Hồi quang phản chiếu là gì? Các nhận định về hiện tượng “hồi quang phản chiếu”

Có thể bạn không biết, hiện tượng “hồi quang phản chiếu” thường xuất hiện ở những bệnh nhân ốm yếu lâu năm, không có khả năng cứu chữa và nó được xem như một phép màu trong giây phút cuối đời của con người. Vậy hồi quang phản chiếu là gì? Hồi quang phản chiếu liệu có thật hay không? Tham khảo nội dung dưới đây để hiểu rõ hơn về hiện tượng này bạn nhé! 

Hồi quang phản chiếu là gì?

Theo Wikipedia, hồi quang phản chiếu là từ Hán Việt (tiếng Trung là “迴光返照/ Huíguāngfǎnzhào”), có nghĩa là “sự minh mẫn cuối cùng” hay “lời tạm biệt cuối”. Hồi quang phản chiếu để chỉ hiện tượng ánh sáng phản xạ lúc mặt trời sắp lặn khiến cho bầu trời sáng hơn trong thời gian ngắn rồi nhanh chóng tối đi. 

Hồi quang phản chiếu là gì?
Hồi quang phản chiếu là gì?

Giải thích “hồi quang phản chiếu là gì” thông qua phân tích nghĩa của từng từ như sau:

  • “Hồi”: Nghĩa là quay lại.
  • “Quang”: Nghĩa là ánh sáng.
  • “Phản”: Nghĩa là trở lại.
  • “Chiếu”: Nghĩa là soi sáng.

Khi đó, “hồi quang phản chiếu” là ánh sáng quay trở lại, soi rọi chính mình. Cũng từ hiện tượng này, người ta sử dụng “hồi quang phản chiếu” để ẩn dụ cho việc một người bệnh đột nhiên trở nên minh mẫn, khỏe mạnh trong khoảng thời gian ngắn trước khi qua đời. Tuy nhiên, thực chất thì bản thân họ đã cảm nhận được cái chết của mình.

Thực trạng hiện tượng hồi quang phản chiếu 

Để hiểu hơn về hiện tượng hồi quang phản chiếu, chúng ta có thể hiểu theo thực trạng dưới đây:

  • Với con người: Một người bị bệnh nặng, hoạt động sống của cơ thể suy yếu bỗng nhiên trở nên hồi tỉnh, minh mẫn, nói năng hoạt bát, ăn uống khỏe mạnh một cách rất kỳ lạ trước khi qua đời. Hiện tượng hồi quang phản chiếu được ghi nhận xuất hiện với 2 trường hợp:
Người bệnh nặng trở nên hồi tỉnh, minh mẫn và ăn uống khỏe mạnh
Người bệnh nặng trở nên hồi tỉnh, minh mẫn và ăn uống khỏe mạnh
  • Sau khi hồi quang phản chiếu xảy ra, bệnh nhân sẽ chết vài giờ ngay sau đó.
  • Hồi quang phản chiếu xuất hiện từ từ, diễn ra trong một tuần trước khi người bệnh chết và đây được xem là trường hợp phổ biến hơn.
  • Với sự vật: Ngọn nến bỗng cháy sáng rực rỡ nhất khi chỉ còn một cục sáp nhỏ vô định hình. Lúc này, nó bốc cháy mãnh liệt bằng toàn bộ phần thân sáp còn sót lại để tạo thành ngọn lửa vút cao với độ nóng khủng khiếp trước khi tắt phụt và hoàn toàn chìm vào bóng đêm tĩnh mịch.
“ Hồi quang phản chiếu” được liên tưởng đến hình ảnh ngọn nến bùng sáng trước khi lụi tàn.
“ Hồi quang phản chiếu” được liên tưởng đến hình ảnh ngọn nến bùng sáng trước khi lụi tàn.

Giả thuyết nhận định về hiện tượng hồi quang phản chiếu

Cho đến hiện nay vẫn chưa có lời giải thích chính xác về hiện tượng hồi quang phản chiếu. Một số giả thuyết trong tâm linh và khoa học được đưa ra như sau:

1. Giả thuyết tâm linh

 Dưới góc độ tâm linh, tình cảm thì hồi quang phản chiếu được giả định với các quan điểm:

