Khái niệm Marketing: Đặc điểm, vai trò của Marketing

Trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, muốn thành công trong kinh doanh thì doanh nghiệp cần phải hiểu biết cặn kẽ về thị trường và các nhu cầu, mong muốn của khách hàng. Và “marketing” hiện đại chính là một “vũ khí” vô cùng đắc lực giúp doanh nghiệp giữ vững vị thế trên thị trường. Vậy khái niệm marketing là gì? Đặc điểm, vai trò của marketing ra sao? Tất cả các vấn đề này sẽ được giải đáp trong nội dung dưới đây!

Marketing là gì? Marketing mix là gì? Marketer là gì?

Để có thể đưa ra khái niệm marketing mang độ chính xác cao, chúng ta thông qua việc tìm hiểu 3 định nghĩa nổi bật và có sức ảnh hưởng nhất:

Tìm hiểu về khái niệm Marketing, thông tin kiến thức marketing 
Tìm hiểu về khái niệm Marketing, thông tin kiến thức marketing
  • Theo Wikipedia, marketing là một quá trình kinh doanh để tạo mối quan hệ và làm hài lòng khách hàng. Tập trung vào khách hàng, bởi khách hàng là một trong những thành phần hàng đầu của quản lý doanh nghiệp.
  • Theo Hiệp hội marketing Mỹ (American Marketing Association, AMA) thì cho rằng: “Marketing là một nhiệm vụ trong cơ cấu tổ chức, là một tập hợp những tiến trình nhằm tạo ra, trao đổi hoặc truyền tải các giá trị đến khách hàng; nhằm quản lý quan hệ khách hàng bằng các cách khác nhau để mang về lợi ích cho tổ chức và thành viên trong hội đồng cổ đông”. 
  • Theo định nghĩa về marketing của Philip Kotler là “cha đẻ marketing hiện đại” thì: “Marketing là một dạng hoạt động của con người nhằm thoả mãn các nhu cầu và mong muốn của họ thông qua việc trao đổi”. Cụ thể, marketing được hiểu là một quá trình quản lý mang tính xã hội; nhờ đó mà các nhân và nhóm người khác nhau nhận được cái mà họ cần và mong muốn thông qua việc tạo ra, cung cấp và trao đổi các sản phẩm có giá trị với người khác. 

Do đó, tổng hợp các quan điểm trên ta có thể kết luận khái niệm marketing là chuỗi các hoạt động thấu hiểu và thỏa mãn nhu cầu khách hàng mục tiêu, nhằm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Marketing Mix 4Ps
Marketing Mix 4Ps

Marketing mix (hay marketing hỗn hợp) là gì? Marketing hỗn hợp là tập hợp tất cả công cụ tiếp thị được doanh nghiệp sử dụng để có thể đạt được trọng tâm tiếp thị trong thị trường mục tiêu. Việc thiết lập 1 chương trình marketing mix là khâu quan trọng để doanh nghiệp tiếp cận với thị trường mục tiêu. Chiến lược marketing mix đòi hỏi phải phù hợp với mục tiêu chung của doanh nghiệp và đặc điểm thị trường.

Marketer là gì? Tất cả những người làm các công việc liên quan đến marketing được gọi là marketer hay nhân viên marketing. Họ là người chịu trách nghiệm nghiên cứu, phân tích thị trường và lên chiến lược nhằm cung cấp sản phẩm, dịch vụ có giá trị đến nguồn khách tiềm năng.

Marketing gồm những mảng nào? Những hình thức marketing phổ biến hiện nay

Hiện nay, các mảng và hình thức marketing rất đa dạng. Cùng điểm qua các mảng và hình thức marketing phổ biến dưới đây:

1. Các mảng marketing

Các mảng marketing chính đó là:

  • Mảng Brand Team
  • Mảng Research Agency
  • Mảng Creative Agency
  • Mảng Trade Marketing
  • Public Relations ( hay PR)
Tìm hiểu về các mảng và hình thức marketing phổ biến 
Tìm hiểu về các mảng và hình thức marketing phổ biến

2. Các hình thức marketing 

Marketing hiện đại có rất nhiều hình thức marketing nhằm phục vụ những nhu cầu đa dạng và phức tạp của người tiêu dùng. Cụ thể:

  • Inbound Marketing
  • Outbound Marketing
  • Digital Marketing
  • Traditional Marketing 
  • Search Engine Marketing (SEM)
  • Content Marketing
  • Video Marketing
  • Social Media Marketing
  • Email Marketing
  • Affiliate Marketing 
  • Influencer Marketing
  • Word of Mouth Marketing 
  • Event Marketing

