Kính ngữ là gì trong tiếng Việt? Kính ngữ là một phần cực kỳ quan trọng đối với hoạt động giao tiếp, không chỉ trong tiếng Việt mà ở rất nhiều ngôn ngữ khác trên thế giới. Cùng đi tìm hiểu rõ hơn về kính ngữ trong tiếng Việt được chúng tôi tổng hợp bên dưới đây!
Contents
Kính ngữ là gì?
Theo Wikipedia, kính ngữ là một danh hiệu thể hiện sự kính trọng hoặc tôn trọng cho vị trí hoặc cấp bậc khi được dùng trong việc đề cập đến một người nào đó. Đôi lúc, kính ngữ còn được dùng ở khía cạnh đặc trưng khi ám chỉ đến danh hiệu danh dự và thường được sử dụng trong giao tiếp.
Thông thường, kính ngữ sẽ được dùng kết hợp với các hệ thống kính ngữ trong ngôn ngữ học; đảm bảo mang tính ngữ pháp hoặc các cách hình thái học của việc mã hóa vị thế xã hội tương đối của người nói.
Tìm hiểu kính ngữ là gì trong tiếng Việt?
Tại Việt Nam, do chịu ảnh hưởng lớn của Nho giáo nên kính ngữ được dùng trong giao tiếp để thể hiện sự tôn trọng lễ nghĩa, tôn ti trật tự trong gia đình và xã hội. Tuy nhiên, Việt Nam hiện nay đã cởi mở và hiện đại hơn rất nhiều; sự kính trọng trong giao tiếp vẫn được coi trọng nhưng không sở hữu quá nhiều quy định phức tạp và bắt buộc nữa.
Kính ngữ trong tiếng Việt là một hình thức trong giao tiếp với một số nguyên tắc cơ bản sau:
- Sử dụng thành phần phụ ở đầu mỗi câu như thưa, bẩm,…
- Sử dụng từ hồi đáp như dạ, vâng,…
- Sử dụng đại từ nhân xưng khi nói chuyện với người lớn tuổi hơn; căn cứ vào giới tính, độ tuổi, địa vị xã hội,… như ông bà, bác, cô, chú, dì, bác sĩ, thầy cô giáo,…
- Câu có đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ và tình thái từ ở cuối câu như ạ, nhé, nha, nhá,…
- Tự xưng là cháu, em, con,…
Ví dụ, khi học sinh muốn đi ra ngoài thì cần phải nói với giáo viên đang giảng dạy rằng: “Thưa cô, em xin phép ra ngoài ạ”. Tương tự, chúng ta cũng sử dụng cách giao tiếp như vậy cho các trường hợp nói chuyện với người lớn tuổi hơn hoặc có địa vị xã hội mang tính đặc trưng.
Vai trò của kính ngữ ở trong tiếng Việt
Trong tiếng Việt, kính ngữ là cách diễn đạt ngôn ngữ và hành vi mà người nói dùng để thể hiện sự kính trọng, khiêm nhường đối với các đối tượng tham gia giao tiếp. Thông qua cách sử dụng kính ngữ phù hợp sẽ giúp tạo ra một môi trường giao tiếp, xây dựng mối quan hệ trong gia đình và cộng đồng tốt hơn.
Kính ngữ trong giao tiếp là xác định đặc điểm và địa vị của một cá nhân; đồng thời thể hiện sự tôn trọng của người nói. Cụ thể, với người lớn tuổi thì kính ngữ thể hiện sự nhường nhịn và kính trọng; còn đối với người trẻ tuổi thì kính ngữ giúp cho họ thể hiện sự tôn trọng.
Bên cạnh đó, kính ngữ trong giao tiếp của người Việt góp phần khẳng định thêm mối quan hệ chặt chẽ, không thể tách rời giữa ngôn ngữ và văn hóa vốn; chúng có sự tương hỗ và tác động qua lại với nhau. Đồng thời, tuân thủ những phép tắc, quy ước xã hội và những chuẩn mực chung.
Do đó, có thể nói kính ngữ được duy trì không chỉ như một phương tiện cần thiết trong giao tiếp mà còn là cơ sở để đánh giá và công nhận phẩm chất, tư cách đạo đức của một người trong cộng đồng.
