Phồn thực là gì? Tìm hiểu tín ngưỡng phồn thực của người Việt

Phồn thực là gì? “Tín ngưỡng phồn thực” hay văn hóa phồn thực mang một ý nghĩa thiêng liêng và có mối gắn kết chặt chẽ với tín ngưỡng nông nghiệp. Để có thể hiểu rõ về loại tín ngưỡng này trong Văn hóa dân gian Việt Nam, mời bạn tham khảo nội dung bên dưới đây của chúng tôi! 

Phồn thực là gì? 

Theo Wikipedia, “phồn thực” là một tín ngưỡng bản địa của các dân tộc và người địa phương sống trên lãnh thổ Việt Nam. Trong đó, “phồn” nghĩa là nhiều và “thực” nghĩa là sinh sôi, nảy nở. 

Phồn thực là gì? 
Phồn thực là gì?

Tín ngưỡng phồn thực ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ bởi người xưa tin rằng bất cứ vật gì cũng có linh hồn, năng lượng thiêng ở thiên nhiên hay con người đều có khả năng truyền sang vật nuôi và cây trồng. Có thể nói, quan niệm tín ngưỡng phồn thực từ thuở nguyên sơ đã có mối liên hệ chặt chẽ với quan niệm tín ngưỡng nông nghiệp.

Vai trò của tín ngưỡng phồn thực lớn đến mức ngay cả chiếc trống đồng – Biểu tượng sức mạnh của quyền lực cùng là biểu tượng toàn diện của tín ngưỡng phồn thực:

  • Hình dáng của trống đồng được phát triển từ cối giã gạo.
  • Cách đánh trống theo lối cầm chày dài mà đâm lên mặt trống đã mô phỏng động tác giã gạo.
  • Tâm mặt trống chính là hình Mặt Trời biểu trưng cho sinh thực khí nam, xung quanh là hình lá có khe rãnh và ở giữa biểu trưng cho sinh thực khí nữ.
  • Xung quanh bề mặt trống đồng có gắn tượng cóc, đây là một biểu hiện của tín ngưỡng phồn thực.

Nguồn gốc tín ngưỡng phồn thực

Nguồn gốc tín ngưỡng phồn thực
Nguồn gốc tín ngưỡng phồn thực

Thời xa xưa, để có thể duy trì và phát triển sự sống ở những vùng sinh sống bằng nghề nông đòi hỏi cần phải có mùa màng tươi tốt và con người được sinh sôi nảy nở. 

Và để làm được 2 điều trên thì những trí tuệ sắc sảo đã tìm các quy luật khoa học để lý giải hiện thực gọi triết lý âm dương, còn những trí tuệ bình dân thì chỉ thấy trực quan sinh động thấy ở hiện thực 1 sức mạnh siêu nhiên và kết quả là xuất hiện tín ngưỡng phồn thực.

Xem thêm:: Ý nghĩa của hoa đào ngày tết

Biểu hiện của tín ngưỡng phồn thực trong văn hóa Việt

Tín ngưỡng phồn thực ở Việt Nam thể hiện ở 2 dạng chính là thờ cơ quan sinh của cả nam lẫn nữ (linga, yoni) và thờ hành vi giao phối, bên cạnh đó còn thờ phụng một số vật dụng hàng ngày. 

1. Thờ sinh thực khí

Thờ sinh thực khí (“sinh” = “đẻ”, “thực” = “nảy nở”, “khí” = “công cụ”) là một hình thái đơn giản của tín ngưỡng phồn thực. Nó phổ biến ở hầu hết các nền văn hóa nông nghiệp ở trên thế giới. 

Thờ sinh thực khí
Thờ sinh thực khí

Tuy nhiên, khác với những nền văn hóa khác là chỉ thờ sinh thực khí nam thì tín ngưỡng phồn thực Việt Nam thờ sinh thực khí của nam lẫn nữ. Việc thờ sinh thực khí được tìm thấy ở trên những  cột đá có niên đại hàng ngàn năm TCN. Ngoài ra còn được đưa vào các lễ hội như lễ hội ở làng Đồng Kỵ (Bắc Ninh) tổ chức vào ngày mùng 6 tháng giêng, có tục rước cặp sinh thực khí bằng gỗ rồi sau đó đốt đi lấy tro than chia cho mọi người để lấy may.

2. Thờ việc sinh đẻ

Ngoài thờ sinh thực khí, tín ngưỡng phồn thực nước ta còn thờ hành vi giao hợp. Đây được xem là một đặc điểm thể hiện việc chú trọng đến các mối quan hệ của văn hóa nông nghiệp, đặc biệt phổ biến ở vùng Đông Nam Á. 

