Contents
1. Cá chép om dưa
Cá chép ôm dưa là món ăn vô cùng dân dã, giàu dưỡng chất lại không hề bị ngán. Vì thế, bên cạnh giò chả thì bạn cũng nên nấu thêm món cá chép om dưa nhé. Cách làm rất đơn giản. Bạn chỉ cần chuẩn bị một con cá chép, dưa cải chua, hành lá, cà chua, rau thì là cùng các gia vị sẵn có trong bếp.
Cá chép khi đã được làm sạch hãy ướp gia vị trong khoảng 10 phút. Tiếp đến bạn bắc chảo và phi hành tỏi thật thơm. Cho cà chua vào và tra một chút muối để cho cà chua mềm. Bước tiếp theo là cho dưa chùa vào xào rồi đổ xíu nước vào. (Bạn hãy tận dụng nước luộc gà để ngọt nước).
Khi nước sôi đều bạn cho cá chép đã ướp gia vị vào. Nước sôi lên khoảng 1 phút thì nêm nếm gia vi cho thật vừa. Khi cho cá vào được một lúc thì trở mặt cá cho chín đều. Khi cá đã chín thì cho hành lá và thì là cắt nhỏ vào nồi và tắt bếp.
Cá chép om dưa thơm phức, thịt cá mềm, nước chua chua ăn không thấy ngán một chút nào. Nước sốt cá bạn có thể sử dụng để chấm rau sống thì lại càng tuyệt.
2. Gỏi chân gà ngó sen
Top những món ăn đỡ ngán trong ngày tết được chi em chia sẻ nhiều là món gỏi chân gà ngó sen. Món ăn lai rai này chị em thích, quý ông lại càng thích bởi nó là món nhậu cực tuyệt.
Để làm món gỏi này nguyên liệu chính sẽ là chân gà, ngó sen. Để tăng thêm màu sắc bạn hãy chuẩn bị thêm dưa chuột, cà rốt và các loại rau thơm bạn thích. Các gia vị khác gồm chanh, tỏi,ớt, gừng, nước mắm, đường, dấm, bột canh.
Cách làm cực dễ như sau: Chân gà làm sạch rồi đem luộc. Để chân gà được giòn thì sau khi luộc chín, bạn vớt chân gà và cho ngay vào chậu nước lạnh có pha chút giấm. Sau đó rút xương chân gà chỉ để lại phần da và gân.
Bước tiếp theo là chuẩn bị ngó sen và cà rốt, dưa chuột thái thành sợi. Thái nhỏ rau thơm các loại. Tất cả cho vào một chiếc tô.
Khâu quan trọng nhất là pha nước trộn. Chuẩn bị một chiếc bát rồi cho nước mắm, đường, tỏi, chanh hoặc giấm chua ngọt theo sở thích của bạn.
Trộn đều chân gà, ngó sen, cà rốt, các loại rau với nước đã pha và để khoảng 5 đến 10 phút cho ngấm gia vị. Như vậy là món gỏi chân gà đã hoàn thành. Đây là món bạn ăn hoài trong mấy ngày tết mà cũng không hề bị ngán.
3. Gân bò trộn xoài chua
Tết ăn để không ngán thì chỉ tìm đến những món chua chua thôi. Vậy thì học ngay cách chế biến món gân bò trộn xoài chua này nhé. Nguyên liệu cần chuẩn bị là gân bò, xoài chua và các gia vị là muối, giấm, đường trắng, tỏi, ớt, gừng, ớt bột, sả….
Hướng dẫn cách làm như sau: Gân bò rửa sạch với nước muối rồi đem luộc trong khoảng 30 phút. Sau đó cho vào nước lạnh cho giòn. Xoài chua thái miếng, ngâm nước muối. Trộn xoài chua với gân bò cùng một chút nước mắm, đường. Nêm nếm cho thật vừa miệng và bày ra đĩa. Bữa ăn với món này đảm bảo xua tan vị béo ngấy của giò, thịt và bánh chưng ngày tết.
4. Phở cuốn
Phở cuốn là món ăn rất gần gũi vô cùng dễ ăn và lại dễ làm. Hãy đem món ăn này vào trong bữa ăn ngày tết để vừa làm phong phú thực đơn lại chống ngán.
Tùy vào từng thói quen ăn uống trong gia đình mà món phở cuốn sẽ có những nguyên liệu khác nhau. Bạn có thể chuẩn bị tôm, thịt ba chỉ, thịt bò, trứng tráng, đậu phụ, giò. Hoặc bạn có thể dùng những món được chế biến sẵn trong tết như thịt gà xé nhỏ ra.
Các món này được cuốn với rau sống, bánh tráng (hoặc phở cuốn) chấm với bát nước mắm chua ngọt thì không có gì tuyệt vời bằng. Món ăn này có thể bày ra để người ăn tự cuốn hoặc cuốn sẵn. Nhưng để có không khí thì mỗi người tự cuốn ăn sẽ ngon hơn nhiều.