Phân loại kính ngữ trong tiếng Việt thường gặp
Trên thực tế, kính ngữ trong tiếng Việt không phân biệt quá rõ ràng như trong tiếng Hàn hay tiếng Nhật; mà kính ngữ trong tiếng Việt chỉ chủ yếu thể hiện được sự kính trọng, tinh tế trong trò chuyện thông qua qua cách xưng hô và các trợ từ trong mỗi câu. Dù đa dạng như vậy, nhưng chúng ta cũng có thể dễ thấy các loại kính ngữ phổ biến nhất.
1. Kính ngữ dành cho người lớn tuổi và người trẻ tuổi
Trong giao tiếp hàng ngày, kính ngữ được dùng để thể hiện sự tôn trọng và sự nhường nhịn đối với người lớn tuổi hơn; còn với người trẻ tuổi hơn thì thể hiện sự tôn trọng và tuân thủ các quy tắc xã hội. Theo đó, tuổi tác được xem quy tắc cần biết khi chúng ta tiếp xúc với người mới quen để cách xưng hô cho lịch sự mà thân thiện.
Đầu tiên, ta cần phải phân biệt về giới tính với nam giới thì dùng “ông, bác, chú, anh” và nữ giới thì dùng “bà, bác, cô, chị”. Rồi sau đó cần ước lượng độ tuổi để biết được vai vế trong xưng hô; người nhỏ tuổi hơn thì có “em, cháu” và với người lớn tuổi hơn thì có “anh, chị, cô, chú, bác, ông, bà”. Cụ thể:
- Người nghe nhỏ hơn người mình vài tuổi thì gọi người đó là “em” – xưng “anh” (nếu là nam giới), gọi “chị” – xưng “em” (nếu là nữ giới).
- Người nghe nhỏ hơn mình nhiều tuổi thì gọi người nghe là “cháu” và tùy vào vai vế của mình với bố mẹ của người nghe để xưng hô. Ví dụ, mình nhỏ tuổi hơn bố mẹ người nghe thì dùng “chú” (nếu là nam), hoặc dùng “cô” (nếu là nữ); còn khi mình lớn tuổi hơn bố mẹ người nghe thì xưng là “bác”.
- Người nghe lớn tuổi hơn mình một vài tuổi thì xưng “em” và gọi họ là “anh” (nếu là nam), ‘chị” (nếu là nữ).
- Người nghe lớn tuổi hơn mình nhiều tuổi thì xưng “cháu” và ước lượng tuổi của họ với bố mẹ mình để tìm cách xưng hô phù hợp. Nếu họ ít tuổi hơn bố mẹ bạn thì gọi là “cô” (nếu là nữ) hoặc “chú” (nếu là nam); còn họ nhiều tuổi hơn bố mẹ bạn thì gọi là “bác” và nếu họ lớn tuổi tầm ngang tuổi ông bà bạn thì gọi là “ông” (nếu là nam) hoặc “bà” (nếu là nữ).
- Trường hợp đặc biệt, trong cách xưng hô của phái nữ nếu như người nghe là nữ giới mà hơn tuổi bạn không quá ít cũng không quá nhiều thì đừng do dự mà hãy gọi họ là “chị” – xưng “em” để tạo được thiện cảm tốt với người nghe. Vì họ sẽ được tạo cảm giác mình là người trẻ trung, nó còn hơn cả một lời khen xinh đẹp nữa đấy.
2. Kính ngữ dùng trong quan hệ gia đình, huyết thống
Trong gia đình hay mối quan hệ huyết thống, kính ngữ được sử dụng để thể hiện sự lịch sự và tôn trọng, mọi nguyên tắc về tuổi tác đều được gạt sang một bên. Người trong gia đình sẽ không xưng hô theo sự chênh lệch về tuổi tác mà phải căn cứ theo mối quan hệ huyết thống, đồng thời cũng có sự phân biệt rõ ràng giữa họ nội và họ ngoại. Cụ thể:
- Với bậc cha chú của bố mẹ thì chúng ta xưng “cháu” – gọi “ông” (đối với nam) và gọi là “bà” (đối với nữ).
- Với người có vai vế lớn hơn bố mẹ (anh,chị của bố mẹ) thì chúng ta xưng là “cháu” – gọi “bác”.
- Với người có vai vế nhỏ hơn bố mẹ thì sẽ có sự khác biệt giữa họ nội và họ ngoại.
- Đối với họ nội (có quan hệ họ hàng với bố của người nói): Ta xưng “cháu” – gọi “chú” (đối với nam giới) và gọi “cô” (đối với nữ giới).