  • “Hồi quang phản chiếu” là một trạng thái tâm lý đặc biệt trước khi chết của con người. Theo đó, các suy nghĩ, ký ức và cảm xúc sẽ được kích hoạt một cách tạm thời; cho phép người bệnh có sự sáng suốt và giao tiếp được trước khi qua đời.
  • Một giả thiết khác cho rằng, hồi quang phản chiếu chính là sự chuẩn bị bước sang thế giới khác của người sắp mất. Linh hồn của họ dần rút khỏi thể xác, bắt đầu từ chân tay, bụng,… và cuối cùng là trái tim, bộ não. Khi bộ não được nhẹ nhàng, an yên và không bị tác động bởi vật chất thì họ trở nên mạnh mẽ và tỉnh táo một cách lạ thường.
“ Hồi quang phản chiếu” -  Do linh hồn rút dần khỏi thể xác
“ Hồi quang phản chiếu” –  Do linh hồn rút dần khỏi thể xác
  • Cũng theo một giả thiết khác, thời điểm cận kề cái chết con người ta bỗng khao khát sự sống mãnh liệt; muốn tạo nên kỷ niệm vui vẻ cuối cùng với những người thân yêu nên mới dẫn đến hiện tượng hồi quang phản chiếu.
  • Bên cạnh đó, một số triết gia và nhà thần học còn đưa ra giả thuyết rằng ý thức con người nằm ngoài phạm vi hoạt động của não bộ.

2. Giả thuyết khoa học

Xét về khía cạnh khoa học, hiện tượng hồi quang phản chiếu xảy ra do các nguyên nhân:

  • Hoạt động tạm thời của vùng não còn hoạt động: Não người có cấu trúc bởi 3 layer từ trên xuống gồm vỏ não (cortex) – hình thành suy nghĩ sáng suốt; hệ viền – cấu trúc liên kết kiểm soát cảm xúc (limbic system) và sinh tồn. Với người bệnh, vỏ não bị chi phối bởi cảm giác đau từ những cơ quan gửi về khiến cho nó bị ức chế; khi cơ quan không còn hoạt động thì tín hiệu không được gửi lên khiến vỏ não được giải phóng và con người đột nhiên trở nên minh mẫn. 
Hồi quang phản chiếu do sự hoạt động trở lại của vùng não còn hoạt động
Hồi quang phản chiếu do sự hoạt động trở lại của vùng não còn hoạt động
  • Hiệu ứng dược lý: “Hồi quang phản chiếu” được giải thích bằng hiệu ứng của các chất dược lý được sử dụng trong quá trình chăm sóc, điều trị bệnh nhân. Các chất dược lý có khả năng làm ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ, gây ra sự tăng cường ngắn hạn của nhận thức và khả năng giao tiếp trước khi dừng hoàn toàn. 

Đối tượng nào có khả năng trải qua hiện tượng hồi quang phản chiếu?

Thực tế, không phải ai bệnh tật ốm yếu đều gặp “hồi quang phản chiếu”. Những cuộc thảo luận, nghiên cứu về sự minh mẫn giai đoạn cuối cùng dường như sẽ phổ biến hơn ở người các căn bệnh như:

”Sự minh mẫn cuối cùng” thường diễn ra ở người mắc bệnh nặng, lâu ngày
”Sự minh mẫn cuối cùng” thường diễn ra ở người mắc bệnh nặng, lâu ngày
  • Bệnh Alzheimer
  • Sa sút trí tuệ
  • Tâm thần phân liệt
  • Rối loạn cảm xúc
  • Viêm màng não
  • Đột quỵ
  • U não

Ngoài ra, trong những nghiên cứu cũ hơn danh sách người từng gặp hồi quang phản chiếu còn gồm bệnh dại và nhiễm trùng. 

Giải đáp: Hiện tượng “hồi quang phản chiếu” có thật không?

Với các phân tích ở trên thì đối với câu hỏi “hồi quang phản chiếu có thật không?”, chúng ta không thể đưa ra câu trả lời chính xác tuyệt đối. Bởi, chưa có nghiên cứu chính thức nào chứng minh về sự tồn tại của hiện tượng này được công nhận.

Tuy nhiên, bạn cũng có thể tự đưa ra câu trả lời cho câu hỏi trên, và đồng thời củng cố niềm tin về hiện tượng hồi quang phản chiếu bằng cách tham khảo thông tin về tính xác thực dưới đây:

Thứ nhất, hồi quang phản chiếu đã được công nhận trong tài liệu về chăm sóc sức khỏe ngày nay và trải dài từ thời Hy Lạp cổ đại. Ở thế kỷ thứ 19, các tài liệu y khoa nói rằng sẽ có 1 thời kỳ tinh thần bệnh nhân trở nên minh mẫn, tỉnh táo mà không thể giải thích được là dấu hiệu cho thấy người đó chỉ còn sống được ít hơn một tuần.