Thạp đồng Đào Thịnh - tuyệt tác phồn thực của người Đông Sơn
Thạp đồng Đào Thịnh – tuyệt tác phồn thực của người Đông Sơn

Hình ảnh nam nữ đang giao hợp được khắc ở trên mặt trống đồng tìm được ở xã Đào Thịnh (Yên Bái) có niên đại 500 TCN hay vào dịp hội đền Hùng tại Chu Hóa, Phú Thọ lưu truyền điệu múa “tùng dí” các thanh niên nam nữ cầm trong tay những vật biểu trưng cho sinh thực khí nam và nữ, cứ mỗi tiếng trống “tùng” thì họ lại ‘dí” 2 vật đó lại với nhau. 

Ngoài hình tượng người thì ở cả các loài động vật như cá sấu, gà, cóc,… cũng được khắc bên trên mặt trống đồng Hoàng Hạ (Hòa Bình).

3. Một số biểu hiện khác 

Phong tục “giã cối đón dâu” cũng là biểu hiện cho tín ngưỡng phồn thực; trong đó chày và cối được xem là biểu tượng cho sinh thực khí nam và nữ. Ở một số nơi còn vừa giã cối (rỗng) vừa hát giao duyên. 

Người Mường ở Thanh Sơn, Phú Thọ có tục đâm đuống hay giã gạo; quan niệm về sự sinh sôi, nảy nở và hưng thịnh của mọi vật được thể hiện qua 2 công cụ đuống và chày; là 2 vật biểu trưng cho âm và dương – sự hài hòa của trời đất.

Trò cướp cầu phổ biến ở vùng đất tổ Phong Châu (Vĩnh Phúc)
Trò cướp cầu phổ biến ở vùng đất tổ Phong Châu (Vĩnh Phúc)

Một trò chơi biểu hiện của phồn thực rất phổ biến ở vùng đất tổ Phong Châu (Vĩnh Phúc) và các khu vực xung quanh có tên là Trò cướp cầu. Cụ thể, 2 phe sẽ tranh nhau 1 quả cầu màu đỏ (dương); nếu ai cướp được thì mang về thả vào hố (âm) của bên mình. 

Dấu tích cổ xưa của tín ngưỡng phồn thực Việt Nam

Với người Việt, tích của tín ngưỡng phồn thực cho chúng ta thấy nó từng có mặt từ nơi xa xưa. Đó chính là bằng chứng cho thấy sự gắn bó của tín ngưỡng này từ thời xa xưa với cư dân.

1. Nhà mồ Tây Nguyên

Hình nam nữ với bộ phận sinh thực khí phóng đại được tìm thấy ở trên tượng đá với niên đại hàng nghìn năm TCN ở Văn Điển (Hà Nội), hay ở những hình khắc trên đá trong thung lũng Sapa, nhà mồ Tây Nguyên,… 

2. Tín ngưỡng phồn thực trong các ngôi chùa

Tín ngưỡng phồn thực trong các ngôi chùa
Tín ngưỡng phồn thực trong các ngôi chùa

Việc thờ sinh thực khí thể hiện ở việc thờ các loại cột gồm cột đá tự nhiên hoặc cột đá được tạc ra, có khắc chữ được dựng trước cổng đền miếu, đình chùa; và ở những loại hốc như hốc cây, hốc đá trong hang động; kẽ nứt trên đá. 

3. Bánh tét 

Bánh tét hay bánh đòn ở miền Nam và miền Trung Việt Nam được gói thành hình trụ dài bằng lá chuối. Khi ăn cắt thành từng khoanh thì ở giữa nhân đậu xanh và thịt mỡ nổi lên như nhụy hoa.

Bánh tét được coi là dạng nguyên thủy của bánh chưng và là biểu tượng cho tín ngưỡng phồn thực của người Việt xưa. Bên cạnh bánh tét thì dưa món, nắm tré, bò ngâm màu trầm, thường sẽ có thêm chén (bát) nhỏ tôm chua, xinh như một bông hoa và chói chang đỏ như vầng mặt trời mùa xuân ấm áp.

4. Bánh cúng – bánh cấp trong các dịp cúng lễ của người Chăm

Cái tên “bánh cúng”(cái bánh dài) và bánh cấp (cái bánh hình chữ nhật) là loại bánh dân gian của người Chăm dùng vào dịp cúng lễ. Ý nghĩa của chúng là dùng sản vật tinh khiết tự nhiên của đất trời để dâng cúng, vì thế loại bánh này làm bằng gạo nếp không có nhân.

Bánh cúng và bánh cấp tượng trưng cho sinh thực khí trong các dịp cúng lễ của người Chăm
Bánh cúng và bánh cấp tượng trưng cho sinh thực khí trong các dịp cúng lễ của người Chăm

Trong đó; bánh cúng (dài) tượng trưng cho sinh thực khí nam, bánh cấp (chữ nhật) tượng trưng cho sinh thực khí nữ. Đây là biểu hiện của nền văn hóa phồn thực của dân tộc Chăm, vì nhờ vào sinh thực khí nam nữ mà mà vạn vật mới sinh sôi nảy nở.

