Rồng đến nhà tôm là gì? Nguồn gốc của thành ngữ rồng đến nhà tôm

Rồng đến nhà tôm là gì? câu nói “Trời ơi, sao tự nhiên hôm nay rồng đến nhà tôm thế này?” đã quá đỗi quen thuộc trong giao tiếp hằng ngày. Thế nhưng đã bao giờ bạn thắc mắc vì sao lại nói là “rồng đến nhà tôm” mà không phải “rồng đến nhà rắn” chưa? Nếu chưa thì đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây nhé! 

Rồng đến nhà tôm là gì?

Theo từ điển tiếng Việt, thành ngữ “rồng đến nhà tôm” có nghĩa là người cao quý đến thăm kẻ thấp hèn. Câu nói này thể hiện sự nhún nhường của chủ nhà đối với khách, khi bạn bè hay người thân bất ngờ ghé thăm nhà sau một khoảng thời gian dài không gặp nhau.  

Rồng đến nhà tôm hàm ý người cao quý đến thăm kẻ thấp hèn
Rồng đến nhà tôm hàm ý người cao quý đến thăm kẻ thấp hèn

Tuy nhiên, trong một số trường hợp thì thành ngữ này cũng mang nghĩa châm biếm. Khi người giàu có quyền lực lại đến những nơi thấp hèn và có lời ngỏ ý nhờ cậy giúp đỡ một việc gì đó mà chỉ có người này mới giúp được. Thế nên dù ở trong hoàn cảnh nào thì “rồng đến nhà tôm” cũng chỉ là câu nói vui đùa, đừng để bụng những chuyện nhỏ mà làm ảnh hưởng đến việc lớn. 

Nguồn gốc thành ngữ “rồng đến nhà tôm”

Thành ngữ rồng đến nhà tôm vốn bắt nguồn từ câu chuyện dân gian từ xa xưa. Chuyện kể rằng, tôm nghe cá chép có tài nên muốn tìm đến kết bạn. Năm đó, Thủy thần mở khoa thi cho muôn loài dưới nước, tôm và cá chép đều tham gia. Biết mình tài hèn sức mọn, tôm bèn nhờ cá chép giúp sức. Khi đó, cá bảo khi nào tôi nhảy lên thì bạn hãy ngậm chặt lấy đuôi tôi là tự khắc sẽ nhảy lên được.

Rồng đến nhà tôm là một câu chuyện ý nghĩa về tình bạn
Rồng đến nhà tôm là một câu chuyện ý nghĩa về tình bạn

Tôm làm theo lời cá chép dặn, nhưng không may Thủy thần đã phát hiện ra sự gian lận nên đã đạp một cái khiến tôm ngã đến còng cả lưng. Chỉ có duy nhất một mình cá chép thi đỗ trong khoa thi năm ấy và được liệt vào hàng hóa rồng. Sau này chúng ta thường nói “cá chép hóa rồng” để chỉ những người đỗ đạt cao hay thành công trong sự nghiệp. 

Chỉ có cá chép thi đỗ trong khoa thi năm ấy và được liệt vào hàng hóa rồng
Chỉ có cá chép thi đỗ trong khoa thi năm ấy và được liệt vào hàng hóa rồng

Quay trở lại câu chuyện, sau khoa thi đó tôm đành chấp nhận số phận và trở về chốn cũ của mình. Năm tháng đi qua, tuy cá chép đã hóa rồng nhưng vẫn luôn nhớ đến tình bạn năm xưa. Vì vậy, một hôm cá chép đã hạ cố đến nhà tôm để thăm bạn. Được rồng đến chơi, tôm lấy làm vinh hạnh lắm nên đã bày tiệc rượu vui vẻ mời bạn. Trong buổi tiệc đãi khách, tôm đã ngâm bài thơ:

“Rồng một bến mà tôm một bến

Đã từ lâu tôm thấy rồng đến

Mừng vui khôn kể bạn đến nhà

Trước sau gì ta vẫn là ta”

Tôm thích thú, ngâm đi ngâm lại rồi bắt rồng họa lại. Rồng từ tốn nói rằng lâu nay bận làm mưa làm gió nên ít có điều kiện thăm nhau, cũng chẳng nghiền văn chương mấy. Nhưng rồi rồng cũng đồng ý làm thơ và đọc cho tôm nghe 

“Rồng ở trời cao, tôm ở bến

Vì tình nghĩa cũ rồng vẫn đến

Danh danh lợi lợi chuyện bán mua

Gắn bó rồng tôm giữ tình xưa.”

