Phân kỳ là gì? Tìm hiểu về chiến lược giao dịch cơ bản theo phân kỳ

Trong phân tích kỹ thuật, phân kỳ là một tín hiệu thường xuất hiện ở trên các chỉ báo nhằm đưa ra dự báo xu hướng của giá trong tương lai. Vậy phân kỳ là gì? Các dạng phân kỳ thường gặp hiện nay là gì? Chỉ báo cho phép nhận diện phân kỳ ra sao? Tất cả sẽ các câu hỏi về phân kỳ sẽ được chúng tôi giải đáp trong nội dung của bài viết này! 

Phân kỳ là gì? Các dạng phân kỳ và chỉ báo để nhận diện phân kỳ
Phân kỳ là gì? Các dạng phân kỳ và chỉ báo để nhận diện phân kỳ

Phân kỳ là gì? 

Phân kỳ (Divergence) chính là hiện tượng chỉ báo kỹ thuật di chuyển theo hướng ngược lại theo giá. Hướng di chuyển được xác định bằng đỉnh và đáy của giá cùng chỉ báo. Nói chung, phân kỳ tương tự như những đợt sóng ngầm dịch chuyển ngược lại đợt sóng giá đang di chuyển trên bề nổi. 

Phân kỳ –  Chỉ báo kỹ thuật di chuyển theo hướng ngược lại theo giá.
Phân kỳ –  Chỉ báo kỹ thuật di chuyển theo hướng ngược lại theo giá

Tín hiệu phân kỳ xuất hiện với tần suất khá thường xuyên, mang một ý nghĩa đặc biệt quan trọng với mọi trader theo đuổi phân tích kỹ thuật. Khi nắm bắt được tín hiệu phân kỳ, tức là bạn đang đương nhiên nắm lợi thế lớn trong tay và có tự tin đặt lệnh mà không lo đi ngược xu hướng.

Ví dụ, giá vừa tạo đỉnh mới cao hơn đỉnh cũ nhưng chỉ báo kỹ thuật lại xuất hiện đỉnh mới thấp hơn đỉnh cũ. Lúc này, phân kỳ sẽ cảnh báo về sự tiếp diễn hay đảo chiều xu hướng trong tương lai. 

Các dạng phân kỳ thường gặp trong phân tích kỹ thuật

Phân kỳ thường được chia làm 3 nhóm chính, mỗi nhóm chính lại được chia thành những nhánh nhỏ. Cụ thể như sau:

1. Phân kỳ bình thường – Regular Divergence

Phân kỳ thường là tín hiệu dự báo xu hướng hiện tại sắp kết thúc, hay là dự báo sự đảo chiều xu hướng. Thông thường, dạng phân kỳ này sẽ có độ chính xác cao hơn khi thị trường đang ở giai đoạn có xu hướng rõ ràng.

Phân biệt các dạng phân kỳ bình thường 
Phân biệt các dạng phân kỳ bình thường

Phân kỳ bình thường tăng 

Được hình thành từ một xu hướng giảm khi giá tạo thành các đáy thấp dần, nhưng chỉ báo RSI (chỉ số sức mạnh tương đối) lại cho thấy giá vẫn đang cao hơn.

Khi RSI tạo ra đáy cao hơn thể hiện rằng động lực giá đã không còn mạnh như trước, cho thấy thị trường có khả năng sắp diễn ra một đợt đảo chiều từ giảm giá sang tăng giá. Tuy nhiên, tín hiệu của phân kỳ thường tăng chỉ là dấu hiệu khởi đầu, và nếu muốn chắc chắn hơn thì trader phải chờ đợi thêm một số tín hiệu khác.

Phân kỳ bình thường tăng – Phân kỳ bình thường giảm 
Phân kỳ bình thường tăng – Phân kỳ bình thường giảm

Phân kỳ bình thường giảm 

Phân kỳ thường giảm giá sẽ có mặt trong một xu hướng tăng giá, khi đó thì giá liên tiếp tăng tạo ra đỉnh sau cao hơn đỉnh trước nhưng chỉ báo RSI lại cho thấy xu hướng giảm khi đỉnh được hình thành sau thấp hơn các đỉnh trước đó. 

Điểm mấu chốt ở đây chính là động lực tăng giá không còn mạnh mẽ như trước và một đợt đảo chiều có khả năng sẽ diễn ra. Trader phân tích kỹ thuật sẽ dựa vào tín hiệu này để giao dịch ngược với xu hướng hiện tại. 

Cụ thể, trader cần phải đặt lệnh “bán” vì xu hướng sắp đảo chiều từ “tăng giá” sang “giảm giá”. Còn nếu như muốn thực sự chắc chắn hơn thì nên chờ thêm một vài tín hiệu khác để xác nhận. 

