Máy phát điện không đồng bộ là gì? Ứng dụng ở đâu?

Nhiều khu sản xuất, khu công nghiệp hiện nay lựa chọn trang bị máy phát điện không đồng bộ để cung cấp nguồn điện dự phòng trong trường hợp mất điện lưới. Với dạng máy phát điện mới, rất nhiều người quan tâm tới cấu tạo, nguyên lý vận hành và ứng dụng cụ thể của nó, tại sao nó lại trở thành sự lựa chọn trong sản xuất? Giải đáp các thắc mắc và băn khoăn đó, mời bạn đọc đi tìm câu trả lời cùng chúng tôi ở bài viết sau.

Máy phát điện không đồng bộ có đặc điểm gì?

Máy phát điện không đồng bộ là gì
Máy phát điện không đồng bộ là gì?

Máy phát điện không đồng bộ hiểu đơn giản hơn chính là những chiếc máy phát điện xoay chiều. Dựa theo nguyên lý cảm biến điện từ và từ trường quay của roto sinh ra dòng điện ba pha. Về cơ bản thì dòng máy phát điện này cũng khá giống với dòng máy phát điện một chiều nhưng nó lại có tính thuận nghịch đối với dòng điện được sinh ra.

Dựa vào nguyên lý vận hành, cấu tạo, khả năng sinh ra dòng điện công suất lớn hơn nên hiện nay máy phát điện không đồng bộ đã được ứng dụng phổ biến hơn tại thị trường.

Máy phát điện không đồng bộ cũng được phân loại cụ thể để thích ứng tốt hơn trong từng lĩnh vực sản xuất. Cụ thể:

Phân loại theo kết cấu của vỏ: Chia thành dạng máy phát điện không đồng bộ kiểu kín, máy phát điện không đồng bộ kiểu hở, máy phát điện không đồng bộ kiểu bảo vệ

Phân loại theo số pha: Chia thành máy phát điện không đồng bộ 3 pha, máy phát điện không đồng bộ 2 pha, máy phát điện không đồng bộ 1 pha

Phân loại theo kiểu dây quấn Roto: Chia thành máy phát điện không đồng bộ roto dây quấn, máy phát điện không đồng bộ roto lồng sóc

Xem thêm::
Review những dòng máy phát điện siêu nhỏ đáng mua hiện nay
Có nên mua máy phát điện thanh lý hay không?
Tìm hiểu về bộ đề của máy phát điện

Máy điện không đồng bộ có cấu tạo ra sao?

Cấu tạo nhìn chung vẫn có 2 phần chính là Stato và Roto
Cấu tạo nhìn chung vẫn có 2 phần chính là Stato và Roto

Nhìn chung thì các dòng máy phát điện không đồng bộ cũng có cấu tạo na ná dòng máy phát điện một chiều. Cấu tạo chính gồm có hai thành phần là Stato và Roto. Ngoài ra để hình thành nên một chiếc máy phát điện hoàn thiện thì nó còn có thêm: Nắp máy, trục máy, ổ bi, quạt gió, hộp quạt, hộp dầu cực,…

Stato (phần tĩnh)

Stato trong máy phát điện được cấu tạo gồm có: dây quấn, lõi thép, phần phụ, nắp máy, vỏ máy.

Lõi thép: Đây là bộ phận hình trụ nằm trong động cơ của máy phát điện, nhiệm vụ chính của nó là dẫn từ để tạo thành dòng điện. Bộ phận thân của lõi thép được thiết kế từ các lá thép dập các rãnh rồi ghép lại với nhau. Mỗi lá thép được sơn phủ cách điện để phòng tránh bị ăn mòn tối đa.

Dây quấn: Là dạng dây được làm từ đồng nguyên chất ngoài vỏ có bọc cách điện, dây quấn sẽ được đặt trong các rãnh của lá thép phía trên với số vòng nhất định để tạo ra từ trường biến thiên.