Tôm sướng lắm cứ vểnh râu lên. Lúc này, rồng mới cáo từ nhưng tôm nuối tiếc cuộc hàn huyên mới tíu tít giữ chân rồng ở lại. Mấy khi rồng đến nhà tôm, mấy khi tôm lại được gặp rồng. Từ đó câu thành ngữ “rồng đến nhà tôm” ra đời, và “rồng” chính là từ cá chép hóa thành trong câu chuyện trên. 

Rồng đến nhà tôm là một câu chuyện ý nghĩa về tình bạn
Rồng đến nhà tôm là một câu chuyện ý nghĩa về tình bạn

Dù đã ở vị thế cao sang nhưng “rồng” vẫn luôn khiêm tốn và nhớ tình xưa nghĩa cũ. Còn “tôm” khi được bạn cũ đến thăm thì vui vẻ, không tỏ ra mặc cảm hay tự ti về xuất thân hay hoàn cảnh, vẫn trân trọng tình bạn này. Đó là lối ứng xử văn hóa đậm tình người. Tuy vậy, vẫn có kẻ khi lên địa vị cao sang rồi thì quên bạn cũ, ngại tiếp xúc, còn kẻ hèn kém thì tự ti. Điều đó thật trái với đạo lý.

Xem thêm:: Cả nể là gì?

Sử dụng thành ngữ “rồng đến nhà tôm” sao cho đúng?

Việc sử dụng thành ngữ “rồng đến nhà tôm” sẽ phụ thuộc vào ngữ cảnh và ý nghĩa mà bạn muốn truyền đạt. Theo đó, các bạn có thể áp dụng thành ngữ này vào các tình huống cụ thể như:

Việc sử dụng “rồng đến nhà tôm” sẽ phụ thuộc vào ngữ cảnh và ý nghĩa mà bạn muốn truyền đạt
Việc sử dụng “rồng đến nhà tôm” sẽ phụ thuộc vào ngữ cảnh và ý nghĩa mà bạn muốn truyền đạt

Rồng đến nhà tôm là gì có thể được áp dụng trong trường hợp một người nổi tiếng, giàu có hoặc có quyền lực lớn đến thăm nhà của một người bình thường. Ví dụ: Ông chủ tập đoàn đa quốc gia đến nhà nhân viên ăn tối. 

Bên cạnh đó thành ngữ này cũng có thể dùng ám chỉ sự bất ngờ hoặc sự không mong đợi trong một tình huống nào đó. Ví dụ: Khi tôi mở cửa nhà vào buổi chiều yên tĩnh, bỗng tôi thấy vị khách quý ghé thăm. 

Một người quyền lực, giàu có đến một nơi thấp hèn để nhờ sự trợ giúp, người ta có thể nói “rồng đến nhà tôm” để diễn tả sự bất hợp lý của tình huống này. Ví dụ: Ông chủ công ty lớn đến nhờ sự tư vấn kinh doanh từ anh thợ làm bánh. 

Từ những thông tin bên trên, chắc hẳn các bạn đã hiểu được ý nghĩa của thành ngữ rồng đến nhà tôm là gì? Qua thành ngữ này, ta có thể thấy được mọi khía cạnh của vấn đề trong văn hoá ứng xử, từ sự chênh lệch quyền lực đến sự đánh đồng, sự tích cực và tiêu cực trong giao tiếp và hành vi của con người. 

About Phạm Xuân Thanh

Tôi là Phạm Xuân Thanh – Tôi đã có kinh nghiệm hơn 3 năm review đánh giá về các loại máy móc công nghiệp, thiết bị vệ sinh công nghiệp, cách chăm sóc xe hơi. Tôi hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn về các công dụng, chức năng của các loại thiết bị công nghiệp và các cách chăm sóc xe hơi này.

View all posts by Phạm Xuân Thanh →