2. Phân kỳ ẩn – Hidden Divergence

Phân kỳ ẩn chính là tín hiệu cho phép nhà phân tích kỹ thuật thấy xu hướng có khả năng sẽ được duy trì. Độ tin cậy của phân kỳ ẩn được đánh giá cao hơn phân kỳ thường, vì nó di chuyển theo xu hướng, với 2 nhánh nhỏ được chia ra:

Phân biệt các dạng phân kỳ ẩn 
Phân biệt các dạng phân kỳ ẩn

Phân kỳ ẩn chiều tăng

Dạng phân kỳ này xuất hiện khi đáy mới hình thành cao hơn đáy trước, nhưng chỉ báo kỹ thuật lại cho thấy đáy mới thấp hơn. Điều này cho thấy giá sẽ tiếp diễn theo xu hướng tăng, trader nên ưu tiên “mua” để giao dịch thuận với xu hướng. 

Minh họa dạng phân kỳ ẩn chiều tăng
Minh họa dạng phân kỳ ẩn chiều tăng

Bên cạnh đó, để tăng xác suất thành công cao hơn thì trader nên kết hợp thêm các tín hiệu như nến xanh tăng, mô hình giá tiếp diễn và sự đồng thuận của khối lượng giao dịch.

Phân kỳ ẩn chiều giảm

Phân kỳ ẩn chiều giảm sẽ xảy ra khi một xu hướng giảm mạnh và tạo đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước, nhưng chỉ báo lại tạo đỉnh sau cao hơn so với đỉnh trước. Điều này cho thấy xu hướng giảm có khả năng vẫn sẽ tiếp diễn, trader nên ưu tiên “bán” để giao dịch thuận xu hướng. 

Biểu diễn minh họa dạng phân kỳ ẩn chiều giảm
Biểu diễn minh họa dạng phân kỳ ẩn chiều giảm

Để tránh rủi ro thì trader nên chờ các tín hiệu xác nhận xu hướng từ việc xuất hiện các cây nến đỏ hoặc các mô hình giá tiếp diễn xu hướng giảm. 

3. Phân kỳ phóng đại – Exaggerated Divergence

Phân kỳ phóng đại khá tương đồng với phân kỳ thường, sự khác biệt lớn nhất đó là phân kỳ phóng đại sẽ hình thành 2 đáy hoặc 2 đỉnh ngang bằng. Dạng phân kỳ này được chia thành 2 nhóm như sau:

Phân kỳ phóng đại chiều tăng

Dạng phân kỳ phóng đại chiều tăng
Dạng phân kỳ phóng đại chiều tăng

Xảy ra khi giá tạo 2 đáy bằng nhau, nhưng trong khi đó chỉ báo lại tạo đáy sau cao hơn đáy trước. Điều này cho thấy xu hướng ngang sắp kết thúc để di chuyển sang xu hướng tăng, và từ đó thì trader có thể tận dụng cơ hội để “mua”.

Phân kỳ phóng đại chiều giảm

Dạng phân kỳ phóng đại chiều giảm
Dạng phân kỳ phóng đại chiều giảm

Xảy ra khi giá hình thành 2 đỉnh bằng nhau, nhưng trong khi đó chỉ báo lại tạo đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước. Điều này cho thấy xu hướng đi ngang sắp kết thúc để di chuyển sang xu hướng giảm, và từ đó thì trader có thể tận dụng cơ hội để “bán”.

Xem thêm:: Định danh điện tử là gì?

Những chỉ báo nhận diện phân kỳ 

Tín hiệu phân kỳ hoàn toàn có thể được phát hiện thông qua biểu đồ giá kết hợp với hệ thống chỉ báo. Có 3 loại chỉ báo quan trọng cần phải chú ý để nhận biết tín hiệu phân kỳ xảy ra như sau:

1. Chỉ báo MACD 

MACD chính là viết tắt của Moving Average Convergence/Divergence, chỉ báo này hỗ trợ xác định động lượng trong hướng dịch chuyển của một tài sản giao dịch. Từ đó, nhà phân tích có thể phần nào dự đoán xu hướng thị trường. 

Chỉ báo MACD 
Chỉ báo MACD

Chỉ báo MACD được hình thành từ 3 đường gồm:

  • 2 đường trung bình động hàm mũ (ký hiệu là EMA).
  • 1 biểu đồ dạng cột (MACD histogram).