5. Miếu thờ bà Lường

Ngôi miếu thờ bà Lường và bàn thờ trong hang thờ sinh thực khí ở xã Ninh Phước (thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa) tại đảo Hòn Đỏ từ bao đời nay chính là dấu vết của tín ngưỡng phồn thực. Với mong muốn cầu xin chư vị “thần linh biển cả” phù hộ được trúng mùa nhiều cá và bình yên cho ngư dân.

Miếu cúng “lỗ bà Lường” mong trúng mùa cá ở hòn Đỏ
Miếu cúng “lỗ bà Lường” mong trúng mùa cá ở hòn Đỏ

Theo đó, những người làm nghề lưới đăng xã Ninh Hòa chọn địa điểm đánh bắt cá của mình ở vịnh Hà Đỏ. Tại đây, bằng kinh nghiệm từ bao đời nay thì họ đã tính toán luồng đi của cá rồi dựng đăng để đánh bắt.

Một số lễ hội phồn thực nổi tiếng Việt Nam

Những lễ hội mang tín ngưỡng phồn thực của người Việt đã và đang được lưu giữ ở nhiều làng quê và thu hút sự quan tâm của cộng đồng.

1. Lễ hội “Linh tinh tình phộc” độc đáo ở Phú Thọ

Lễ hội Linh tinh tình phộc còn được gọi là Lễ hội Trò Trám diễn ra vào đêm ngày 11 rạng sáng ngày 12 tháng Giêng ở xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. 

Độc đáo Lễ hội “Linh tinh tình phộc” (Trò Trám)
Độc đáo Lễ hội “Linh tinh tình phộc” (Trò Trám)

Nghi lễ tái hiện cảnh giao hợp của cặp sinh thực khí làm bằng gỗ được thờ cẩn thận ở miếu Trò và được lấy ra vào đúng đêm làm lễ Trò Trám. Tâm điểm của lễ hội Trò Trám đó chính là lễ mật trong đó cặp sinh thực khí, gọi là nõ nường được “phộc” vào nhau 3 lần.

2. Lễ hội rước “của quý” ở Lạng Sơn

Được gọi là lễ hội Ná Nhèm –  Lễ hội rước sinh thực khí nam (tàng thinh). Đây là lễ hội truyền thống của người Tày ở khu vực cửa đình Làng Mỏ, xã Trấn Yên, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn được diễn ra vào ngày 15 tháng Giêng hàng năm.

Lễ hội rước "của quý” ở Lạng Sơn thu hút đông đảo khách du lịch
Lễ hội rước “của quý” ở Lạng Sơn thu hút đông đảo khách du lịch

“Ná Nhèm” ở trong tiếng Tày có nghĩa là “mặt nhọ”. Điểm nhấn là màn rước tàng thinh tượng trưng cho sinh thực khí nam và mặt nguyệt tượng trưng cho sinh thực khí nữ. Sau đó, vật cúng tế là tàng thinh và mặt nguyệt vào cuối ngày được đem ra đốt. 

Lễ hội Ná Nhèm có nhiều nội dung liên quan đến tưởng niệm vua Mạc như tục rước nước – rước Vua, thờ Thái tổ Mạc Đăng Dung, thờ cây đại đao,… 

3. Lễ hội “ông Đùng bà Đà” ở Thái Bình

Lễ hội “Ông Đùng – Bà Đà” được tổ chức vào ngày 14 – 04 âm lịch mỗi năm tại Đền thờ bà chúa Muối thuộc làng Quang Lang, xã Thụy Vân, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Lễ hội này là nơi gửi gắm ước vọng của dân làng Muối về sự sản sinh, sinh sôi và dồi dào.

Lễ hội Bà Chúa Muối ở Thái Bình
Lễ hội Bà Chúa Muối ở Thái Bình

Lễ hội cực kỳ đặc sắc với điệu múa ông Đùng, bà Đà với các hình nộm. Khi múa, hình nộm lúc thì nghiêng ngả; khi thì quay sang phải, sang trái cho ông bà có cơ hội “bày tỏ’ tình cảm vui mừng với nhau. 

Các vai ông Đùng, bà Đà đòi hỏi phải phối hợp sao cho những lần giáp mặt, thân chập vào nhau. Sau đó thì đoàn múa ra khỏi Đền và đi quanh làng, dân làng đi theo nhộn nhịp vừa đi vừa hát múa. Lúc đám rước quay về lại Đền thì dân làng vội vã xô nhau vào để lấy cho được một nan nứa trên hình nộm 2 ông bà về cắm vào ruộng, vào vườn hay trên thuyền để lấy may.