- Đối với họ ngoại (có quan hệ họ hàng với mẹ của người nói): Ta xưng “cháu” – gọi “cậu” (đối với nam giới) và gọi “dì” (đối với nữ giới).
- Đối với người cùng thế hệ với người nói: Ta xưng “em” – gọi “anh” (đối với nam giới), gọi “chị” (đối với nữ giới) nếu như vai vế của bố mẹ người nghe lớn hơn bố mẹ mình; và xưng “anh” (đối với nam giới), xưng “chị” (đối với nữ giới) – gọi “em” nếu bố mẹ người nghe nhỏ tuổi hơn bố mẹ mình.
3. Kính ngữ giao tiếp dùng trong công việc
Phương tiện biểu hiện kính ngữ của tiếng Việt tại môi trường công sở thể hiện qua cách xưng hô và các hoạt động giao tiếp giữa cấp trên và cấp dưới, nhân viên cùng cấp bậc.
- Đối với cấp trên thì nhân viên sẽ đặt vị trí của mình thấp hơn và đặt người nghe ở vị trí cao hơn; xưng “em” hoặc “cháu” – gọi “sếp” hoặc tên chức vụ cụ thể trong công ty.
- Đối với người cùng cấp bậc thì xưng “em” – gọi “anh, chị” nếu người nghe hơn tuổi mình; xưng “anh, chị” – gọi “em” nếu người nghe nhỏ tuổi hơn mình và gọi nhau là “bạn, tôi, tớ, mày, tao” nếu người nghe bằng tuổi mình.
- Gọi “quý công ty” – xưng “tôi” hoặc “em” thể hiện sự tôn trọng đối với tổ chức.
Đặc biệt, trong các môi trường làm việc đặc thù như cơ quan công an, quân đội,… thì phương tiện biểu hiện kính ngữ cũng sẽ nét đặc trưng riêng biệt.
4. Kính ngữ sử dụng với người có địa vị, chức vụ và công việc xã hội
Ngoài tuổi tác thì địa vị, chức vụ và công việc xã hội cũng là một quy tắc xưng hô đối với người mới quen hoặc khi bạn biết về địa vị, chức vụ hoặc công việc của họ.
Ví dụ, ta có thể xưng “em, cháu, tôi” – gọi “bác sĩ” với người làm nghề Y; học sinh xưng “em, trò” – gọi giáo viên là “thầy, cô”;…
5. Kính ngữ trong miệng của người nói và người nghe
Ngoài cách xưng hô thì cách diễn đạt và cách sử dụng ngôn từ cũng liên quan đến kính ngữ. Đó là việc kết hợp sử dụng các trợ từ ở đầu câu như “thưa”, “dạ” hoặc cuối câu như “ạ”, “nhé”, “nhá”,… Đồng thời có thái độ tích cực trong suốt quá trình giao tiếp.
Lưu ý khi sử dụng kính ngữ trong tiếng Việt
Cùng với việc cần phải nắm chắc quy tắc dùng được đề cập bên trên, thì dưới đây là một số lưu ý quan trọng khi sử dụng kính ngữ trong tiếng Việt mà bạn cần biết:
- Xác định đối tượng và tình huống giao tiếp cụ thể để lựa chọn kính ngữ phù hợp, đảm bảo thể hiện sự tôn trọng với người nghe.
- Để tránh gây hiểu lầm trong giao tiếp khi sử dụng kính ngữ thì cần sử dụng từ ngữ phù hợp, không gây xúc phạm người khác.
- Cần phải chú ý lắng nghe để hiểu rõ ý nghĩa của từng từ ngữ khi người khác cũng sử dụng kính ngữ.
Tìm hiểu thêm về kính ngữ trong giao tiếp của một số quốc gia tiêu biểu
Cùng với Việt Nam thì Nhật Bản và Hàn Quốc là 2 quốc gia cực kỳ coi trọng kính ngữ và văn hóa truyền thống văn hóa phương Đông. Để hiểu hơn về kính ngữ là gì, hãy cùng chúng tôi đi khám phá kính ngữ của 2 đất nước này nhé!
1. Kính ngữ trong tiếng Nhật
Kính ngữ tiếng Nhật luôn được người dân chú trọng và sử dụng thường xuyên trong mọi cuộc hội thoại bình dị hàng ngày, vì nó liên quan đến văn hoá của người Nhật. Đối với người Nhật, nét truyền thống này được thể hiện rõ nét thông qua những khía cạnh như kiến trúc, ẩm thực, trang phục,… và tất nhiên văn hoá giao tiếp không phải là ngoại lệ.