Đặc điểm cơ bản của marketing

Để giúp bạn mở rộng các khía cạnh và góc nhìn khác về marketing thì chúng tôi tổng hợp 10 đặc điểm cơ bản của marketing như sau:

1. Nhu cầu cơ bản (Need)

Điểm xuất phát của tư duy chiến lược marketing chính là những nhu cầu và mong muốn của con người. Những nhu cầu cơ bản của con người là thức ăn, nước uống, không khí và nơi ở; đồng thời là các nguyện vọng mạnh mẽ cho sự sáng tạo, giáo dục và các dịch vụ. 

Khi đó, nhu cầu cấp thiết của con người là cảm giác thiếu hụt đi một cái gì đó mà họ cảm nhận được. Nhu cầu này rất đa dạng và phức tạp; bao gồm cả những nhu cầu sinh lý cơ bản về ăn mặc, sưởi ấm, an toàn tính mạng, nhu cầu xã hội (sự thân thiết, gần gũi, uy tín, tình cảm,…), nhu cầu cá nhân về tri thức và sự tự thể hiện mình. Chính các nhu cầu cấp thiết này đã cấu thành nguyên thủy của bản tính con người; chứ không phải do xã hội hay người làm marketing tạo ra. 

Nhu cầu cơ bản - Mong muốn - Nhu cầu trong marketing
Nhu cầu cơ bản – Mong muốn – Nhu cầu trong marketing

Khi các nhu cầu cấp thiết không được thỏa mãn, con người sẽ cảm thấy khổ sở và bất hạnh. Nhu cầu có ý nghĩa càng lớn đối với con người thì sẽ càng khổ sở hơn. Khi không được thỏa mãn, con người sẽ lựa chọn 1 trong 2 hướng giải quyết hoặc là bắt tay tìm kiếm 1 đối tượng có khả năng thỏa mãn được nhu cầu hoặc là cố gắng kìm chế nó.

2. Mong muốn (Wants)

Mong muốn của con người là nhu cầu cấp thiết có dạng đặc thù, tương ứng với trình độ văn hóa và nhân cách mỗi người. Mong muốn sẽ được biểu hiện ra thành thứ cụ thể, có khả năng được thỏa mãn nhu cầu bằng phương thức mà nếp sống văn hóa của xã hội đó vốn rất quen thuộc.

Khi xã hội phát triển, nhu cầu của các thành viên cũng tăng lên. Con người ngày càng tiếp xúc nhiều hơn với đối tượng gợi trí tò mò, sự quan tâm và ham muốn. Vậy nên các nhà sản xuất luôn hướng hoạt động của họ vào việc kích thích ham muốn mua hàng; cố gắng thiết lập mối quan hệ thích ứng giữa các sản phẩm của họ với nhu cầu cấp thiết của con người. 

3. Nhu cầu (Demand)

Khác với nhu cầu cơ bản, nhu cầu (demand) là những mong muốn kèm theo điều kiện có khả năng thanh toán. Những mong muốn trở thành nhu cầu khi đảm bảo sức mua và con người sẽ không bị giới hạn bởi mong muốn; mà chỉ bị giới hạn bởi khả năng thỏa mãn ước muốn.

Nhiều người mong muốn có 1 sản phẩm nhưng chỉ một số ít thỏa mãn được nhờ khả năng thanh toán. Vậy nên trong hoạt động marketing, doanh nghiệp phải đo lường được bao nhiêu người mua sản phẩm; và hơn hết có bao nhiêu người có khả năng và thuận lòng mua hàng. 

Trong quá trình thực thi marketing giống như một chức năng kinh doanh, người làm marketing không tạo ra nhu cầu mà nhu cầu tồn tại một cách khách quan. Người làm marketing cùng với các yếu tố khác tác động đến mong muốn, nhu cầu bằng cách tạo ra sản phẩm thích hợp; dễ tìm, hấp dẫn và  hợp túi tiền cho khách hàng mục tiêu. Sản phẩm nếu càng thỏa mãn mong muốn và nhu cầu khách hàng mục tiêu bao nhiêu thì người làm marketing sẽ càng thành công bấy nhiêu.

4. Sản phẩm (Product)

Những nhu cầu cấp thiết, mong muốn và nhu cầu cơ bản gợi mở nên sự có mặt của sản phẩm. Sản phẩm sẽ bất cứ những gì có thể đưa ra thị trường gây ra sự chú ý, được tiếp nhận, được tiêu thụ hoặc sử dụng để thỏa mãn 1 nhu cầu hay mong muốn của con người. 