Trong đó, 2 đường trung bình di chuyển xung quanh đường 0 chính giữa. Nếu đường EMA nhanh hơn sẽ được gọi là đường tín hiệu, còn chậm hơn sẽ được gọi là đường MACD. Trường hợp đường MACD trên 0 được coi là xác nhận xu hướng tăng, nếu dưới 0 được coi là dự báo về xu hướng giảm. 

Đặc biệt, khi đường MACD và giá của một tài sản dịch chuyển theo 2 hướng ngược nhau sẽ xảy ra phân kỳ – báo hiệu sắp có thay đổi trong chiều đi của xu hướng.

2. Chỉ báo RSI 

RSI là viết tắt của Relative Strength Index, là chỉ báo hỗ trợ đánh giá hướng của động lượng thị trường và đo lường tốc độ biến động của giá. Vì thế chỉ báo RSI có thể xác định các phân kỳ.

Chỉ báo RSI được biểu diễn dưới dạng phần trăm trên thang điểm 0 – 100. Nếu như RSI di chuyển lên trên ngưỡng 70 nghĩa là thị trường đang rơi vào tình trạng mua quá mức, còn nếu RSI di chuyển dưới mức 30 có nghĩa là thị trường đang trong giai đoạn bán quá mức. 

Chỉ báo RSI 
Chỉ báo RSI

Đặc biệt, với phân kỳ tăng thì trader cần xem xét các mức thấp trên chỉ báo và hành động giá. Nếu như đường giá hình thành mức giá cao hơn, còn RSI lại phản ánh mức giá thấp hơn thì có thể xem đây là tín hiệu tăng giá. Ngược lại, giá thấp hơn nhưng RSI lại cao hơn nghĩa là thị trường rất có khả năng sẽ bước vào thời kỳ giảm giá mạnh.

3. Chỉ báo Stochastic

Stochastic là chỉ báo động lượng trong phân tích kỹ thuật, dùng để xác định vùng giá tốt để mua và bán. Chỉ báo Stochastic sẽ dao động quanh 2 điểm cực trị là 0 và 100.

Khi chỉ báo Stochastic lớn hơn 80 cho thấy tín hiệu mua quá mức, còn nếu chỉ báo nhỏ hơn 20 cho thấy tín hiệu bán quá mức. Khi có được sự khác biệt giữa đường giá và Stochastic, sẽ chứng tỏ phân kỳ đã được hình thành. Và đây chính là cơ hội tốt để nhà phân tích xác định xu hướng thị trường.

Chỉ báo Stochastic
Chỉ báo Stochastic

Các chỉ số mua quá mức và bán quá mức không phải cơ sở chắc chắn báo hiệu thời điểm đảo chiều, mà chúng chỉ cho thấy thị trường đang mua và bán quá mức mà thôi. Các tài sản giao dịch vẫn có khả năng tiếp tục tăng hoặc giảm khi áp lực mua hoặc bán được duy trì.

Một số lưu ý quan trọng khi sử dụng phân kỳ

Phân kỳ là một hiện tượng phổ biến xuất hiện trong mỗi xu hướng tăng giảm của thị trường. Tuy nhiên, những tín hiệu từ hiện tượng phân kỳ không hoàn toàn chính xác 100%. Sau đây là các lưu ý quan trọng dành cho nhà phân tích kỹ thuật khi sử dụng tín hiệu này:

Ví dụ về tín hiệu phân kỳ giả 
Ví dụ về tín hiệu phân kỳ giả
  • Chỉ nên xem hiện tượng này là một tín hiệu không hoàn toàn đúng và phải biết chọn lọc.
  • Nên theo dõi xu hướng chính của thị trường trước khi sử dụng tín hiệu phân kỳ.
  • Nên chú ý khối lượng và thời gian tồn tại của hiện tượng phân kỳ. Nếu như thời gian tồn tại quá dài thì nên kiên nhẫn đợi quá trình Pullback (chuyển động phi xu hướng chính) để có được những tín hiệu giao dịch tốt hơn. 

Hy vọng khái niệm phân kỳ là gì đã được chúng tôi làm rõ thông qua bài viết trên. Có thể nói, phân kỳ được xem như tín hiệu sớm cho biết sắp có đảo chiều hoặc tiếp tục xu hướng. Vậy nên việc nhận biết từng loại phân kỳ là cần thiết để trader đưa ra quyết định đặt lệnh chính xác.

About Phạm Xuân Thanh

Tôi là Phạm Xuân Thanh – Tôi đã có kinh nghiệm hơn 3 năm review đánh giá về các loại máy móc công nghiệp, thiết bị vệ sinh công nghiệp, cách chăm sóc xe hơi. Tôi hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn về các công dụng, chức năng của các loại thiết bị công nghiệp và các cách chăm sóc xe hơi này.

View all posts by Phạm Xuân Thanh →