Trong văn hóa giao tiếp truyền thống của người Nhật, có các quy tắc và lễ nghi nghiêm ngặt mà bắt buộc mọi người phải tuân; cụ thể thì sẽ dựa vào địa vị và mức độ cụ thể của mối quan hệ xã hội trong giao tiếp của đối tượng đó. Ví dụ, văn hóa cúi chào trong giao tiếp chính là một trong những quy tắc nghiêm ngặt đó.
Kính ngữ trong văn hóa người Nhật được chia làm 3 loại gồm khiêm nhường ngữ, tôn kính ngữ và cách nói lịch sự. Tùy thuộc vào tình huống, ngữ cảnh, đối tượng giao tiếp và mục đích giao tiếp thì người dùng sẽ sử dụng kính ngữ một cách phù hợp.
Mỗi loại kính ngữ có 3 cấp độ sử dụng kính ngữ như sau:
- Cấp độ 1: Là người thân quen, hoặc người lớn hơn nói với người nhỏ hơn; kiểu như thành viên trong gia đình, bạn bè đồng nghiệp hay giám đốc với nhân viên, thầy cô nói với học sinh,…
- Cấp độ 2: Là mức độ vừa phải dành cho những người đã quen biết nhưng có quan hệ bình thường, có địa vị ngang bằng nhau như nhân viên quán ăn, thu ngân, người lái xe,…
- Cấp độ 3: Là mức độ trang trọng tôn kính nhất, được sử dụng cho những người như nhà tuyển dụng khi bạn đi xin việc làm; học sinh dùng với giáo viên,… ;hay thái độ tôn kính đối với người lớn tuổi; nhân viên với sếp, với đối tác kinh doanh;…
2. Kính ngữ trong tiếng Hàn Quốc
Kính ngữ tiếng Hàn có lẽ thường được người Việt Nam biết đến nhiều thông qua việc xem các chương trình truyền hình hay phim ảnh Hàn Quốc. Theo đó, kính ngữ trong tiếng Hàn cũng được coi là một nguyên tắc bắt buộc trong giao tiếp.
Kính ngữ trong tiếng Hàn có biểu hiện khá phức tạp; không chỉ biến đổi các từ ở cuối câu mà còn thay đổi cả từ loại. Ví dụ, các danh từ hoặc động từ ở trước nữa. Hơn thế, kính ngữ tiếng Hàn còn thể hiện ở một số tiểu từ ở trong câu như tiểu từ chủ ngữ hoặc tiểu từ nói chung.
Nếu phân loại theo mục đích sử dụng, kính ngữ tiếng Hàn gồm kính ngữ sử dụng với người nghe, kính ngữ dùng với chủ thể và kính ngữ ở trong từ loại. Phụ thuộc vào từng trường hợp, ngữ cảnh, đối phương cùng mục đích giao tiếp thì kính ngữ tiếng Hàn Quốc sẽ được sử dụng linh hoạt.
Trong giao tiếp của người Hàn Quốc, nếu như một người nào đó vi phạm nguyên tắc về kính ngữ hoàn toàn có thể coi là đã phạm phải một lỗi khá cơ bản và sẽ bị coi là người thô lỗ, thiếu tôn trọng người khác. Một ví dụ điển hình, trong văn hóa thần tượng thì idol cần phải cực kỳ chú ý về việc sử dụng kính ngữ và cần phải có thái độ kính trọng với người lớn hơn hoặc người vào nghề lâu hơn.
Có thể nói rằng, kính ngữ là một trong các nét đặc trưng văn hóa tiêu biểu của các nước phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng. Mong rằng nội dung trong bài viết này đã giúp các bạn đã có cái nhìn rõ ràng hơn về khái niệm kính ngữ là gì trong tiếng Việt. Bạn đọc hãy tiếp tục theo dõi những bài viết tiếp theo để cập nhật thêm nhiều khái niệm thú vị hơn nữa nhé!
Tôi là Phạm Xuân Thanh – Tôi đã có kinh nghiệm hơn 3 năm review đánh giá về các loại máy móc công nghiệp, thiết bị vệ sinh công nghiệp, cách chăm sóc xe hơi. Tôi hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn về các công dụng, chức năng của các loại thiết bị công nghiệp và các cách chăm sóc xe hơi này.