Sản phẩm (Product) thỏa mãn nhu cầu hoặc mong muốn của người mua
Sản phẩm (Product) thỏa mãn nhu cầu hoặc mong muốn của người mua

Thông thường, “sản phẩm” gợi trong trí óc chúng ta là vật thể vật chất như ô tô, ti vi, đồ uống,… Chúng ta thường dùng “sản phẩm” và “dịch vụ” để phân biệt các vật thể vật chất và cái không sờ mó, không chạm tới được. Suy cho cùng thì tầm quan trọng của sản phẩm vật chất không nằm nhiều ở chỗ chúng ta có nó mà ở chỗ chúng ta dùng nó để thỏa mãn mong muốn của mình. Nói một cách dễ hiểu, người ta sẽ không mua 1 sản phẩm mà họ mua những lợi ích mà sản phẩm mang lại. 

Ngoài ra, khái niệm sản phẩm và dịch vụ còn bao gồm các hoạt động, vị trí, tổ chức và ý tưởng. Vậy nên đôi khi người ta dùng thuật ngữ khác để chỉ sản phẩm như vật làm thỏa mãn (satisfier), nguồn (resource) hay sự cống hiến (offer). Và thật sai lầm nếu nhà sản xuất chỉ chú trọng đến khía cạnh vật chất của sản phẩm, mà ít quan tâm đến lợi ích sản phẩm mang lại; bởi như thế họ chỉ nghĩ đến tiêu thụ sản phẩm chứ không phải là giải pháp giải quyết một nhu cầu.

Mặt khác, khái niệm sản phẩm và mong muốn sẽ dẫn ta đến khái niệm khả năng thỏa mãn của sản phẩm. Ta có thể diễn đạt 1 sản phẩm đặc trưng nào đó, 1 mong muốn nào đó thành những vòng tròn; thực hiện diễn tả khả năng thỏa mãn ước muốn của sản phẩm bằng mức độ mà nó có thể che phủ vòng tròn ước muốn. Sản phẩm thỏa mãn mong muốn càng nhiều thì càng dễ dàng được người tiêu dùng chấp nhận hơn. 

5. Lợi ích (Benefit)

Thông thường, mỗi người mua đều có 1 khoản thu nhập giới hạn, 1 trình độ hiểu biết nhất định về sản phẩm và kinh nghiệm mua hàng. Trong các điều kiện như thế, người mua sẽ phải quyết định chọn mua sản phẩm nào, của ai và với số lượng bao nhiêu để tối ưu hóa sự thỏa mãn hay tổng lợi ích của họ khi tiêu dùng sản phẩm đó.

Lợi ích (Benefit) của khách hàng
Lợi ích (Benefit) của khách hàng

Tổng lợi ích của khách hàng sẽ là toàn bộ lợi ích mà khách hàng mong đợi ở mỗi sản phẩm hay dịch vụ cụ thể; bao gồm lợi ích cốt lõi, lợi ích từ dịch vụ kèm theo sản phẩm, chất lượng, khả năng nhân sự của nhà sản xuất, uy tín cũng như hình ảnh doanh nghiệp,… 

Do đó, để đánh giá đúng sự lựa chọn mua hàng của khách hàng thì ngoài việc xem xét mức độ một sản phẩm có thể thỏa mãn những mong muốn người mua; nhà sản xuất cần cân nhắc và so sánh chi phí mà người mua phải trả để có được sản phẩm và sự thỏa mãn.

6. Chi phí ( Cost)

Tổng chi phí ở đây là toàn bộ các chi phí mà khách hàng phải bỏ ra để có được sản phẩm gồm chi phí thời gian, sức lực, tinh thần để tìm kiếm và chọn mua sản phẩm. 

Tính toán tổng chi phí mà khách hàng cần phải bỏ ra
Tính toán tổng chi phí mà khách hàng cần phải bỏ ra

Trong giai đoạn mua bán sản phẩm, các giải pháp ở trên tạo điều kiện thuận lợi cho người mua được những gì họ mong muốn cũng như giúp người bán có thể bán được sản phẩm. Tuy nhiên, trong giai đoạn tiêu dùng thì người bán cần biết được người mua có hài lòng hay không so với những trông đợi của họ ở sản phẩm.