Vỏ máy: Được làm từ nhôm, gang là các vật liệu chắc chắn, có tính chịu lực cao.

Roto (phần quay)

Roto là bộ phận quay của máy phát điện không đồng bộ. Cấu tạo cũng có các lõi thép, dây quấn, trục máy. Cũng như Stato, Roto cũng vô cùng quan trọng. Hiện nay máy phát điện không đồng bộ có bộ phận roto được chia ra thành hai loại:

Roto lồng sóc: Kiểu roto có các thanh đồng hoặc nhôm đặt tại rãnh để tạo ra ngắn mạch ở hai đầu. Đối với những chiếc máy phát điện không đồng bộ người ta thường đúng thành một khối, có kèm theo cả quạt tản nhiệt.

Roto dây quấn: Roto dây quấn có các vòng dây được quấn tương tự như cấu tạo của Stato. Dây quấn sẽ được đấu nối với nhau thành hình ngôi sao có ba đầu và đấu vào các vành trượt. Thường thì dây quấn được gắn luôn vào trục quay và cách điện với trục.

Máy phát điện không đồng bộ hoạt động theo nguyên lý nào?

Vẫn hoạt động theo nguyên tắc cảm ứng điện từ
Vẫn hoạt động theo nguyên tắc cảm ứng điện từ

Máy phát điện không đồng bộ có nguyên lý hoạt động dựa vào nguyên tắc cảm ứng điện từ. Đầu tiên kỹ sự sẽ nối dây quấn của Stato vào lưới điện, dùng động cơ sơ cấp để mồi kéo roto quay với tốc độ nhất định. Khi roto quay thì chiều của từ trường sinh ra sẽ di chuyển qua các thanh bán dẫn. Chiều của điện từ đặt lên roto ngược hướng với chiều của roto quay. Momen hãm cũng được khởi động kịp thời, giúp tạo thế cân bằng với momen của động cơ sơ cấp đang hoạt động. Từ từ thì máy phát điện không đồng bộ sẽ hoạt động ổn định.

Nhờ hệ thống từ trường quay của người lưới điện, cơ năng sinh ra từ động cơ ở sơ cấp sẽ được biến đổi thành điện năng. Trường hợp nếu không có điện vào dây quấn thì chúng ta cần tiến hành kích từ cho máy nhờ bộ phận kích từ. Bộ phận này thường nằm biệt lập so với máy phát điện không đồng bộ. Đây cũng là nhược điểm khiến máy phát điện không đồng bộ không thể thành một khối chỉnh thể thống nhất như các dòng máy phát điện khác.

Các ứng dụng thực tế của máy phát điện không đồng bộ

Máy phát điện không đồng bộ thường sẽ là dòng máy có công suất lớn, ứng dụng nhiều trong các hoạt động công nghiệp sản xuất. Và thông thường nếu trong cuộc sống sinh hoạt gia đình thì bạn sẽ rất ít thấy có sự xuất hiện của dạng máy này.

Với vai trò là động cơ không đồng bộ, việc ứng dụng nó trong các hoạt động công nghiệp sẽ tiết kiệm được chi phí, chế tạo đơn giản, vận hành dễ dàng.

Như vậy bài viết trên chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về máy phát điện không đồng bộ. Đây là dạng máy vô cùng hợp lý với việc dự trữ nguồn điện dự phòng cho các hoạt động sản xuất công nghiệp, phục vụ đời sống cho con người.

About Phạm Xuân Thanh

Tôi là Phạm Xuân Thanh – Tôi đã có kinh nghiệm hơn 3 năm review đánh giá về các loại máy móc công nghiệp, thiết bị vệ sinh công nghiệp, cách chăm sóc xe hơi. Tôi hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn về các công dụng, chức năng của các loại thiết bị công nghiệp và các cách chăm sóc xe hơi này.

View all posts by Phạm Xuân Thanh →