuyên họ thay đổi kế hoạch của mình.
  • Không nên nói dối hoặc gây ấn tượng xấu với người mời bằng cách đưa ra lý do giả mạo, thiếu chuyên nghiệp. 

Lời khuyên dành cho bạn

Bạn nên gọi điện trực tiếp để thông báo sự không có mặt của mình, đồng thời gửi lời chúc phúc đến cô dâu chú rể. Điều này sẽ giúp họ cảm thấy được tôn trọng, và bạn cũng sẽ trở thành vị khách đáng mến đấy. Và nếu đó là người thân hoặc bạn bè của bạn thì đừng quên gửi quà mừng đến lễ cưới của họ nhé! 

Xem thêm::
Cách từ chối khi bị người khác nhờ vả khéo léo
Hướng dẫn cách xử lý khi bị khách hàng từ chối

Cách từ chối đi đám cưới lịch sự, khéo léo

Để “né” đám cưới mình không muốn tham dự một cách khéo léo, các bạn có thể áp dụng #5 cách từ chối đi đám cưới được gợi ý sau đây. 

Gợi ý cách nói lời từ chối dự đám cưới lịch sự và khéo léo 
Gợi ý cách nói lời từ chối dự đám cưới lịch sự và khéo léo

Bày tỏ sự tiếc nuối và cảm ơn

Bạn có thể nói rằng bạn rất tiếc vì không thể tham gia đám cưới nhưng bạn cảm ơn vì đã được mời. Đây là một trong những cách từ chối đi đám cưới lịch sự nhất. 

  • Cảm ơn rất nhiều vì đã mời tôi đến đám cưới của bạn, nhưng tôi rất tiếc không thể tham gia vào ngày đó.
  • Tôi cảm thấy rất vui khi được mời đến đám cưới của bạn, nhưng tôi rất tiếc vì không thể tham gia.
  • Cảm ơn nhiều vì đã mời đến đám cưới của bạn, thật tiếc vì tôi không thể tham gia được. 

Lấy lý do cá nhân

Bạn có thể nói rằng mình đã có kế hoạch khác vào ngày đó hoặc đang trải qua giai đoạn khó khăn trong cuộc sống. Nếu bạn muốn từ chối lời mời đám cưới một cách tế nhị và không muốn chia sẻ chi tiết quá nhiều về cuộc sống cá nhân thì có thể dùng một số lý do chung như:

  • Hôm đó là ngày cưới anh/ chị/ em của mình nên mình không thể tham dự lễ cưới của bạn được. 
  • Dạo này sức khỏe của mình không được tốt nên chắc không đến dự tiệc cưới của bạn được.
  • Ôi ngày hôm đó mình có chuyến du lịch nước ngoài (công tác ở tận….) không thể hoãn lại. Không được dự đám cưới của bạn, tiếc quá. 

Đề nghị gửi một món quà

Nếu bạn không thể tham gia đám cưới nhưng muốn người mời biết rằng bạn đang nghĩ đến họ thì việc đề nghị gửi quà là cách từ chối đi đám cưới lịch sự. Tuy nhiên khi đề nghị gửi quà, bạn cần đảm bảo rằng món quà được gửi đến đúng địa chỉ, đến tay người nhận sớm nhất. Bạn có thể nói rằng:

  • Không được tham gia đám cưới của bạn thật là tiếc, nhưng tôi muốn gửi một món quà để chúc mừng ngày hạnh phúc của hai bạn. 
  • Thật tiếc vì không thể có mặt trong ngày vui của hai bạn. Tôi muốn gửi một món quà đặc biệt để chúc mừng bạn và bạn đời. Bạn có thể cho tôi biết địa chỉ để tôi gửi quà tới được không?
  • Chúc mừng hạnh phúc hai bạn. Thật tiếc vì không thể có mặt trong ngày trọng đại của bạn. Mình muốn gửi một món quà để chúc mừng cả hai bạn, gửi cho mình địa chỉ nhé! 
Gửi đến cô dâu, chú rể món quà cưới ý nghĩa
Gửi đến cô dâu, chú rể món quà cưới ý nghĩa

Hẹn gặp họ vào một buổi khác

Một trong những cách từ chối đi đám cưới mà bạn có thể áp dụng là hẹn gặp họ vào ngày khác.Nếu bạn không thể tham gia đám cưới vào ngày đó nhưng muốn gặp người mời và chúc mừng họ. Bạn có thể đề nghị hẹn gặp họ vào một buổi khác thích hợp hơn. 

  • Cảm ơn vì đã mời tôi đến đám cưới, nhưng tôi rất tiếc không thể tham gia vào ngày đó. Tuy nhiên, tôi muốn gặp bạn và vợ/ chồng của bạn để chúc mừng. Hãy cho tôi biết thời gian, địa điểm phù hợp để gặp nhé?
  • Tôi rất tiếc không thể tham gia đám cưới của bạn vào ngày hôm đó, nhưng tôi muốn gặp bạn và “đối tác” của bạn để chúc mừng cả hai. Chúng ta có thể gặp nhau ở đâu nhỉ?
  • Thật tiếc vì tôi không thể tham gia đám cưới của bạn, nhưng tôi muốn gặp riêng hai bạn để chúc mừng. Cho tôi một cái hẹn nhé, tôi mong được gặp bạn càng sớm càng tốt. 

Từ chối kiểu “bùng show”

Cách từ chối đi đám cưới này chỉ dùng với những ai không thân. Với kiểu từ chối này, bạn có thể nhắn tin xin lỗi và không nói gì về chuyện phong bì. Để nói lời từ chối dự đám cưới với những người không thân thiết, bạn có thể sử dụng một số cách tế nhị như:

  • Giả vờ nhớ nhầm ngày nên cuối cùng không đi luôn.
  • Lúc nghe điện thoại, “đánh hơi” có mùi mời đám cưới báo nhầm số và cúp máy ngay.
  • Báo bận đột xuất ở phút thứ 90 và không hề xuất hiện.

Với cách từ chối đi dự đám cưới được gợi ý trên đây sẽ hữu ích với bạn đọc. Vì một vài lý do nào đó mà bạn không muốn tham dự lễ cưới thì có thể áp dụng các cách trên. Vừa lịch sự, khéo léo, vừa không làm mất lòng người mời.  

About Phạm Xuân Thanh

Tôi là Phạm Xuân Thanh – Tôi đã có kinh nghiệm hơn 3 năm review đánh giá về các loại máy móc công nghiệp, thiết bị vệ sinh công nghiệp, cách chăm sóc xe hơi. Tôi hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn về các công dụng, chức năng của các loại thiết bị công nghiệp và các cách chăm sóc xe hơi này.

View all posts by Phạm Xuân Thanh →