7. Sự thỏa mãn của người mua hàng (Customers’ Satisfaction)

Sự thỏa mãn khách hàng là trạng thái cảm nhận của một người thông qua sử dụng một sản phẩm về mức độ lợi ích thực tế mà sản phẩm mang lại so với những kỳ vọng của họ. Vì vậy, để có thể đánh giá mức độ thỏa mãn của khách hàng về sản phẩm thì người ta sẽ đem so sánh với kết quả thu được từ sản phẩm với những kỳ vọng của họ.

Kỳ vọng của khách hàng hình thành từ kinh nghiệm mua hàng trước đây, hay ý kiến bạn bè đồng nghiệp, các thông tin và hứa hẹn của người bán và đối thủ cạnh tranh. Vậy nên bằng nỗ lực cạnh tranh marketing thì người bán có thể tác động và thậm chí thay đổi kỳ vọng người mua; còn doanh nghiệp thì phải luôn lấy khách hàng làm trung tâm và cố gắng tạo ra mức độ thỏa mãn cao nhất cho khách hàng. 

8. Trao đổi & giao dịch (Exchange and transaction)

Hoạt động marketing sẽ diễn ra khi quyết định thỏa mãn mong muốn được thông qua việc trao đổi. Vậy nên trao đổi được xem là cốt lõi trong marketing. Để cuộc trao đổi thêm hoàn thiện thì cần thỏa mãn 5 điều kiện:

  • Có 2 bên trao đổi.
  • Mỗi bên có 1 cái gì đó có giá trị đối với bên kia.
  • Mỗi bên đều phải có khả năng truyền thông và phân phối.
  • Mỗi bên tự do chấp nhận hoặc tự do từ chối sản phẩm đề nghị bên kia.
  • Mỗi bên đều tự tin là cần thiết và phải có lợi khi quan hệ với bên kia.

9. Đàm phán và giao dịch 

Nếu 2 bên cam kết trao đổi đã đàm phán thành công và đạt được 1 thỏa thuận thì ta nói một vụ giao dịch. Giao dịch được xem là một đơn vị cơ bản của trao đổi.

Đàm phán và tiến hành giao dịch theo đúng cam kết
Đàm phán và tiến hành giao dịch theo đúng cam kết

Một giao dịch kinh doanh phải liên quan đến ít nhất 2 vật có giá trị; có điều kiện thỏa thuận, thời điểm thích hợp và nơi chốn phù hợp. Thông thường, có 1 hệ thống pháp lý phát sinh để hỗ trợ và ràng buộc các bên giao dịch phải làm đúng theo cam kết. 

10. Thị trường (Market)

Thị trường chính là tập hợp những người mua thực hiện hay tiềm năng đối với 1 sản phẩm. Quy mô thị trường phụ thuộc vào số cá nhân có nhu cầu, có những sản phẩm được người khác quan tâm và sẵn lòng đem đổi những sản phẩm này để lấy cái họ mong muốn. 

Một thị trường có thể được hình thành xung quanh 1 sản phẩm, 1 dịch vụ hoặc bất cứ 1 cái gì đó có giá trị. Trong xã hội ngày nay, thị trường không nhất thiết phải có địa điểm cụ thể mà có thể là kênh bán hàng online trên mạng xã hội hay  sàn thương mại điện tử. Vậy nên để phát triển toàn diện cũng như hướng sản phẩm đến khách hàng mục tiêu tốt hơn, doanh nghiệp cần phải khéo léo kết hợp phân phối hàng hóa trên phương diện online và offline.

Vai trò của marketing

Thời đại công nghệ phát triển không ngừng nghỉ như hiện nay, nếu doanh nghiệp không áp dụng marketing thì không thể cạnh tranh được với các đối thủ. Vậy nên vai trò của marketing là cực kỳ lớn: 