4. Lễ hội Ri chà nư cành của người Chăm

Ri chà nư cành là một lễ hội dân gian lâu đời của người Chăm diễn ra vào đầu năm để cầu mưa, cầu bình an và cầu cho vạn vật sinh sôi nảy nở. Ở trong lễ cúng Ri chà nư cành, người Chăm có múa điệu âm dương mang đậm tính phồn thực.

Lễ hội “Ri chà nư cành” lâu đời của người Chăm
Lễ hội “Ri chà nư cành” lâu đời của người Chăm

Người ta sẽ làm 3 lễ vật dâng cúng bằng gỗ có hình dáng như sinh thực khí nam, chọn 1 người đàn ông khỏe mạnh cầm khúc gỗ hình sinh thực khí đó múa cùng bà bóng. Điệu múa âm dương này mang ý nghĩa trời đất giao hòa, từ đó con người, vật nuôi và cây trồng sinh sôi phát triển.

Bên cạnh các nghi thức cúng lễ dân gian, người Chăm còn du nhập tôn giáo Bà La Môn từ Ấn Độ. Biểu tượng sinh thực khí người đàn ông (Linga) và sinh thực khí của người phụ nữ (Yoni ) được coi là sự khởi sinh của muôn loài được, người Chăm gọi là Năng Lượng Sáng Tạo.

Gìn giữ văn hóa phồn thực hiện nay

Có thể không biết, ngay cả những hiện tượng tưởng chừng rất xa xôi như chùa Một Cột (dương) trong cái hồ vuông (âm), tháp Bút (dương) và đài Nghiên (âm) ở cổng đền Ngọc Sơn (Hà Nội), cửa sổ tròn (dương) trên gác Khuê Văn (tượng trưng cho sao Khuê) soi mình xuống hồ vuông (âm) Thiên Quang Tỉnh trong Văn Miếu,… cũng đều là phản ánh tín ngưỡng phồn thực.

Chùa Một Cột trong cái hồ vuông
Chùa Một Cột trong cái hồ vuông

Bên cạnh đó, cũng không phải ngẫu nhiên mà ở những nơi thờ cúng ta thường thấy ở bên trái là cái mõ và bên phải là cái chuông. Lý giải cho việc này, chúng ta có thể hiểu đơn giản đây là sự hòa hợp giữa lý luận Ngũ hành và tín ngưỡng phồn thực – Tức cái mõ làm bằng gỗ (hành Mộc) đặt ở bên trái (phương Đông) mang tính dương thì làm bằng đồng (hành Kim) đặt ở bên phải (phương Tây) mang tính âm. Do đó, bắt buộc phải có âm dương hòa hợp, có nam có nữ; tiếng mõ trầm phải hòa với tiếng chuông thanh thì mới tạo nên âm hưởng của cuộc sống như ý nguyện.

Mõ bên trái và chuông bên phải – Sự hòa hợp giữa lý luận Ngũ hành và tín ngưỡng phồn thực
Mõ bên trái và chuông bên phải – Sự hòa hợp giữa lý luận Ngũ hành và tín ngưỡng phồn thực

Có thể nói, tín ngưỡng phồn thực là nét đẹp văn hóa tốt đẹp của dân tộc ta. Ngoài việc đề cao 2 thực thể nam và nữ thì còn thể hiện nguyện cầu của người dân về một cuộc sống ấm no, đủ đầy; sự hài hòa đem lại sự phát triển và trường tồn. Việc giữ gìn văn hóa này cũng chính là đang bảo tồn cho nét đẹp phi hình thể của dân tộc ta.

Như vậy, nội dung của bài viết chúng tôi đã chia sẻ đến bạn đọc thông tin giải đáp cho câu hỏi phồn thực là gì. Qua đó ta mới thấy văn hóa Việt Nam đa dạng và đậm đà bản sắc đến thế nào, khi những vật tưởng chừng như vô tri, vô giác cũng mang trên mình những nét văn hóa độc đáo. Văn hóa không bao giờ mất đi, nó giống như sợi dây truyền từ người này qua người khác nối liền chính chúng ta. Và giá trị văn hóa dân tộc luôn luôn là thứ bền bỉ và xứng đáng được trân quý nhất!

About Phạm Xuân Thanh

Tôi là Phạm Xuân Thanh – Tôi đã có kinh nghiệm hơn 3 năm review đánh giá về các loại máy móc công nghiệp, thiết bị vệ sinh công nghiệp, cách chăm sóc xe hơi. Tôi hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn về các công dụng, chức năng của các loại thiết bị công nghiệp và các cách chăm sóc xe hơi này.

View all posts by Phạm Xuân Thanh →