Xe bồ câu là gì ?

Chắc hẳn các bạn đều đã được nghe đến cụm từ “xe bồ câu” rồi phải không? Đây là cụm từ được khá nhiều các bạn trẻ quan tâm hiện nay. Hãy cùng chúng tôi khám phá về loại xe này ngay sau đây nhé!

xe bồ câu
Lực lượng cảnh sát giao thông Việt Nam

 

Xe bồ câu là gì? Tại sao lại có tên như vậy?

 

Đây là tên gọi mà nhiều người truyền miệng nhau để gọi những chiếc mô tô của cảnh sát giao thông (CSGT). Tên gọi này đã xuất hiện từ khi lực lượng CSGT bắt đầu sử dụng những chiếc xe tuần tra màu trắng đặc trưng.

Biệt danh này nghe lại rất hòa bình và thân thiện, nhưng thực tế hầu hết chúng ta đi ra đường đều khá là sợ các chú cảnh sát giao thông.

Hầu hết xe của CSGT đều là các mẫu xe Honda với sự bền bỉ, khả năng vận hành mạnh mẽ, ít bảo dưỡng và tiết kiệm nhiên liệu. Đồng thời, tên gọi đó cũng bắt nguồn từ đây bởi các lý do sau:

Thứ nhất: logo của xe Honda có hình cánh chim.

Thứ hai: là xe màu trắng.

Trong lúc cần thiết, nếu gọi đầy đủ tên của lực lượng thì sẽ mất nhiều thời gian vì quá dài dòng. Do đó, với hai lý do trên, nhiều người đã liên tưởng tới hình ảnh cánh chim bồ câu. Từ đó, cái tên xe bồ câu ra đời, hơn thế nữa riêng các chú cảnh sát giao thông sẽ được gọi ngắn gọn là Bồ Câu.

xe bồ câu là gì
Xe mô tô lực lượng CSGT sử dụng

 

Tại sao ai cũng sợ loại xe này ?

 

Những chiếc xe này chủ yếu xuất xứ từ hãng Honda, có tên gọi là Nighthawk 250 hay CB250.

  • Cục máy hầm hố: Honda CB250 sử dụng cục máy giống với Rebel 250 hay LA250 nhưng được chỉnh lại mạnh hơn ở nước ga đầu.
  • Động cơ khá yếu đuối: Trọng lượng xe khoảng 140kg và tốc độ tối đa đạt được khoảng 120km/h đối với xe mới. Còn xe của lực lượng CSGT thì chắc chỉ 100 km/h thôi.
  • Nhiều năm trước đây, đa số người dân toàn chạy xe yếu, thường là Dream, Wave hoặc tay ga nên gặp CSGT sẽ chạy không kịp. Do đó, mọi người đều sẽ sợ, bởi vì chạy không thoát được.
  • Nỗi sợ đó cứ truyền từ năm này qua năm khác và ám ảnh đến tận bây giờ.
  • Với những chiếc xe mới 150cc hiện nay đã có tốc độ hơn xe của lực lượng CSGT rất nhiều, do đó nhiều anh em thấy sơ hở 1 tí là lại thông chốt.
  • Tuy nhiên, tỷ lệ chạy thoát khi thông chốt là rất thấp nhé. Các chú Bồ Câu đã quá quen thuộc đối với những pha rượt đuổi như vậy rồi. Bên cạnh đó, họ cũng đã được trang bị nhiều chiếc xe phân khối lớn dạng khủng trong thời gian gần đây. Tốt nhất là bạn nên chấp hành theo quy định nếu bị thổi phạt.

Tóm lại xe của lực lượng CSGT hay các chú Bồ Câu cũng không có gì đáng sợ nếu bạn đúng luật.

xe bồ câu công an
Honda CBX750P Police

 

Một số loại xe của CSGT Việt Nam

 

Honda CB250 Nighthawk

  • Động cơ hai xi-lanh thẳng hàng, dung tích 234cc, hộp số 5 cấp, làm mát bằng không khí.
  • Công suất đạt 19 mã lực tại 8.000 vòng/phút, mô-men xoắn cực đại 18Nm tại 6.500 vòng/phút.
  • Xe ngồi khá thoải mái, hơi đưa về phía trước, trọng tâm thấp, tay lái rộng, côn số nhẹ nhàng.
  • Âm thanh ống xả ấm, khá trầm. Xe bốc khi di chuyển trên đường đô thị.
  • Trang bị phanh đĩa đơn trước và phanh trống sau.
  • Dung tích bình xăng là 16 lít và xe tiêu thụ từ 3,4 – 4 lít/100km, tốc độ tối đa có thể đạt được là 130km/h.
  • Honda CB250 Nighthawk, Honda ngừng sản xuất vào năm 2008 nên dòng xe này trên thị trường rất hiếm.

Honda CB750 Nighthawk

Động cơ 750cc, 4 xylanh thẳng hàng. Do mẫu xe này khá hao xăng và kích thước lớn. Do đó mẫu xe này không được trang bị quá nhiều và chúng ta cũng ít khi bắt gặp mẫu xe này lưu hành.

Honda CBX750P Police

Nhìn sơ qua thì có thể thấy dòng xe này và CB750 có một vài điểm khác nhau dễ phân biệt, đó là:

  • CB750 có hệ thống truyền động là nhông xích,còn CBX750P truyền động bằng trục láp (hay trục các – đăng)
  • Ngoài ra, một số chi tiết như két nước, ống xả cũng có phần khác nhau.

Mong rằng những thông tin trên đây sẽ phần nào giải thích được xe bồ câu là gì? Đồng thời, nếu bạn thực hiện đúng luật giao thông thì những chiếc xe này không có gì đáng sợ cả đúng không?

About Phạm Xuân Thanh

Tôi là Phạm Xuân Thanh – Tôi đã có kinh nghiệm hơn 3 năm review đánh giá về các loại máy móc công nghiệp, thiết bị vệ sinh công nghiệp, cách chăm sóc xe hơi. Tôi hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn về các công dụng, chức năng của các loại thiết bị công nghiệp và các cách chăm sóc xe hơi này.

View all posts by Phạm Xuân Thanh →