  • Cung cấp thông tin: Là phương tiện hữu ích giúp doanh nghiệp “giáo dục” khách hàng. Bởi khách hàng mua sản phẩm cần phải biết thông tin nguồn gốc, xuất xứ, tính năng, công dụng,… của sản phẩm.
  • Cân bằng cơ hội doanh nghiệp: Chính marketing sẽ tạo ra thị trường cạnh tranh cân bằng cơ hội doanh nghiệp SMB nhỏ (SMB = Social media business). Lựa chọn chiến lược marketing đúng đắn không chỉ giúp tiết kiệm chi phí; mà còn giúp tăng khả năng tiếp cận khách hàng. Marketing chính là vũ khí sắc bén giúp doanh nghiệp nhỏ SMB có thể cân bằng “cuộc chơi” với đối thủ cạnh tranh lớn trong ngành. 
Tạo cân bằng cơ hội cho doanh nghiệp
Tạo cân bằng cơ hội cho doanh nghiệp
  • Giữ tần suất hiện diện doanh nghiệp: Marketing giúp xây dựng thương hiệu in sâu trong tâm trí khách hàng 1 cách nhanh chóng. Nó được xem là công cụ mà doanh nghiệp phải xây dựng và quản lý mỗi ngày nhằm giữ mối quan hệ tốt với khách hàng. Marketing online chính là 1 chiến lược dài hạn giúp doanh nghiệp phát triển vững mạnh hơn.
  • Xây dựng kết nối với khách hàng: Kết nối khách hàng được xem là chìa khóa thành công của mọi doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp SMB. Nhờ kênh marketing online mà doanh nghiệp có thể tương tác, chăm sóc và đáp ứng nhu cầu khách hàng dễ hơn; đồng thời phản hồi nhanh chóng mang đến trải nghiệm tốt nhất cho người tiêu dùng.
Xây dựng kết nối và mối quan hệ giữa các khách hàng
Xây dựng kết nối và mối quan hệ giữa các khách hàng
  • Tăng doanh số: Marketing giúp bán được nhiều sản phẩm cũng như dịch vụ hơn; đồng thời giúp gia tăng doanh số và lợi nhuận để doanh nghiệp có được chỗ đứng vững chắc trên thị trường. 

Nhiệm vụ cơ bản của người làm marketing (marketer)

Nhân viên marketing hay marketer là những người chịu trách nhiệm lên kế hoạch và thực thi các hoạt động. Các nhiệm vụ cơ bản của người làm marketing như sau: 

  • Cốt lõi thương hiệu: Marketer chịu trách nhiệm lên chiến lược, định vị, cốt lõi thương hiệu; xây dựng tầm nhìn thương hiệu dài hạn và kế hoạch marketing mỗi năm.
  • Thực thi ( Communication & Activation): Chịu trách nhiệm thực thi các hoạt động gồm truyền thông và kích hoạt nhãn hiệu giúp nhãn hàng tăng trưởng hàng năm.
7 Nhiệm vụ cơ bản của nhân viên marketing mỗi ngày
7 Nhiệm vụ cơ bản của nhân viên marketing mỗi ngày
  • Brand Innovation: Mục tiêu tăng trưởng cần phải được đảm bảo qua việc đổi mới sản phẩm cũng như phát triển sản phẩm mới.
  • Tài sản thương hiệu (Brand Equity): Marketer phải đảm bảo Brand Health (sức khỏe của thương hiệu) thông qua các chỉ số về độ nhận diện thương hiệu, khả năng nhận biết, mức độ dùng thử, mức độ sử dụng thường xuyên, mức độ trung thành và các chỉ số ở đặc tính thương hiệu cốt lõi khác. 
  • Sales: Marketer chịu trách nhiệm về bán hàng cùng đảm bảo về đạt chỉ tiêu doanh số hàng năm; đạt mức độ tăng trưởng cao hơn so với mức bình quân thị trường và đạt được là thị phần. 
  • Brand Share: Marketer tăng trưởng nhanh hơn ngành hàng chính là yếu tố cốt lõi để có thể tăng thị phần, và người làm marketing sẽ luôn hướng đến mục tiêu đưa thương hiệu trở thành số một về thị phần.
  • Doanh thu và lợi nhuận: Marketer đảm bảo lợi nhuận cho nhãn hàng thông qua việc thường xuyên theo dõi các chi phí đầu vào, chi phí sản xuất và chi phí bán hàng để có thể giữ lợi nhuận ở mức ổn định như kế hoạch đã đề ra.

Hy vọng rằng qua các thông tin bên trên bài viết, chúng tôi đã giúp bạn hiểu về khái niệm marketing, vai trò của marketing và nhiệm vụ của người làm marketing. Chia sẻ bài viết đến mọi người nếu thấy hay bạn nhé! 

About Phạm Xuân Thanh

Tôi là Phạm Xuân Thanh – Tôi đã có kinh nghiệm hơn 3 năm review đánh giá về các loại máy móc công nghiệp, thiết bị vệ sinh công nghiệp, cách chăm sóc xe hơi. Tôi hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn về các công dụng, chức năng của các loại thiết bị công nghiệp và các cách chăm sóc xe hơi này.

View all posts by Phạm Xuân Thanh →