5. Các món canh chua
Canh chua được coi là cứu tinh của cảm giác ngán trong các bữa ăn ngày tết. Nên hãy chuẩn bị sẵn thực phẩm để nấu những bát canh chua “cứu ngán” nhé.
Canh chua có nhiều cách chế biến khác nhau. Bạn có thể làm bát canh chua hến, canh chua ngao, canh chua cua, canh chua cá hay canh thịt chua, canh sườn chua. Nhưng để đỡ ngán hẳn thì các món canh chua hải sản, thủy sản được ưa chuộng hơn.
Nguyên liệu làm một bát canh chua không hề phức tạp. Chuẩn bị một kg ngao, hến hoặc cá, cua. Cà chua, me hoặc sấu (những quả tạo độ chua cho bát canh), thì là, rau thơm, hành lá, gia vị.
Các nguyên liệu chính sau khi được làm sạch sẽ luộc hoặc xay lọc. Ruột ngao, gạch cua sẽ được phi chín tái cùng với hành khô. Sau đó đổ cà chua vào xào cùng cho mềm. Cuối cùng là đổ nước luộc, nước lọc cua vào đun sôi. Cuối cùng là cho các quả chua vào đun tiếp và cho rau thơm rồi bắc ra. Bạn có thể thả thêm đậu rán hoặc váng đậu vào để làm phong phú thêm bát canh chua.
6. Miến gà trộn
Miến gà trộn sẽ giúp bạn xử lý được những đĩa thịt gà trong mâm cơm tết mà lại không hề ngán. Nguyên liệu sẽ gồm thịt gà, giò lụa (có hoặc không), miến, giá đỗ, hành khô, rau thơm và các gia vị.
Thịt gà luộc xé nhỏ. Giò nếu có thái sợi, hành tây, cà rốt thái sợi, giá đỗ, miến chần chín bằng nước nóng. Cho gà, miến giò, rau thơm và tô. Pha nước trộn gồm nước, xì dầu, nước mắm, đường nêm nếm vừa miệng. Sau đó trộn miến, thịt gà, giá đỗ, hành tây, cà rốt vào tô và rưới nước dùng lên trộn đều và thưởng thức.
7. Salad/ các món nộm
Trong các bữa ăn ngày tết bạn có thể trổ tài làm các món salad hoặc nộm để chống ngán. Salad thì bạn có thể làm salad nga với các loại củ luộc. Hoặc salad rau diếp dưa chuột, salad cải tím… Các món salad chỉ cần một chai nước xốt theo sở thích và trộn với các loại rau yêu thích.
Nộm cũng là món được yêu thích và làm rất đơn giản. Bạn có thể làm nộm hoa chuối, nộm sứa ăn chống ngán những ngày tết. Nộm cũng là cách để bạn “xử lý” những đồ ăn không hết của mâm cỗ ngày tết.
8. Rau củ luộc chấm muối vừng/kho quẹt
Rau của luộc thanh mát chấm muối vừng đậm nét Bắc và chấm kho quẹt đậm chất Nam Bộ. Các loại rau củ luộc như su hào, củ cải, su su. Tất cả làm sạch bỏ, cho vào nồi nước đun sôi luộc lên đến khi chín rồi vớt ra. Có đĩa rau củ luộc trong mâm cơm đảm bảo thu hút hơn nhiều so với các món giò, chả.
9. Kim chi/ các loại dưa muối
Chống ngán tuyệt vời nhất có lẽ là các món muối chua. Bạn có thể làm kim chi Hàn Quốc cho lạ miệng. Hoặc chuẩn bị một hũ hành (củ kiệu) muối chuẩn hương vị ngày tết. Hay một đĩa dưa chua như dưa bắp cải, dưa cải cay cũng rất ngon. Các món dưa này ăn kèm với thịt đông, giò mỡ hoặc bánh chưng bánh tét thì chuẩn vị luôn, ăn nhiều mà không ngấy.
10. Chân gà ngâm sả tắc
Trong các năm gần đây, món chân gà ngâm sả tắc đặc biệt nổi tiếng. Bạn cũng có thể tự làm món này để chống ngán cho các bữa ăn ngày tết. Cách làm cung không quá cầu kỳ. Chân gà được mua về sẽ làm sạch luộc chín rồi ngâm vào nước lạnh khoảng 10 phút cho giòn.
Nước ngâm được làm gồm đường, mắm, giấm muối trộn đều đun sôi sau đó để nguội bớt đến khi còn âm ấm thì cho sả, tỏi, ớt, gừng thái nhỏ vào. Khi nước nguội hoàn toàn thì cho chân gà và tắc vào trộn đều lên.
Cuối cùng bạn xếp chân gà vào hũ thủy tinh và đổ nước ngâm vào ngập chân gà. Sau khi ngâm khoảng 1 tiếng có thể ăn được. Bảo quản chân gà ngâm sả tắc trong 4 đến 5 ngày nên bạn hãy làm một hũ lớn để ăn dần trong mấy ngày tết nhé.