Sát nhập hay sáp nhập? Dùng từ nào cho đúng

Sát nhập hay sáp nhập là cách viết đúng chính tả? Chắc chắn có không ít người gặp khó khăn trong việc phân biệt 2 từ này. Với cách phát âm cũng như cách viết gần giống nhau nên rất dễ dẫn đến tình trạng sai chính tả. Vậy đâu là từ đúng? 

Sáp nhập là gì?

Theo Từ điển tiếng Việt (Giáo Sư Văn Tân chủ biên 1967) thì từ “sáp nhập” là từ ghép đẳng lập Hán Việt, trong đó từ “sáp” 插 (âm khác là “tháp” trong “tháp tùng” 插從) có nghĩa là nhập, gắn, cắm chen vào. 

Sát nhập và sáp nhập khiến rất nhiều người nhầm lẫn
Sát nhập và sáp nhập khiến rất nhiều người nhầm lẫn

Từ “sáp nhập” được từ điển tiếng Việt ghi nhận từ trước năm 1945.  Theo Đại Nam Quấc âm tự điển thì từ “sáp nhập”, “sáp về” có nghĩa là nhập lại với nhau (ý chỉ làng xóm). Trái ngược với đó là từ “phân tháp” có nghĩa là dời đi, dời đi ở chỗ khác, không cho ở chỗ cũ. 

Cũng theo cuốn Việt Nam tự điển (Hội Khai trí Tiến đức – 1931), từ “sáp – nhập” có nghĩa nói về việc đem đất chỗ này thuộc nhập với chỗ khác.

Theo Việt Nam tự điển của Lê Văn Đức thì “sáp nhập” là nhập chung lại.

Còn theo Việt Nam tân tự điển của Thanh Nghị thì sáp – nhập là đem nhập chung lại làm một, thường nói đem đất chỗ này thuộc nhập với chỗ khác.

Nói đơn giản và dễ hiểu nhất thì “sáp nhập” là nhập vào với nhau làm một.

Hiện nay, từ “sáp nhập” thường được sử dụng với mục đích nói về việc tổ chức các đơn vị hành chính hay doanh nghiệp (sáp nhập 2 xã lại thành 1, sáp nhập 2 doanh nghiệp lại với nhau).

Sáp nhập có ý nghĩa là sự nhập vào với nhau làm một
Sáp nhập có ý nghĩa là sự nhập vào với nhau làm một

Xem thêm::
Ching Chong nghĩa là gì?
Be like nghĩa là gì?

Sát nhập là gì?

Để biết sát nhập hay sáp nhập thì chúng ta cần biết nghĩa của từ “sát nhập” nữa. Dịch nghĩa theo kiểu “word by word” với nghĩa từng từ riêng biệt thì:

“Sát” là từ Hán Việt có ý nghĩa là sát (giết). Sát còn có nghĩa là gần lại, tiếp xúc với nhau. 

“Nhập” có ý nghĩa tương tự như của từ sáp nhập, với nghĩa là nhập lại hay gộp lại.

Và trong từ “sát nhập” thì ý nghĩa gần lại, sát lại của từ “sát” được dùng phổ biến hơn cả. Tuy nhiên, khi gộp ý nghĩa của 2 từ này vào nhau thì lại không có ý nghĩa gì. 

Sát nhập hay sáp nhập là đúng?

Thực tế hiện nay vẫn đang tồn tại song song hai cách viết là “sáp nhập” và “sát nhập”. Đặc biệt, từ điển cũng ghi nhận cả hai cách viết này.

Với cách phát âm cũng như cách viết gần giống nhau cho nên rất nhiều người sử dụng sai hai từ này. Thực tế cho thấy rất nhiều người khó xác định được đâu là từ đúng chính tả.

Dùng từ “sáp nhập” là đúng với nghĩa nguyên nhất
Dùng từ “sáp nhập” là đúng với nghĩa nguyên nhất

Theo Từ điển tiếng Việt của Giáo Sư Hoàng Phê chủ biên thì từ “sát nhập” 插入 là cách nói trại (nói lái, nói trệch sang một âm khác gần giống với âm gốc) của từ sáp nhập. 

Theo Từ điển tiếng Việt của Giáo sư Văn Tân chủ biên thì từ “sát nhập” là  biến âm của “sáp nhập”. Tuy nhiên, xét về nghĩa từ nguyên, thì viết “sáp nhập” mới là chính xác.

Từ những thông tin này chúng ta có thể thấy từ ‘sáp nhập” mới là đúng chính tả nhất. Có lẽ do không hiểu rõ nghĩa của từ “sáp” trong “sáp nhập” là gì cho nên nhiều người viết thành “sát nhập” với ý nghĩa “sát” là gần lại, tiếp xúc với nhau. Việc sử dụng từ “sát” lâu dần thành phổ biến, trong khi từ “sáp nhập” vẫn tồn tại. Theo đây, chúng ta có thể xem hai từ “sáp nhập” và “sát nhập” thuộc trường hợp “lưỡng khả” hoặc là “đa khả” nếu như tính cả từ “tháp nhập”. Tất cả những trường hợp này đều được chấp nhận, tuy nhiên bạn nên dùng từ “sáp nhập” hay “tháp nhập” vì nó đúng với nghĩa từ nguyên hơn. 

Trên đây là một số thông tin tổng hợp về chủ đề sát nhập hay sáp nhập. Hy vọng những chia sẻ ngay trên đây sẽ giúp các bạn phân biệt được sáp nhập và sát nhập, từ đó có cách sử dụng đúng nhất.

About Phạm Xuân Thanh

Tôi là Phạm Xuân Thanh – Tôi đã có kinh nghiệm hơn 3 năm review đánh giá về các loại máy móc công nghiệp, thiết bị vệ sinh công nghiệp, cách chăm sóc xe hơi. Tôi hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn về các công dụng, chức năng của các loại thiết bị công nghiệp và các cách chăm sóc xe hơi này.

View all posts by Phạm Xuân Thanh →