Người bệnh bỗng nhiên minh mẫn, hoạt bát
Người bệnh bỗng nhiên minh mẫn, hoạt bát
  • Theo kết quả nghiên cứu của 1 nhóm khoa học đã cho thấy: 227 bệnh nhân sa sút trí tuệ được theo dõi thì có khoảng 10% cho thấy có sự sáng suốt hơn hẳn ở giai đoạn cuối đời; khoảng 84% những người trải nghiệm sự sáng suốt ở giai đoạn cuối đi đến cái chết nhanh hơn trong vòng 1 tuần và 42% người còn lại qua đời vào chính ngày xảy ra hiện tượng.
  • Nghiên cứu về một người phụ nữ 91 tuổi mắc bệnh Alzheimer; suốt 15 năm bà đã rơi vào tình trạng vô thức và không nhận ra con gái hay bất kỳ ai. Tuy nhiên vào một buổi tối, bà bắt đầu trò chuyện với con gái nói về nỗi sợ chết cùng những khó khăn bà đã từng trải qua. Và chỉ sau đó vài giờ thì bà đã qua đời.
  • Các nhà nghiên cứu phương Tây gọi hồi quang phản chiếu là “cái chết của Ehmer” – Tên một trường hợp điển hình. Cụ thể, Anna Katharina Ehmer (1895-1922) là nữ bệnh nhân tâm thần nặng người Đức; cô không nói được và không nhận biết được ngày đêm, không quan tâm mọi thứ xung quanh. Vào ngày Ehmer qua đời, Ehmer cất tiếng hát đến nửa tiếng đồng hồ và khuôn mặt từ đờ đẫn chuyển thành sinh động, cao thoát trước khi lặng lẽ ra đi.

Thứ hai, trong Phật giáo, “hồi quang phản chiếu” chính là quay lại nhớ mình, chiếu soi lại tâm tính chứ đừng nhớ cảnh. Theo lý giải của thập nhị xứ (Ayatana) trong Phật giáo về hồi quang phản chiếu thì vật thể xung quanh luôn biến đổi không ngừng và chi phối từ tư tưởng đến hành động của con người từng giây từng phút.

”Hồi quang phản chiếu” trong Phật giáo là quay lại nhớ mình
”Hồi quang phản chiếu” trong Phật giáo là quay lại nhớ mình

Con người có 6 giác quan (lục căn) gồm nhãn (mắt), nhĩ (tai), tỷ (mũi), thiệt (lưỡi), xúc giác (thân), ý (tư tưởng) để bám đuổi lục trần bên ngoài. Theo đó, việc phóng ánh nhìn của mắt theo vật tức là “phóng quang chiếu ngoại” đem cái tri giác hiểu biết phóng ra ngoài để phân tích sự vật. Vì vậy mà khi có sự vật thì tưởng như có mình, còn khi mất sự vật tưởng như mất mình. Đó gọi là một ảo tưởng u mê sai lầm. Do đó, thay vì trước kia con người phóng ánh sáng ấy theo lục trần thì bây giờ dừng lại nhớ 6 ánh sáng đó hiện hữu nơi 6 căn của mình; không theo lục trần nữa đó là “hồi quang”. 

Tóm lại, hiện nay dù xét trên khía cạnh tâm linh hay khoa học thì các giả thuyết xoay quanh “hồi quang phản chiếu” vẫn không đủ thông tin và tính thuyết phục để xác định một cơ chế dứt khoát. Dẫu vậy, cũng từ hiện tượng này đã gợi lên những câu hỏi về bản chất của tâm trí và ý thức và đặt ta vào một thế giới huyền bí và không thể đo lường. Có thể chúng ta chẳng bao giờ có được câu trả lời chính xác về hồi quang phản chiếu, nhưng nó giúp kích thích sự tò mò và tưởng tượng trong lòng chúng ta và khiến cho cuộc sống trở nên đa dạng và thú vị hơn.

Như vậy, bài viết trên đã giải đáp về hồi quang phản chiếu là gì cùng tính xác thực về hiện tượng này liệu có thật không. Dù câu trả lời còn bỏ ngỏ, nhưng khi nhìn từ góc độ lạc quan thì “hồi quang phản chiếu” sẽ mang lại niềm an ủi lớn cuối đời cho bệnh nhân và người thân của họ nên chúng ta cần trân trọng.

Xem thêm: Du di nghĩa là gì?

About Phạm Xuân Thanh

Tôi là Phạm Xuân Thanh – Tôi đã có kinh nghiệm hơn 3 năm review đánh giá về các loại máy móc công nghiệp, thiết bị vệ sinh công nghiệp, cách chăm sóc xe hơi. Tôi hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn về các công dụng, chức năng của các loại thiết bị công nghiệp và các cách chăm sóc xe hơi này.

View all posts by Phạm Xuân Thanh →